Những người nào nên đi niềng răng?
Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, việc lạm dụng niềng răng trong thẩm mỹ nha khoa một cách thiếu hiểu biết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.
Niềng răng giúp mỗi người có nụ cười đẹp hơn nhưng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa không phải ai cũng có thể áp dụng.
Những trường hợp không nên niềng răng
Niềng răng là một trong những phương pháp được chỉ định khi răng gặp phải những khiếm khuyết như: hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, thưa… rất hiệu quả.
Mục đích chính là giúp bạn có một nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và ăn nhai tốt, không gặp phải bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải ai cũng có thể thực hiện niềng răng và không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải niềng răng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm nha khoa, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ từng gặp nhiều ca lạm dụng niềng răng dẫn đến hậu quả xấu.
Nha sỹ Kỳ khuyến cáo những trường hợp không nên niềng răng:
Mắc bệnh nha chu quá nặng
Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng. Nha sỹ Kỳ chia sẻ, khi bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt, dần suy yếu và có xu hướng tụt lợi, tiêu xương. Khi đó, lợi không còn nơi để bám víu, rất khó áp dụng phương pháp niềng răng.
Do đó, trước khi tiến hành niềng răng bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để biết mình có bị mắc bệnh nha chu hay không vì độ chắc chắn của răng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của một ca niềng răng.
Video đang HOT
Răng giả, răng bọc sứ
Rất nhiều người có chung thắc mắc, bọc răng sứ có niềng răng được không. Nha sỹ Kỳ cho biết: “Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, có trường hợp bọc răng sứ xong vẫn có thể niềng răng và có trường hợp thì không thể niềng được. Và thông thường bọc răng sứ thì không nên niềng răng”.
Nha sỹ Kỳ cũng chia sẻ thêm, do răng sứ đã tạo được độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Bởi vậy, việc gắn keo để gắn mắc cài trên răng sẽ khó thực hiện.
Một điểm cần phải lưu ý là không phải lúc nào cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, một phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chỉnh nha cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cùi răng thật còn có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng.
BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ
Mắc bệnh lý toàn thân
Tương tự với nhổ răng, có nhiều trường hợp không thể thực hiện được phương pháp niềng răng.
Đó là những người mắc một số bệnh lý toàn thân như: Động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường hay những bệnh ác tính như ung thư máu…
Nha sỹ Kỳ phân tích, không thực hiện niềng răng cho những trường hợp trên bởi khả năng chống lây nhiễm kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, dễ gây nhiễm trùng nặng.
Sự căng thẳng đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây chứng khó thở, tim đập mạnh, suy tim, hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất kỳ lúc nào. Có trường hợp nhiễm trùng máu nặng dẫn đến tử vong.
Nên chọn loại niềng răng nào?
Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, y học nói chung đang ngày một phát triển, các phương pháp chỉnh nha cũng dần hiện đại hơn. Chia sẻ về các hình thức niềng răng, bác sỹ Kỳ thống kê và phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại như sau:
Tuy là kỹ thuật chỉnh nha truyền thống nhưng cho đến nay, niềng răng mắc cài vẫn được đánh giá cao, ứng dụng phổ biến tại nhiều địa chỉ nha khoa. Với ưu điểm chi phí thấp hơn so với các loại hình chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng.
Khách hàng có thể chọn: mắc cài kim loại, mắc cài bằng sứ, mắc cài tự đóng, mắc cài mặt lưỡi. Hệ thống các mắc cài bằng sứ, kim loại sẽ được gắn cố định lên răng với dây cung, dàn trải và tác dụng lực kéo đồng đều, ổn định.
Sau khi thực hiện, răng không chỉ được nắn chỉnh về đúng vị trí mong muốn mà các khớp cắn còn được tái tạo lại, giúp ăn nhai tốt và ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, việc niềng răng mắc cài trong thời gian đầu gây cảm giác đau và khó chịu, cần có thời gian để thích nghi dần. Niềng răng mắc cài cũng gây bất tiện trong vấn đề thẩm mỹ, khiến nhiều người e ngại khi giao tiếp, gặp gỡ.
Niềng răng không mắc cài – khay nắn chỉnh Invisalign
Theo đánh giá của Nha sỹ Kỳ, đây là phương pháp niềng răng có chất lượng và giá thành cao nhất (chi phí khoảng 80 cho đến 150 triệu đồng) nhưng hiệu quả nhất về tính thẩm mỹ.
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật điều trị sử dụng các “khay” trong suốt như máng tẩy tháo lắp được để di chuyển răng, giúp điều trị chỉnh nha không cần dùng đến nẹp, niềng răng như mắc cài hay dây kim loại.
Các khay nắn chỉnh hàm Invisalign được lắp vào toàn bộ cung răng với những điểm tạo lực để đưa răng đến vị trí mong muốn. Kỹ thuật điều trị bằng khay phù hợp với người trưởng thành và bận rộn công việc hoặc phải giao tiếp.
Thời gian tái khám linh hoạt phù hợp từng trường hợp. Với khay nắn chỉnh Invisalign trong suốt, người sử dụng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, khay nắn chỉnh Invisalign có thể dễ dàng tháo khi cần thiết, việc vệ sinh răng miệng được đảm bảo hơn.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường
Vi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) được xác định là tác nhân gây các bệnh ung thư, tiểu đường và Alzheimer ở người.
Kết quả nghiên cứu này được các chuyên gia của công ty Cortexyme công bố tại hội nghị về bệnh Alzheimer diễn ra ở thành phố San Diego, bang California.
Trước đây, vi khuẩn Pg được biết là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu (gum disease). Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.
Các nhà nghiên cứu từ Cortexyme còn tìm thấy vi khuẩn này trong não của bệnh nhân Alzheimer; trong tuyến tụy và gan của bệnh nhân tiểu đường; trong một số loại khối u ung thư chủ yếu tập trung ở đầu, cổ và hệ tiêu hóa.
Để đi đến kết luận vi khuẩn Pg gây ra những bệnh trên, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên chuột. Thông thường, chuột không mang vi khuẩn Pg, nhưng những con chuột được cấy vi khuẩn này đã mắc bệnh viêm mô quanh răng, sau đó là nhiều bệnh khác như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ và Alzheimer.
Vi khuẩn Pg tồn tại trong khoang miệng của con người. Trong quá trình đánh răng, nếu chẳng may bị chảy máu, chúng sẽ thâm nhập vào các tế bào máu và di chuyển khắp cơ thể con người. Hiện kháng sinh không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này.
Thời gian qua, hàng chục cơ quan nghiên cứu đã thử nghiệm các loại vaccine giúp ngăn ngừa vi khuẩn Pg, bên cạnh liệu pháp chữa trị nha khoa. Trong đó, nhóm của Giáo sư Eric Reynolds đến từ Đại học Melbourne, Australia đã thử nghiệm một loại vaccine thành công trên chuột và dự định sớm thử nghiệm trên người.
Theo VTV.VN
Vừa đánh răng vừa cười, cô gái 19 tuổi nuốt nguyên cả cái bàn chải đánh răng Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thời gian gần đây tiếp nhận rất nhiều trường hợp nuốt dị vật. Muôn kiểu hóc dị vật Thông tin từ Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một cô gái 19 tuổi gần đây đã đến cấp cứu tại bệnh viện vì nuốt phải chiếc bàn chải...