Những người nên hạn chế ăn dưa muối
Dưa muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn dưa muối.
Nguy cơ khi ăn dưa muối chưa chín
Báo VietNamNet dẫn lời ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám – Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, muối dưa hay muối cà theo cách làm truyền thống là quá trình lên men lactic do vi khuẩn lactic có trong tự nhiên phát triển.
Nhờ có men nên dưa muối và cà muối có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, việc ăn dưa, cà muối khi chưa đủ độ “chín” sẽ gây tác dụng phụ, tức là không tốt cho sức khỏe của người dùng.
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, khi mới muối, dưa, cà thường có sự biến đổi nitrat thành nitrit. Nitrat là chất tồn dư trong rau, củ do được bón phân urê hoặc do hút từ đất có nitrat cao.
Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2- 3 ngày), hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.
Do vậy, nếu dưa chưa đủ độ chua, nghĩa là hàm lượng nitrit còn cao sẽ có nguy cơ gây hại. Cụ thể, khi nitrit vào trong cơ thể sẽ tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá, mắm tôm… sẽ tạo thành hợp chất nitrozamin có nguy cơ gây ung thư.
Dưa muối tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được
Những người không nên ăn dưa muối
Dưa muối không an toàn với một số nhóm người. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS. Lê Thị Hải chỉ ra những nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên dưa muối.
1. Những người bị đau dạ dày: Ăn dưa muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
2. Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch: Dưa muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa muối.
3. Bệnh thận:Bệnh nhân đã bị suy thận khả năng đào thải natri kém, nên ăn dưa muối làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.
Video đang HOT
4. Người có bệnh về đường tiêu hóa: Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa muối. Về bản chất dưa muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, các loại dưa muối, nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm đường tiêu hóa của bạn có vấn đề hơn.
5. Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, dường như đường tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi nghén, trong khi dưa chua có thể trở thành thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
Hơn nữa, bạn sẽ không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia có thể thêm vào dưa muối có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và em bé trong bụng. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén cho nên mẹ bầu không nên ăn dưa muối.
6. Tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i:Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những người không nên ăn dưa muối. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa món ăn này nhé.
Kefir có tác dụng gì với sức khỏe?
Kefir là một loại đồ uống lên men, giàu men vi sinh với vị chua và độ đặc sánh tương tự như sữa chua loãng.
Vậy kefir có tác dụng gì?
1. Kefir là gì?
Kefir là một loại đồ uống lên men truyền thống được làm bằng sữa hoặc sữa hạt và nấm kefir (hạt kefir). Hạt kefir là hỗn hợp sền sệt nhỏ màu trắng đến vàng nhạt của các vi sinh vật probiotic, bao gồm vi khuẩn Lactic (Lactic Acid Bacteria), nấm men và vi khuẩn acetic...
Kefir là một loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng cung cấp protein, canxi và vitamin A, D, B12, axit lactic, acetic và glycolic, một lượng nhỏ rượu ethyl, carbon dioxide và polysacarit.
Kefir hơi sủi bọt và có vị chua. Bản thân kefir không ngọt, nhưng nhiều loại kefir thương mại có thêm đường và hương vị bổ sung.
Kefir là một loại đồ uống lên men tương tự như sữa chua loãng.
2. Hai loại kefir phổ biến
- Sữa Kefir: Kefir theo truyền thống được làm bằng cách thêm hạt kefir vào sữa tiệt trùng hoặc sữa đun sôi và để nguội, lên men trong khoảng từ 18 đến 24 giờ. Sau đó lọc lấy sữa, làm lạnh và thưởng thức.
Sữa kefir có thể được làm bằng bất kỳ loại sữa nào, bao gồm sữa dê, cừu hoặc sữa bò. Loại sữa được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hương vị và thành phần vi sinh vật của kefir.
- Kefir không sữa: Kefir không có sữa có thể là một lựa chọn tốt cho những người không thể dùng được sữa (dị ứng với sữa). Kefir không sữa có thể được làm bằng nước và đường nâu, hoặc các loại sữa hạt (sữa đậu nành)...
