Những người lính vẫn “chiến đấu” sau 40 năm hòa bình
Hoà bình đã lập lại từ lâu nhưng những ám ảnh về chiến trường, tiếng bom rơi đạn nổ tại các chiến trường khốc liệt vẫn vò xé những người lính này… Đây là những hình ảnh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng, Hà Nam.
Sau 40 năm, còn rất nhiều người lính không thể trở lại với cuộc sống bình thường bên mái ấm gia đình.
Cách Quốc lộ 1A chừng 10 cây số, Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng, Hà Nam là nơi ở và điều trị của hơn 100 thương-bệnh binh.
Nhà ăn của những thương binh tại trung tâm
Những thương binh tại trung tâm đang xem tivi theo lịch hàng ngày
Hàng ngày, những thương binh tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, Hà Nam đều có thêm bánh ngọt, nước ngọt vào đầu giờ chiều
Video đang HOT
Các điều dưỡng tại Trung tâm chăm sóc những thương binh rất tận tình
Mỗi thương binh đều có một lọ đựng thuốc riêng
Các thương binh tại Trung tâm được thường xuyên khám bệnh để kịp thời chữa trị
Một góc Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng, Hà Nam.
Xuân Ngọc – Ngọc Mỹ
Theo Dantri
Nơi chiến tranh chưa lùi xa
Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng di chứng của nó vẫn còn đó. Những thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng vẫn đang ngày ngày phải chiến đấu với bệnh tật. Nơi đây, chiến tranh vẫn chưa chịu lùi xa.
Một buổi chiều cuối năm, chúng tôi tìm đến Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách thành phố Phủ Lý hơn 15km về phía Tây, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng đang nuôi dưỡng 108 thương bệnh binh. Trong đó có 41 thương binh nặng tất cả đều thương tật từ 81 - 95%, bị tổn thương về tinh thần (bệnh tâm thần thực tổn) do vết thương chiến tranh, chủ yếu là kháng chiến chống Mỹ và một số người bị tâm thần phân liệt do gặp tai nạn hoặc phát bệnh trong quá trình công tác trong quân ngũ không thuộc thời chiến.
Các thương bệnh binh người thì chăm chú xem tivi, người đi lại loanh quanh.
Năm 1976, Trung tâm điều dưỡng thương binh huyện Kim Bảng được thành lập, trung tâm được chia ra làm 3 khoa gồm: Kích động, Xã hội và Thuyên giảm. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng đã đón hơn 500 lượt thương bệnh binh nặng vào điều trị.
Trong 3 khoa của trung tâm, Kích động là khoa được quản lý và chăm sóc chặt chẽ nhất, vì hầu hết bệnh nhân trong khoa đều là người có bệnh nặng nhất (chủ yếu là bệnh tâm thần mãn tính, sa sút trí tuệ). Bác sĩ Vũ Thế Anh, Trưởng khoa 1 (khoa Kích động) cho biết: "Hiện nay tại khoa Kích động có 38 thương bệnh binh độ tuổi chủ yếu của các chú, các bác là 60 đến 65 tuổi, đa phần đều tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có người thì có gia đình, người thì không, có người chưa vợ, chưa con lại không biết mình là ai và ở đâu. Tội lắm!".
Bác sĩ Vũ Thế Anh và y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ về cuộc sống những thương bệnh binh.
Khoa 1 chỉ có 13 y bác sĩ chia làm 2 kíp thay nhau chăm sóc, điều trị các thương bệnh binh, trong đó chỉ có 3 y sĩ chuyên điều trị về tâm thần. Việc chăm sóc các bệnh nhân cũng gặp vô vàn khó khăn, ngoài cái tâm của nghề còn phải kể đến sự kính trọng, nhẫn nại của tập thể y bác sĩ nơi đây mới có thể vượt qua được vô vàn khó khăn để chăm sóc các thương bệnh binh. Chuyện các y bác sĩ bị các thương bệnh binh phát bệnh hành hung cũng chẳng lấy gì làm xa lạ ở nơi đây.
Chiến tranh đã đi qua hàng chục năm, nhưng những thương bệnh binh ở đây vẫn hàng ngày phải chiến đấu với bệnh tật và di chứng từ mảnh bom đạn. Trong 38 thương bệnh binh nằm ở khoa kích động, với họ "tinh thần" chính là liều thuốc tốt nhất, còn thuốc điều trị chỉ có tác dụng giảm đau cho một số bệnh binh cực nặng.
