Những người Mông ‘cõng’ đồ lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Các porter có thể gùi được khoảng 20 – 35 kg, đôi khi phải cõng khách khi họ bị ốm hoặc chấn thương.
Ngoài chinh phục nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 m, nhiều đoàn leo núi còn lựa chọn các đỉnh cao khác ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu như Pu Ta Leng (3.096 m), Pusilung (3.083 m) hay Bạch Mộc Lương Tử (3.046 m).
Bạch Mộc Lương Tử còn có tên là Đỉnh Kỳ Quan San, thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai, được cho là cao thứ 4 Việt Nam và khó tiếp cận hơn so với đỉnh Fansipan.
Ngoài chinh phục nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 m, nhiều đoàn leo núi còn lựa chọn các đỉnh cao khác ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu như Pu Ta Leng (3.096 m), Pusilung (3.083 m) hay Bạch Mộc Lương Tử (3.046 m).
Bạch Mộc Lương Tử còn có tên là Đỉnh Kỳ Quan San, thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai, được cho là cao thứ 4 Việt Nam và khó tiếp cận hơn so với đỉnh Fansipan.
Nhóm porter người Mông do anh Sòng A Trư (giữa) làm trưởng nhóm bắt đầu gùi đồ cho khách từ năm 2002, chủ yếu phục vụ các đoàn khách chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Các thành viên trong nhóm đến từ nhiều xã ở Lào Cai, trong bán kính khoảng 70 km tính từ xã Sàng Ma Sáo, điểm bắt đầu hành trình lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử.
Nhóm porter người Mông do anh Sòng A Trư (giữa) làm trưởng nhóm bắt đầu gùi đồ cho khách từ năm 2002, chủ yếu phục vụ các đoàn khách chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Các thành viên trong nhóm đến từ nhiều xã ở Lào Cai, trong bán kính khoảng 70 km tính từ xã Sàng Ma Sáo, điểm bắt đầu hành trình lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử.
Sòng A Trư cho biết thời gian đầu mỗi năm chỉ có một đoàn leo núi tới đây nhưng lượng khách tăng dần từ năm 2008 và đông nhất sau năm 2016, khi tuyến cáp treo Fansipan hoàn thành.
Mùa leo núi thường kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 4 năm sau. Mỗi tháng anh Trư kiếm được 3-4 triệu đồng, nhiều nhất có thể đến 8 triệu đồng nếu vợ làm cùng. Ngoài thời gian này, cả nhóm lại quay về làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ hoặc tham gia tour dẫn khách tham quan ở Sa Pa.
Sòng A Trư cho biết thời gian đầu mỗi năm chỉ có một đoàn leo núi tới đây nhưng lượng khách tăng dần từ năm 2008 và đông nhất sau năm 2016, khi tuyến cáp treo Fansipan hoàn thành.
Mùa leo núi thường kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 4 năm sau. Mỗi tháng anh Trư kiếm được 3-4 triệu đồng, nhiều nhất có thể đến 8 triệu đồng nếu vợ làm cùng. Ngoài thời gian này, cả nhóm lại quay về làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ hoặc tham gia tour dẫn khách tham quan ở Sa Pa.
Công việc chính của một porter là gùi đồ cho khách, bên cạnh đó mỗi người còn được phân công dẫn đường, chốt đoàn, giúp đỡ khách trong các tình huống cụ thể.
Một chuyến chinh phục Kỳ Quan San dài khoảng 3 ngày, mỗi porter sẽ được trả một triệu đồng tiền công hỗ trợ nhóm khách từ 4 đến 5 người. Các porter có thể gùi được khoảng 20 kg hành lý, khách muốn gửi thêm đồ có thể thương lượng về tiền công, tăng tối đa 10 -15 kg.
Công việc chính của một porter là gùi đồ cho khách, bên cạnh đó mỗi người còn được phân công dẫn đường, chốt đoàn, giúp đỡ khách trong các tình huống cụ thể.