Mặc dù phần lớn nghiên cứu kiểm tra lợi ích sức khỏe của kefir đã được thực hiện trên kefir sữa, nhưng hàm lượng vi sinh vật trong kefir không sữa cũng tương tự như kefir sữa truyền thống.
3. Lợi ích sức khỏe của kefir
Kefir chứa nhiều chủng vi khuẩn sống khác nhau, khiến nó trở thành nguồn cung cấp men vi sinh phong phú và đa dạng. Probiotic là các vi sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn và nấm men, mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Một số lợi ích tiềm năng của men vi sinh bao gồm khả năng thay đổi thành phần vi khuẩn trong ruột, cải thiện chức năng hàng rào ruột, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Có thể cho thêm hoa quả vào kefir rồi thưởng thức.
Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Pacheco có trụ sở tại Boston (Anh) cho biết, ruột chứa nhiều loài vi khuẩn khác nhau và hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng hơn có liên quan đến sức khỏe tốt hơn.
Một đán.h giá của 19 nghiên cứu kiểm tra tác động của thực phẩm lên men, bao gồm cả kefir, đối với hệ vi sinh vật đường ruột cho thấy, những thực phẩm này giúp thay đổi thành phần vi khuẩn trong ruột và có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và các yếu tố trao đổi chất.
Trong một nghiên cứu nhỏ kiểm tra tác dụng cụ thể của kefir đối với vi khuẩn đường ruột, những người mắc hội chứng chuyển hóa tiêu thụ 180 ml kefir mỗi ngày trong 12 tuần đã có sự gia tăng đáng kể về vi khuẩn Actinobacteria trong ruột, cải thiện insulin và hạ huyết áp.
4. Rủi ro khi dùng kefir
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có rất ít hoặc không có rủi ro khi tiêu thụ kefir. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa tạm thời như đầy hơi hoặc tiêu chảy khi lần đầu tiên dùng đồ uống này. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường thuyên giảm sau vài ngày. Do đó, khi dùng lần đầu các loại thực phẩm giàu men vi sinh như kefir nên dùng từ từ để giúp loại bỏ những tác dụng phụ này.
5. Cách thêm kefir vào chế độ ăn uống
Có thể thưởng thức kefir theo nhiều cách khác nhau như:
- Dùng riêng, nhấm nháp như một loại đồ uống có vị chua và thơm.
- Cho thêm hoa quả vào rồi thưởng thức (việt quất, ổi hoặc quả mọng hỗn hợp)...
- Trộn với sinh tố hoặc yến mạch để qua đêm tăng cường protein và men vi sinh.
Kefir cũng có thể thay thế các sản phẩm sữa khác trong công thức nấu ăn để tăng cường men vi sinh giàu chất dinh dưỡng cho món ăn.
Mặc dù nhiều vi khuẩn sinh học sẽ không tồn tại khi nấu chín, nhưng kefir là một cách tuyệt vời để thêm hương vị và kết cấu cho các món ăn ấm và làm cho các món nướng trở nên bông xốp hơn.
Để kết hợp kefir vào công thức nấu ăn hàng ngày:
- Trộn kefir vào bột bánh kếp hoặc bánh quế.
- Làm bánh pudding với kefir thay sữa.
- Dùng kefir thay mayo hoặc kem... để cắt giảm lượng calo và chất béo mà không làm mất đi hương vị của các món chấm và nước sốt.
- Thêm kefir vào súp và các món phết khác để tăng thêm hương vị...
Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng về những món hay nhâm nhi ngày Tết Dưa muối, nem thính, da heo được rất nhiều người lựa chọn cho bữa ăn ngày Tết.Nhưng theo bác sĩ dinh dưỡng, các món này lại có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngày Tết có nhiều món khoái khẩu không thể thiếu như dưa muối, cải chua, da heo, nem thính... Chồng tôi lại không cho mua vì cho rằng các...