Bệnh binh Lê Trung Thủy luôn nghĩ rằng mình vẫn là chỉ huy nên tất cả mọi người phải nghe lời mình.
Những ký ức đôi lúc hiện về, khiến họ trở nên điên loạn, có người la hét, hô to như đang chiến đấu, có người ngồi bất động, người thì đột ngột chào cờ và hát quốc ca...Dù không nhớ họ là ai, quê ở đâu nhưng họ lại nhớ rất rõ những ký ức trong chiến tranh, những lúc tỉnh táo họ xem đồng đội của mình chính là những người thân trong gia đình.
Cũng như những trường hợp ảnh hưởng của di chứng chiến tranh, những thương bệnh binh bị tâm thần phân liệt do tai nạn, ốm đau trong lúc công tác khi vào trung tâm có trí nhớ sa sút, không phân biệt đúng sai, dễ bị kích động, sống cách ly, có khi bỏ trốn khỏi trung tâm đi lang thang.
Bệnh binh Lê Trung Thủy (50 tuổi), quê gốc ở Hải Phòng, là một ví dụ điển hình, anh Thủy vốn là lính biển, sau một lần bị tai nạn trong lúc công tác, tinh thần và trí nhớ của anh không còn được như bình thường, lúc tỉnh, lúc mê, lúc vào trung tâm thi thoảng anh hô hào, hét toáng lên chạy khắp cả khoa.
Đôi lúc anh Thủy còn viết lên tay những ký tự mà anh cho rằng đó là bí mật.
Đấy là còn chưa kể đến những lúc lên cơn hoang tưởng anh Thủy luôn cho mình là chỉ huy nên tất cả mọi người phải nghe lời mình. Những lúc này chỉ có các y bác sỹ mới có thể "tuân thủ" yêu cầu của "vị chỉ huy" kia. Cứ mỗi lần cho anh Thủy uống thuốc là mỗi lần khổ sở của các y bác sĩ nơi đây, anh luôn tìm mọi cách nhả thuốc ra ngoài...
Hay như trường hợp của bác Cao Đăng Hà, vốn là một quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, bác vốn hát rất hay, trong thời chiến bác luôn là "ca sỹ" hát cho đồng đội mình nghe mỗi lúc nghỉ ngơi, nhưng cũng do di chứng của bom đạn nên trí lực, sức khỏe của bác giảm sút, nhiều lúc bác la hét, rồi đột nhiên đứng dậy chào cờ, hát quốc ca...Nhiều lần lên cơn bấn loạn, bác đập phá, hành hung các y bác sĩ.
Những thương bệnh binh ở đây có những người chưa kịp có một mảnh tình vắt vai, cũng có người quên cả lối về.
Chính vì vậy mà rất hiếm các bác sĩ, y tá lại muốn đến đây công tác, như lời tâm sự của y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà - Phó khoa Kích động: "Bản thân bố tôi là thương binh cũng bị bom đạn làm ảnh hưởng đến tâm thần, mẹ tôi la y sĩ, từ Phú Thọ về đây chăm sóc bố, lớn lên xin vào đây làm việc tôi cũng rất sợ, bởi một mình bố tôi đã thấy vất vả rồi, đằng này chăm sóc cả một tập thể như vậy, thực sự rất khó khăn. Nhưng sau này tôi mới cảm thấy thật tự hào khi được chăm sóc bố và các chú các bác, những y bác sĩ ở đây ngoài làm việc bằng tình yêu thương, đó còn là sự kính trọng đối với thế hệ cha anh đã dâng hiến tuổi thanh xuân và cuộc đời mình để giữ được hòa bình, thống nhất đất nước".
Trong số 38 thương bệnh binh đang điều trị ở khoa Kích động, có người đôi lúc còn tỉnh táo, còn nhớ được gia đình người thân, nhưng nhiều người trong số họ không thể nhớ nổi mình là ai, tại sao lại đến nơi này và đã sống ở đây bao lâu. Có những người đã dâng hiến cả tuổi xuân để đánh đổi lấy hòa bình, khi vào đây điều trị họ chưa kịp có một mảnh tình vắt vai, cũng có người quên cả lối về...
Đức Văn
Theo Dantri
Nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ tại Quân đoàn 4 Từng được coi là "quả đấm thép" của Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 4 đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Phát huy truyền thống đó, Quân đoàn đã tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao chất lượng...