Một chuyến chinh phục Kỳ Quan San dài khoảng 3 ngày, mỗi porter sẽ được trả một triệu đồng tiền công hỗ trợ nhóm khách từ 4 đến 5 người. Các porter có thể gùi được khoảng 20 kg hành lý, khách muốn gửi thêm đồ có thể thương lượng về tiền công, tăng tối đa 10 -15 kg.
Những trang bị bắt buộc phải có gồm gùi, dao găm, đèn pin, áo mưa và balo đựng áo ấm, đồ y tế… Theo anh Má A Vàng, porter có 10 năm kinh nghiệm trong nhóm, những rủi ro lớn nhất trong nghề là khách đi lạc, bị ốm, rắn rết cắn và gặp chấn thương không đi lại được. Thi thoảng khách đi lạc vì không nghe theo hướng dẫn, các porter sẽ hú lên để tìm.
Video đang HOT
Mỗi năm anh Vàng cùng những porter khác phải cõng khách xuống núi khoảng 3 – 4 lần do bị ốm hoặc gặp chấn thương. Nếu khách quá yếu họ sẽ dùng dây buộc khách vào người. Đây cũng là tình huống khiến các porter e ngại nhất vì họ phải rất vất vả để đưa khách xuống từ những con đường mòn và vách đá cheo leo.
Những trang bị bắt buộc phải có gồm gùi, dao găm, đèn pin, áo mưa và balo đựng áo ấm, đồ y tế… Theo anh Má A Vàng, porter có 10 năm kinh nghiệm trong nhóm, những rủi ro lớn nhất trong nghề là khách đi lạc, bị ốm, rắn rết cắn và gặp chấn thương không đi lại được. Thi thoảng khách đi lạc vì không nghe theo hướng dẫn, các porter sẽ hú lên để tìm.
Mỗi năm anh Vàng cùng những porter khác phải cõng khách xuống núi khoảng 3 – 4 lần do bị ốm hoặc gặp chấn thương. Nếu khách quá yếu họ sẽ dùng dây buộc khách vào người. Đây cũng là tình huống khiến các porter e ngại nhất vì họ phải rất vất vả để đưa khách xuống từ những con đường mòn và vách đá cheo leo.
Anh Lý A Tủa gia cố lại bao tải đựng đồ của khách trước khi lên đường. Ngoài chiếc gùi, các porter còn có một dụng cụ làm bằng gỗ, có hình dáng như chiếc cáng với quai đeo hai bên vai tự chế để buộc đồ, trong tiếng Mông gọi là cái “ca chủa” hoặc “trang khi”. Anh Tủa chia sẻ, công việc này với anh không có gì vất vả vì anh đã quen gùi ngô, sắn lên xuống những ngọn núi từ nhỏ.
Anh Lý A Tủa gia cố lại bao tải đựng đồ của khách trước khi lên đường. Ngoài chiếc gùi, các porter còn có một dụng cụ làm bằng gỗ, có hình dáng như chiếc cáng với quai đeo hai bên vai tự chế để buộc đồ, trong tiếng Mông gọi là cái “ca chủa” hoặc “trang khi”. Anh Tủa chia sẻ, công việc này với anh không có gì vất vả vì anh đã quen gùi ngô, sắn lên xuống những ngọn núi từ nhỏ.
Sùng A Hồng, 16 tuổi, đang ngồi nghỉ chờ đoàn khách của mình đi qua. Hồng hiện học lớp 9, vào những ngày cuối tuần cậu đi làm porter, khoảng 1 – 2 tháng một chuyến. Hồng kể, niềm vui lớn nhất của em là được khách bo nhiều tiền, có khi lên tới 1 – 1,5 triệu đồng một chuyến.
Sùng A Hồng, 16 tuổi, đang ngồi nghỉ chờ đoàn khách của mình đi qua. Hồng hiện học lớp 9, vào những ngày cuối tuần cậu đi làm porter, khoảng 1 – 2 tháng một chuyến. Hồng kể, niềm vui lớn nhất của em là được khách bo nhiều tiền, có khi lên tới 1 – 1,5 triệu đồng một chuyến.
Năm 2015, nhóm porter của anh Trư cùng nhau dựng một lán trại ở đỉnh 2.100 m làm chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách. Đây là trạm nghỉ qua đêm duy nhất trong suốt hành trình chinh phục đỉnh núi cao hơn 3.000 m. Toàn bộ khu lán được hoàn thành trong 3 tháng, chủ yếu bằng sức người, loại máy móc duy nhất được sử dụng là chiếc cưa xẻ gỗ chạy bằng xăng.
Năm 2015, nhóm porter của anh Trư cùng nhau dựng một lán trại ở đỉnh 2.100 m làm chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách. Đây là trạm nghỉ qua đêm duy nhất trong suốt hành trình chinh phục đỉnh núi cao hơn 3.000 m. Toàn bộ khu lán được hoàn thành trong 3 tháng, chủ yếu bằng sức người, loại máy móc duy nhất được sử dụng là chiếc cưa xẻ gỗ chạy bằng xăng.
Giữa tháng 5, nhiệt độ ban đêm trên núi chỉ ở khoảng 15 độ C kèm theo gió mạnh. Vào những ngày có đoàn đông, các porter sẽ ngủ ngoài trời để nhường chỗ trong lán cho khách. Một số người còn khoẻ sẽ cùng uống rượu đến rạng sáng mới ngủ.
Giữa tháng 5, nhiệt độ ban đêm trên núi chỉ ở khoảng 15 độ C kèm theo gió mạnh. Vào những ngày có đoàn đông, các porter sẽ ngủ ngoài trời để nhường chỗ trong lán cho khách. Một số người còn khoẻ sẽ cùng uống rượu đến rạng sáng mới ngủ.
Trời sáng, đoàn tiếp tục lên đường. Trong ảnh là một nữ porter được phân công đi trước đoàn 1 tiếng để chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống.
Trời sáng, đoàn tiếp tục lên đường. Trong ảnh là một nữ porter được phân công đi trước đoàn 1 tiếng để chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống.
Dãy núi Ky Quan San mang đến thu nhập bằng nhiều cách cho những người Mông sống tại đây. Ngoài làm nông hay porter, người dân còn đi hái nấm, lấy mật ong, phong lan rừng… để mang xuống chợ phiên hoặc bán cho thương lái dưới xuôi.
Dãy núi Ky Quan San mang đến thu nhập bằng nhiều cách cho những người Mông sống tại đây. Ngoài làm nông hay porter, người dân còn đi hái nấm, lấy mật ong, phong lan rừng… để mang xuống chợ phiên hoặc bán cho thương lái dưới xuôi.
Kiều Dương
Theo VNE
Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam Nơi thử thách bản lĩnh và sức mạnh
Sẽ là rất khó để chinh phục trọn vẹn 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này, tuy nhiên nếu bạn đủ tự tin và sức mạnh, một kỷ lục mới biết đâu sẽ mở ra và tên bạn sẽ vinh danh ở đó.
Bạn là người yêu thích sự mạo hiểm? Bạn luôn khao khát chinh phục được bản thân? Bạn muốn lưu giữ những tháng năm tuổi trẻ đầy "hào hùng"? Chinh phục ngay 1 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này để thấy sức mạnh của chính mình.
1. Fansipan (3.143m)
Được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương", Fansipan nắm giữ kỷ lục là ngọn núi cao nhất Việt Nam, là niềm tự hào của rất nhiều phượt thủ khi chinh phục được đỉnh núi này đồng thời là niềm khát khao mãnh liệt với những người chưa đặt chân đến mảnh đất Lào Cai.
2. Pu Ta Leng (3.096m)
Cùng thuộc "lãnh thổ" của dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng chỉ đứng sau Fansipan về độ cao, quan cảnh còn rất nguyên sinh và đặc biệt là có rất nhiều hoa đỗ quyên mộng mơ xinh đẹp. Đối với nhiều phượt thủ, Pu Ta Leng có sức hút đặc biệt và họ sẵn sàng dành thời gian để khám phá vẻ đẹp nơi đây.
