Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân
Là loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn rau cải. Thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Rau cải có vị cay rất đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống kèm với bánh xèo. Ngoài ra, loại rau này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Rau cải xanh có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Rau cải xanh có công dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout.
Tuy nhiên cũng như nhiều loại rau khác, không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Những người sau đây cần cẩn thận khi ăn rau cải:
Bệnh nhân bị suy giáp
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị đau dạ dày
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải.
Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Người bị táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị suy thận
Những người suy thận nặng không nên ăn rau bắp cải.
Nói chung rau cải xanh ăn sống (kể cả đã muối) đều không thích hợp với trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai.
Dưa cải canh nấu cá chép giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da.
Video đang HOT
Những lưu ý khi dùng rau cải canh
1. Chế biến rau cải đúng cách:
Từ rau cải, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.
Trường hợp dùng rau cải muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.
Tốt nhất nên nấu chín rau cải để ăn.
2. Rau cải ăn sống có được không?
Rau cải có thể dùng ăn sống. Những cây cải xanh còn non hoặc chưa quá già thường được sử dụng làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm hoặc ăn với bánh xèo, thịt nướng, thịt luộc.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rửa rau cho thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn và loại bỏ sạch ký sinh trùng, trứng sâu bọ và trứng giun sán bám dính trên rau trước khi ăn.
Rau bắp cải là loại thường được dùng để ăn sống nhiều nhất. Cách thường nhất là làm rau góp, trộn salad.
3. Rau cải kỵ với thực phẩm nào?
Bí đỏ: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
Rau cải kỵ với thịt gà.
Thịt gà: Thịt gà không nên ăn chung với rau cải vì thịt gà tính cam ôn, trong khi rau cải cam hàn, ăn cùng nhau sẽ sinh ra kiết lỵ.
Thực phẩm tốt cho gan, chống ung thư cực kỳ hiệu quả
Gan là cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế bia rượu... việc lựa chọn những thức ăn có lợi để giữ gan khỏe, chống ung thư gan là vô cùng cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet
Bông cải xanh và các loại rau lá xanh đậm
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là thức ăn tuyệt vời cho sức khỏe lá gan vì chúng có tác dụng bảo vệ chống lại các vấn đề như gan nhiễm mỡ, ngăn chặn hâp thu chất béo và giúp tăng đào thải lipid.
Các loại rau xanh đậm như rau cải, cải bó xôi, cải xoăn... có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giàu vitamin C và carotenoid, giúp tăng cường và duy trì sức khỏe cho gan.
Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C, có đặc tính chuyển hóa các chất độc hại thành hợp chất hòa tan trong nước và dễ dàng loại bỏ khỏi cơ thể.
Chanh cũng giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho những người bị thiếu vitamin cấp tính. uống một cốc nước chanh mỗi buổi sáng để bắt đầu tăng cường chức năng gan và phương pháp này nên sử dụng liên tục trong 5 ngày rồi nghỉ trong 5 ngày tiếp theo.
Ảnh minh họa: Internet
Nấm
Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.
Cà rốt
Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Khoai lang
Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.
Ảnh minh họa: Internet
Bưởi
Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.
Bơ và táo
Quả bơ có tác dụng giúp cơ thể sản xuất glutathione, cùng với vitamin C và E, hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư tổn. Vitamin E và K có trong quả bơ có thể chống viêm, giúp gan làm sạch chất độc hại. Bơ cũng giàu chất béo lành mạnh, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể.
Bởi vậy, thường xuyên ăn táo và bơ sẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương gan, cho chúng ta một lá gan khỏe mạnh. Còn táo có hàm lượng pectin cao, cần thiết cho cơ thể để làm sạch và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này giúp gan dễ dàng hơn trong việc xử lý các chất độc hại trong quá trình làm sạch cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Dứa
Dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có enzyme tiêu hóa chống viêm giúp chuyển hóa thức ăn và hỗ trợ gan. Ngoài ra, quả dứa cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B1, magie và kali giúp giảm viêm.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa hàm lượng arginie rất cao nên có thể giúp giải độc amoniac trong cơ thể. Ngoài ra trong quả óc chó còn chứa glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan . Những dưỡng chất này rất cần thiết để tạo ra màng tế bào khỏe mạnh xung quanh tế bào gan.
Cà chua
Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.
Ảnh minh họa: Internet
Mâm xôi, dâu tây
Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.
Đu đủ
Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành "superfood" chống lại ung thư.
Củ nghệ
Củ nghệ thường được dùng chế biến một số món ăn để cho "lành bụng" nhưng hơn thế nữa, nghệ còn là một vị thuốc nhờ có hàm lượng curcuminoids cao. Đây là loại hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm và hỗ trợ gan, thận, mật, giúp tăng cường tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Tỏi
Có thể nói, tỏi là một siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giàu selen, tỏi giúp tăng cường tác dụng chống oxy hóa và giải độc cơ thể của gan. Ngoài ra, tỏi cũng chứa arginine, loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp trong gan.
Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có tác dụng chống viêm, vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và tổn thương các tế bào. Ăn tỏi cũng giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.
Trà xanh
Trà xanh chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và giảm tích tụ chất béo, giữ cho lá gan khỏe manh. Nên uống 2-3 chén trà xanh mỗi ngày để phát huy hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Dưa hấu
Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.
Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì, uống thuốc gì? Là một căn bệnh đường tiêu hoá dễ gặp và khó chữa, nhưng viêm đại tràng có thể phòng ngừa và giảm triệu chứng nhờ thay đổi chế độ ăn. Vậy người bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì và lựa chọn thuốc như thế nào? Bị viêm đại tràng nên ăn gì? Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp...