Những người Mỹ làm “sống lại” mầm xanh quá khứ
Một số người chọn Việt Nam là nơi định cư, số khác đi về liên tục, họ là những người Mỹ, Pháp, Canada… nặng lòng với nước Việt.
Tất cả cùng chung một mục đích: Xoa dịu nỗi đau, nhân lên tình yêu thương giữa người với người. Họ coi Việt Nam là quê hương thứ 2, họ muốn lãng quên, xóa nhòa ranh giới hận thù vốn dĩ mong manh theo năm tháng…
Đó là những cựu binh như Chuck Palazzo, hai bố con Larry Vetter, minh tinh nổi tiếng Tea Leoni (người Mỹ) hay Gerard Kimpe, bác sĩ Francis Lier, Charlotte Klein (Pháp)…, những người đã và đang chung tay xoa dịu nỗi đau chiến tranh mỗi ngày.
Món nợ của nước Mỹ
Căn nhà nhỏ của anh La Thành Cang ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) một buổi trưa tháng 3.2008 khác hẳn với mọi ngày. Bình thường, xóm giải tỏa ngay bên làng đá Non Nước im lìm buồn vắng, nay xôn xao bởi thông tin người đẹp nước Mỹ, minh tinh Hollywood Tea Leoni về thăm. Địa chỉ mà nữ diễn viên tìm đến là nghị lực phi thường, số phận nghặt nghèo, đáng thương của hai anh em La Thành Toàn – La Thành Nghĩa, con trai của anh Cang. Khâm phục ý chí, nữ diễn viên của Jurasic Park III đã tặng hai em chiếc laptop…
Bà Nguyễn Thị Hiền – nguyên Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam (NN CĐDC) Đà Nẵng, kể: “Thỉnh thoảng, người đại diện của cô ấy hoặc đại diện Unicef gọi điện, gửi mail hỏi thăm. Tôi cảm nhận được đó là tấm chân tình của cô ấy”.
Chuck Plazzo trở thành Hội viên nạn nhân da cam. ảnh: Nam Cường
Ngày đó, Tea Leoni đến với Toàn, Nghĩa không với tư cách là nữ minh tinh mà là Đại sứ thiện chí UNICEF. Cô đã ôm, động viên hai em bé. Tea Leoni không giấu được sự xúc động: “Tôi đã chứng kiến nhiều số phận bi thảm, nhưng không đâu đưa lại cho tôi cảm xúc đặc biệt như này. Những em bé da cam chính là những nạn nhân chiến tranh của Mỹ. Chúng tôi nợ các bạn điều đó”.
Số phận hai em Toàn, Nghĩa còn gắn bó với hai người Mỹ nữa. Đó là bố con cựu binh Larry Vetter và Kristen Vetter. Larry Vetter giờ đã là một nhà báo tự do, ông thường xuyên viết bài cho các tạp chí ở Mỹ với chủ đề chủ yếu về Việt Nam, đặc biệt những nạn nhân da cam. Một trong những điều ám ảnh ông suốt cuộc đời chính là đôi mắt của một người phụ nữ mang thai trong trận càn bất của của lĩnh Mỹ ở Thăng Bình (Quảng Nam). Larry kể, khi lính Mỹ bất ngờ đột kích một ngôi làng nhỏ, người dân dẫu bị bất ngờ nhưng kháng cự dữ dội.
“Bà ấy đang mang thai, và ánh mắt ấy nhìn tôi, không ngôn từ nào diễn tả được. Ánh mắt không hề sợ hãi, mà toát lên sự khinh thường, căm giận và hơn thế nữa” – Larry kể.
Ánh mắt ấy cũng thôi thúc ông hơn 40 năm qua, đi về như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, mong tìm lại nhân chứng xưa, và cũng tìm chất liệu cho cuốn sách “Blood on the Lotus” (Máu trên hoa sen). Ông không thể nào tìm được người phụ nữ ấy, nếu còn sống giờ cũng đã thành bà, nhưng ông lại tìm được niềm vui khác: Giúp đỡ 2 em Toàn, Nghĩa phục hồi sức khỏe. Trở lại Việt Nam lần thứ 2, Larry mang theo con gái Kristen, người nối nghiệp cha vào ngành y.
Cựu binh Larry Vetter chăm sóc em La Thành Nghĩa. ảnh: Nam Cường
Cô gái bỏ tất cả để bên cha sang Việt Nam, với ý định ban đầu chỉ là du lịch, khám phá vùng đất mới, vùng đất đầy đẫm máu, đau thương nhưng cũng rất quật cường mà cô chỉ đọc qua bản thảo Blood on the Lotus.
Kristen không giấu được cảm xúc: “Những gì tôi chứng kiến còn ghê gớm hơn cha tôi viết rất nhiều. Nhìn những em bé dị dạng, tôi có thể hình dung sức tàn phá ghê gớm của dioxin”. Đợt chăm sóc của bố con Vetter kéo dài trong 5 tháng.
Video đang HOT
“Tôi đã quyết tâm dành phần đời còn lại của mình cho Việt Nam. Khi có tiền, chúng tôi trở lại đây ngay. Tôi cảm thấy một món nợ lớn với Việt Nam”,Larry tâm sự. Và vợ chồng anh Cang ngỡ ngàng khi hai bố con Vetter đã hứa sẽ chu cấp, cho gia đình anh đến hết đời.
Bà Hiền kể, bố con Larry mấy năm trước đã quay về Mỹ để tiếp tục vận động cho quỹ hỗ trợ nạn nhân da cam ở Đà Nẵng. Và khi được tin em La Thanh Nghĩa qua đời, ông vô cùng đau đớn. “Ông ấy hứa sẽ bằng mọi giá cứu sống người anh La Thành Toàn.
Hội viên lưỡng quốc
Không ở đâu như Đà Nẵng, có tới 54 hội viên Hội NNCĐ DC thành phố là người nước ngoài, chủ yếu đến từ Mỹ, mà đa số là các cựu chiến binh. Bà Nguyễn Thị Hiền-nguyên Chủ tịch Hội, xúc động kể: Ngày càng nhiều người Mỹ làm đơn xin vào Hội, họ đa số là cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Dường như họ cảm thấy mắc một món nợ và muốn quay trở lại, bằng tình yêu thương, một phần nào đó xoa dịu nỗi đau”.
Trong số 54 người này, có nhiều người đã nhập quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở Đà Nẵng, Hội An… Số còn lại, từ giám đốc, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo… đi về liên tục, chỉ với một mục đích: giúp đỡ trẻ em da cam.
Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp Chuck Palazzo ở một số sự kiện liên quan đến nạn nhân da cam ở Đà Nẵng. Ông đã bắt
Giáo sư Fred Wilcox, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Waiting For An Army To Die: The Tragedy Of Agent Orange” kể: “Năm 1978, tôi đến thăm Paul Reutershan, đây là những ngày cuối của người lính trực thăng làm nhiệm vụ qua những trảng rừng bị rải chất điôxin. Ngày 14.12 năm đó, tôi ở bên Paul, nhìn anh ấy trút hơi thở cuối cùng. Trước khi ra đi, anh ấy bắt tay tôi và thều thào: Tôi đã chết ở Việt Nam nhưng thậm chí không hề biết điều đó”. Rồi GS Wilcox rơm rớm nước mắt: Mong linh hồn Paul hiểu cho, người Mỹ hôm nay không tìm về Việt Nam để tìm lại phần đời đã chết mà là làm sống lại mầm xanh trên quá khứ”.
đầu nói tiếng Việt sõi. Vẫn nụ cười hồn hậu, cái bắt tay nhiệt tình. Chuck tham chiến ở miền Trung Việt Nam chỉ đúng 13 tháng. Giải ngũ và nhận ra điều phi nghĩa của chiến tranh, những thước phim về nạn nhân da cam trên internet ngày đêm ám ảnh ông.
Năm 2008, ông quyết định bán công ty ở Mỹ, sang Việt Nam định cư. “Một quyết định mà cho đến bây giờ, tôi thấy hoàn toàn đúng đắn. Chính tôi và cả nước Mỹ đã nợ các bạn quá nhiều. Các công ty hóa chất không trả tiền cho các bạn thì chính chúng tôi, những cựu binh sẽ thay mặt họ”. Ngay khi tới Đà Nẵng, Chuck tìm đến bà Hiền, trình bày nguyện vọng được giúp đỡ nạn nhân da cam. Và đó cũng là những bước đầu tiên, đặt nền móng cho sự có mặt của tổ chức “Cựu chiến binh vì hòa bình” tới Việt Nam. Chuck hiện đã nhập tịch, là công dân Việt. Ông tâm sự: “Tất nhiên tôi không quên mình là người Mỹ, gốc gác ở Mỹ, tôi cũng không quên mình từng là lính Mỹ, đã từng cầm súng trên chiến trường miền Trung Việt Nam. Nhưng hôm nay đây, tôi đang là công dân của đất nước các bạn, giờ cũng là đất nước tôi. Cả cuộc đời chúng tôi vẫn chưa thể nào trả hết nợ”.
Công việc kinh doanh phần mềm của Chuck chỉ là phụ, bởi gần như thời gian chính của ông dành cho từ thiện, dành cho những chuyến thăm tặng quà, vui chơi, nô đùa cùng trẻ em bất hạnh.
Sen Flynn- Giám đốc một quỹ tình thương của Mỹ ở Việt Nam, hiện đang bảo trợ nuôi dưỡng 500 trẻ da cam, bộc bạch: “Tôi không cầm lòng được khi chứng kiến cuộc sống của hàng ngàn nạn nhân da cam, bằng cách nào đó, chúng tôi phải trực tiếp giúp đỡ các em”. Năm 2009, Sen Flynn làm đơn tình nguyện xin gia nhập Hội ở Đà Nẵng.
“Tôi muốn càng đông người Mỹ xin làm hội viên càng tốt. Vì sao ư? Vì đó là trách nhiệm của chúng tôi, trách nhiệm xóa đi hận thù bằng yêu thương”.
Theo Danviet
Chuyện "khó tin" về cô gái Vũng Tàu thành lính hải quân Mỹ
Từ một cô sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM, sau 5 năm lăn lộn trên đất Mỹ, Nguyễn Vi Anh đã chính thức trở thành một lính hải quân trong quân đội.
Để đạt được những thành quả này, Vi Anh thừa nhận cô đã phải đánh đổi rất nhiều.
Là một người thích những điều mới mẻ, Vi Anh từng bật khóc vì cuộc sống nhàm chán của mình. Cô quyết định trau dồi vốn tiếng Anh và nộp đơn xin visa sang Mỹ. May mắn, cô được nhận visa ngay lần đầu tiên phỏng vấn.
Sang Mỹ, cô theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Houston Community College System.
Vi Anh chia sẻ rằng, để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, cô đã khóc rất nhiều. Ảnh: NVCC
Tuy phải đối mặt với áp lực tài chính lớn, cô gái nhỏ bé này không hề lơ là việc học tập. Trong 2 năm học tập ở trường, Vi Anh đã đạt được một số học bổng và thành tích đáng kể, như: học bổng Allied Fire Protection Scholarship (2015-2016), Clutch City Foundation Scholarship (2016-2017). Cô gái người Việt bé nhỏ cũng là 1 trong 4 sinh viên được đề cử cho giải thưởng sinh viên xuất sắc (2015-2016)...