3. Pu Si Lung (3.076m)
Nằm ở phía Bắc tỉnh Lai Châu, Pu Si Lung thách thức phượt thủ không chỉ bởi độ cao, sự hiểm trở mà còn do hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động vật hoang dã như gấu, hổ, khỉ, sóc...
4. Bạch Mộc Lương Tử (3.045m)
Nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Bạch Mộc Lương Tử đứng thứ tư trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, địa hình khó khăn hiểm trở, thách thức phượt thủ rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chinh phục được ngọn núi này, bạn sẽ có nơi "săn mây" lý tưởng để thỏa thích nhìn ngắm trời cao.
5. Hoàng Liên Sơn (3.012m)
Hoàng Liên Sơn, cụ thể là đỉnh Hoàng Liên nằm giữa hai cột mốc cao nhất Việt Nam là 79 và 80, được rất ít phượt thủ biết đến, có khung cảnh hoang sơ và yên bình. Rừng ở ngọn núi này mọc rất nhiều hoa đỗ quyên màu trắng và xung quanh đó là những đỉnh núi cao, nhìn hoành tráng và đẹp mắt vô cùng.
6. Tả liên (2.993m)
Thuộc địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, núi Tả Liên (hay còn gọi núi Cổ Trâu) gây ấn tượng với núi non hùng vĩ, thảm thực vật nguyên sơ tuyệt đẹp và đặc biệt là khu rừng toàn lá phong.
7. Tà Chì Nhù (2.979m)
Nằm trong khối núi Pú Luông của dãy Hoàng Liên Sơn, đường lên Tà Chì Nhù được nhận xét là khó khăn, khắc nghiệt bởi không mấy người đủ sức khỏe lên đây. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục những khó khăn thử thách, vẻ đẹp của Tà Chì Nhù sẽ là phần thưởng cực kỳ hấp dẫn cho những nỗ lực khám phá nơi này.
8. Nhìu Cồ San (2.965m)
Dù không sở hữu độ cao vượt trội nhưng Nhìu Cồ San lại chính là thử thách mà không mấy người có thể vượt qua. Thuộc địa phận Bát Xát tỉnh Lào Cai, Nhìu Cồ San có địa hình phức tạp, nhiều ngày trong năm luôn chìm trong băng giá và đặc biệt là thú dữ rất nhiều. Từ năm 2013 đến giờ, đã có nhiều người bắt buộc phải nằm lại vì không chuẩn bị kỹ lưỡng để đến đây.
9. Lùng Cúng (2.925 m)
Nằm trong địa phận xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, Lùng Cúngcũng được xếp vào một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam có cảnh quan nguyên sinh khá đẹp. Dĩ nhiên, để tận hưởng được vẻ đẹp này, bạn phải biết cách vượt qua giới hạn và thử thách mình qua những khó khăn.
10. Tà Xùa (2.865m)
Tà Xùa là tên một ngọn núi, nằm cách thị trấn huyện Bắc Yên (Sơn La) khoảng 15km và được xem là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái - Sơn La. Đến với Tà Xùa, bạn sẽ được xemrừng đỗ quyên đa sắc, ngắm mây trắng bồng bềnh và đặc biệt là trải nghiệm cảm giác được chinh phục sống lưng khủng long - nét đặc trưng hiếm có của Tà Xùa.
Trên đây là danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam đang thách thức phần đông người "hâm mộ". Có đỉnh hiền hòa dễ chịu song cũng có đỉnh hiểm trở vô cùng, vậy nên trước khi có ý định khám phá bất cứ đâu bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ và trang bị kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn tính mạng nhé!
Theo Tổng Hợp
Sa Pa đông nghịt du khách ngày đầu nghỉ lễ 30/4 Lượng khách đổ về đông nghịt khiến các khách sạn, nhà nghỉ ở Sa Pa đều tăng giá và luôn trong tình trạng "cháy" phòng. ... đường vào các bản du lịch tắc nghẽn giao thông. Tối ngày 27/4, hàng nghìn người đổ về Sa Pa bắt đầu kỳ nghỉ lễ. ...UBND huyện Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa Hè...