Vi Anh cho biết, những suất học bổng mà cô đạt được đã giúp ích rất nhiều trong việc chi trả học phí và sinh hoạt phí ở Mỹ.
'Lần đầu tiên xuống sân bay, em thậm chí không thể trả lời được câu hỏi của nhân viên an ninh nên bị xếp vào phòng kiểm tra hành lý riêng. Đi siêu thị mua đồ em không thể hiểu nổi khi nhân viên tính tiền hỏi mình. Em cũng không biết credit card và debit card là gì, hay kí tên trực tiếp lên mấy cái máy đó như thế nào?...', Vi Anh nhớ lại.
Khó khăn chồng chất, cô gái trẻ từng nhiều lần khóc với mẹ vì nhớ nhà. 'Khó khăn từ ngôn ngữ đến việc làm sao để có bằng lái xe, mua xe, đi học... Nhiều hôm trời lạnh đứng đón xe buýt cả tiếng đồng hồ'.
Vi Anh chia sẻ, chàng bạn trai người Mỹ là người chia sẻ, giúp đỡ cô rất nhiều trong cuộc sống. Ảnh: NVCC
Suốt quãng thời gian mới sang, cô vừa cố gắng học để có học bổng, vừa đi làm đủ các việc làm thêm: làm móng, chạy bàn, nhân viên công ty bán đồ trang sức... để có tiền trang trải sinh hoạt phí.
'Giai đoạn đầu mới qua, dù đã rất vững vàng sau 5 năm học ở TP.HCM, em vẫn khóc rất nhiều. Về sau, em cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, rằng những khó khăn mình đang gặp phải chỉ như những trải nghiệm trên hành trình thú vị của mình. Chính vì suy nghĩ như vậy nên em đủ sức vượt qua tất cả dù có thời điểm trong tài khoản ngân hàng chỉ còn đúng 300 đô la'.
'Và về sau, mỗi lần gặp khó khăn lớn, em chỉ nghĩ đơn giản là mình đã dám sống một mình giữa nước Mỹ chỉ với 300 đô la trong túi thì không việc gì là không thể làm được. Câu thần chú này giúp em mạnh mẽ cho đến phút cuối cùng trong rất nhiều chướng ngại vật đã gặp phải'.
Cô gái quê Vũng Tàu thú thật, lúc mới qua Mỹ cô hay buồn, tiếc 5 năm học đại học rồi chẳng để làm gì nhiều. Nhưng sau này, cô mới nhận ra rằng chính 5 năm đèn sách, lặn lội ở Sài Gòn đã dạy cho cô những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn và một hành trang kiến thức nền vững chắc để sống sót được trên đất Mỹ.
Người Mỹ biết cách hưởng thụ
Vi Anh chia sẻ, những ngày đầu khi chưa hiểu cuộc sống và con người Mỹ, cô mắc nhiều lỗi sai trong cách cư xử hằng ngày mà bây giờ khi đã "thấm" văn hóa Mỹ hơn, cô mới thấy lúc đó mình thật kém văn minh, lịch sự. "Ví dụ như không biết tặng tiền boa khi đi ăn, không biết nói nhiều câu giao tiếp lịch sự trong tiếng Anh vì trình độ tiếng Anh của em khi mới tới Mỹ rất yếu. Sốc nhất là em nói người khác không hiểu gì và ngược lại'.
Cô cho biết, một trong số những điều khiến em thích cuộc sống ở Mỹ là giá thành thực phẩm rẻ so với thu nhập.
'Trong nhà, mọi thứ đầy đủ, tiện nghi và ngăn nắp khiến mình chỉ muốn ở nhà sau ngày làm việc vất vả. Đồ ăn và nhu yếu phẩm ở Mỹ theo mình là rất rẻ. Ví dụ trung bình một người kiếm khoảng 2000 đô la/tháng thì táo ngon khoảng 2 đô la/kg, bịch bánh mì từ 2-3 đô la, túi đùi gà 12 cái chỉ gần 4 đô... Chất lượng và giá thành thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng sống của người dân', Vi Anh giải thích.
Mặc dù cuộc sống bận rộn, nhưng người Mỹ lại dành nhiều thời gian cho gia đình, Vi Anh nhận xét. 'Đi làm về là mọi người ăn tối, trò chuyện cùng nhau ở nhà, chỉ ra ngoài với bạn bè vào cuối tuần. Hầu như các gia đình Mỹ đều như thế'.
Cô gái Việt cũng rất thích cách người Mỹ tận hưởng cuộc sống.
'Đa số những người em gặp đều biết tạo cho mình những thói quen, sở thích riêng để cuộc sống vui vẻ hơn. Họ sống biết nghĩ tới cộng đồng, không tinh ranh qua mặt người khác và đặc biệt là thái độ làm việc rất nghiêm túc'.
Nước Mỹ không dành cho tất cả mọi người
Khi quyết định sang Mỹ, mục tiêu ban đầu của Vi Anh chỉ là muốn thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán và được đi đây đi đó khắp nơi. Những điều tốt đẹp đến sau đó là do cố gắng vô cùng lớn của cô.
'Ở thời điểm này, em thấy mình đã đi được một quãng đường rất dài và chông gai', cô gái trẻ nói.
ô vừa hoàn thành khóa 'Bootcamp' để chính thức trở thành lính hải quân Mỹ. Hiện tại, Vi Anh đang học ở trường quân y (San Antonio, Texas). Sau khi học xong, cô có thể được làm việc ở một bệnh viện hải quân.
Trong thời gian 2 tháng huấn luyện để trở thành lính hải quân Mỹ, cô đã khóc rất nhiều vì chương trình học quá khó.
Vi Anh nói, trước đó cô đã dành cả năm trời để rèn luyện thể chất nhưng những bài tập vốn dành cho người Mỹ là một thách thức với cô gái gốc Việt nhỏ bé.
'Họ nói tiếng Anh rất nhanh, khó hiểu vì toàn dùng thuật ngữ riêng. 2 tuần đầu, em như bị bệnh ngu ngơ vì không hiểu gì. 2 tháng huấn luyện cũng là lúc thời tiết lạnh tê tái, ngày lạnh nhất xuống tới -30 độ C. Nhiệt độ -10 độ C là chuyện thường xuyên'. Những ngày ấy, Vi Anh liên tục bị chảy máu cam.
Nói về việc định cư Mỹ, Vi Anh cho rằng, đây là một việc rất khó và cần nhiều nỗ lực, ý chí. Cô cho rằng nước Mỹ không phải là nơi dành cho tất cả mọi người. Có những người muốn ở lại, nhưng cũng không ít người muốn trở về.
Vi Anh hiện đang là lính hải quân Mỹ. Ảnh: NVCC
'Lúc đầu, em cũng thuộc dạng trí thức sang Mỹ làm việc chân tay. Tất nhiên là điều đó không hề dễ dàng và rất nhiều lần em cảm thấy căm ghét, khinh thường chính bản thân mình. Nhưng em đã cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua điều đó cho đến ngày hôm nay. Quan trọng là mình luôn phấn đấu để có vị trí tốt đẹp hơn và khi nhìn lại những gì mình đã trải qua, mình thấy tự hào về mình là đủ'.
'Ở đâu mà mình thấy hạnh phúc, vui vẻ, an yên và thấy cuộc đời mình ý nghĩa thì mình nên ở đó' - cô gái sinh năm 1989 chia sẻ.
Theo Nguyễn Thảo (Vietnamnet)
Chương trình nghệ thuật "Sức mạnh nhân đạo" vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam Tối 13-1, tại Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội, T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật "Sức mạnh nhân đạo" với chủ đề "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Kỷ Hợi 2019. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch danh dự Hội CTĐ Việt Nam...