Những người lính trên mặt trận thời bình
Đánh giá vai trò của cán bộ ngoại giao như những người lính trên mặt trận thời bình, bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, dân tộc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Tô Anh Dũng nhấn mạnh, mỗi cán bộ phải luôn chú ý rèn luyện, vững vàng về chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, lợi ích của đất nước và lấy đó làm kim chỉ nam trong hành động.
Theo ông, đâu là những điểm nổi bật trong công tác tổ chức cán bộ của Bộ Ngoại giao trong năm 2018?
Năm 2018, công tác đối ngoại tiếp tục ghi dấu ấn với nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước. Trong đó, công tác xây dựng ngành đã được triển khai tích cực, đồng bộ và bài bản dưới sự chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Lãnh đạo Bộ, có những đóng góp thầm lặng, hết sức thiết thực vào thành tích chung của Ngành, với một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực tổ chức cán bộ.
Thứ nhất, chúng ta đã triển khai mạnh mẽ việc hoàn thiện các văn bản pháp lý và rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, như tinh thần của Nghị quyết TW6. Bộ đã ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức đối với hầu hết các đơn vị; phê duyệt phương án sắp xếp lại một số đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục hoàn thiện Đề án tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Đối với các cơ quan đại diện (CQĐD) ở nước ngoài, tiếp theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật CQĐD, Bộ đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa, như Nghị định 104 quy định chi tiết một số điều khoản thi hành Luật và dự thảo nghị định thay thế Nghị định 157 về chế độ đối với cán bộ đi công tác nhiệm kỳ.
Công tác Xây dựng Ngành đã có những đóng góp thầm lặng, nhưng hết sức thiết thực vào thành tích chung của ngành Ngoại giao trong bối cảnh hiện nay. (Ảnh: TA/TGVN)
Thứ hai, Bộ đã có nhiều biện pháp đổi mới mạnh mẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết TW7. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng “đầu vào” và “nâng tầm” cán bộ thông qua việc cải tiến các nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trong Bộ và cả bên ngoài, được nhiều Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao. Công tác quản lý cán bộ – nhất là quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm – tiếp tục được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, góp phần hiệu quả xây dựng nguồn cán bộ kế cận các cấp đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, Bộ cũng rất quan tâm thực hiện chế độ, chính sách nhằm tạo động lực cho cán bộ, trong đó có việc xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 157 như nêu trên.
Một kết quả hết sức quan trọng và nổi bật khác trong năm 2018 là Bộ đã tổ chức thành công Hội nghị Ngoại giao 30, trong đó xác định nhiệm vụ lớn giai đoạn tới của công tác xây dựng ngành và tổ chức cán bộ là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm xây dựng nền ngoại giao từng bước hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Ngành nói chung có những điểm nhấn gì mới thưa ông?
Trong năm 2018, cùng với kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ, Bộ Ngoại giao đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng Ngành trên các lĩnh vực và đạt được những kết quả quan trọng.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ tăng hai bậc trong năm 2018. Công tác chỉ đạo, điều hành cũng có rất nhiều đổi mới như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến quy trình phối hợp, xử lý công việc, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành bộ máy và chất lượng xử lý công việc, đặc biệt trong bối cảnh một số đơn vị chuyển về khu nhà làm việc tại Mễ Trì. Vừa qua, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử và ban hành Chiến lược quản lý tri thức nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong kỷ nguyên số.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, bố trí kinh phí hoạt động cũng như các mảng công tác hậu cần khác đã được triển khai bài bản, đều tay, góp phần phục vụ thắng lợi các hoạt động của Bộ và các cơ quan đại diện (CQĐD). Đáng lưu ý, công tác chi tiêu, tài chính đã được thực hiện hết sức nghiêm túc, không để xảy ra sai phạm và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ hết sức coi trọng công tác chính trị, giáo dục tư tưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo mật, bảo vệ chính trị nội bộ… Các hoạt động Đảng, đoàn thể trong năm với nhiều hoạt động phong phú, đổi mới đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo môi trường lành mạnh để cán bộ, nhân viên yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ Ngoại giao cần những phẩm chất và kỹ năng gì thưa ông?
Cán bộ ngoại giao là những “người lính” trên “mặt trận thời bình” hiện nay để bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, mỗi người phải luôn chú ý rèn luyện vững vàng về chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, với lợi ích của đất nước, của nhân dân, và lấy đó làm kim chỉ nam trong hành động. Đây cũng là những chỉ đạo quý báu mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 30.
Về chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ ngoại giao cần không ngừng học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa và thành thạo ngoại ngữ… để đạt trình độ “ngang tầm khu vực và dần tiệm cận trình độ quốc tế” theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh. Đồng thời, phải luôn gìn giữ và kế thừa trí tuệ và truyền thống của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh và của các thế hệ đi trước.
Bên cạnh đó, cán bộ ngoại giao cần luôn chú ý nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra đối với Ngành trong bối cảnh hiện nay, trong đó có các nhiệm vụ nâng tầm đối ngoại đa phương và đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển – như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ: “Mỗi cán bộ ngoại giao phải là một sứ giả về kinh tế”.
Ông có thể chia sẻ một số trọng tâm sắp tới của công tác xây dựng Ngành và Tổ chức cán bộ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội nghị Ngoại giao 30?
Thời gian tới, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành Ngoại giao từng bước hiện đại, Bộ Ngoại giao sẽ tập trung thực hiện một số công việc sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; trong đó cần sớm hoàn thành nhiệm vụ tổ chức lại Đảng bộ ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; xem xét, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, và sắp xếp lại, nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, triển khai quyết liệt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ; chuẩn hóa và hoàn thiện các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – trong đó, chú ý phát huy vai trò của các thủ trưởng đơn vị trong đào tạo tại chỗ; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng tự hào về Ngành, nhất là đối với thế hệ cán bộ trẻ; và chuẩn bị đội ngũ để đảm đương một số nhiệm vụ đa phương quan trọng sắp tới.
Ba là, tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có việc cải tiến cơ chế phối hợp, thông tin trong và ngoài nước; đẩy mạnh triển khai Chiến lược quản lý tri thức, xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện cải cách hành chính; tăng cường quản lý, điều hành ngân sách và bảo đảm cơ sở vật chất của Bộ ngày càng quy chuẩn.., theo hướng từng bước hiện đại hóa ngành Ngoại giao.
Xin cám ơn Trợ lý Bộ trưởng!
Theo Thegioi&VietNam
Chủ tịch nước: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm với quốc tế
Làm việc với đội ngũ cán bộ công tác trên mặt trận đối ngoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị phải tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".
Nhân Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đang diễn ra tại Hà Nội, ngày 14/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Chủ tịch nước khẳng định, công tác đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, chủ động, tích cực tham gia các công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế.
Việt Nam đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi để phát triển, vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Các nước bạn bè, đối tác đều đánh giá cao vị thế mới của đất nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Ngoại giao tiếp tục đổi mới tư duy không chỉ về đối ngoại mà cả về phát triển đất nước trước những thay đổi của tình hình thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Là đội ngũ cán bộ công tác trên mặt trận đối ngoại, tiếp xúc với các trào lưu, xu thế mới, các cán bộ ngoại giao cần tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", nỗ lực góp phần tạo ra những chuyển biến trong tư duy và hành động nhằm đạt kết quả cao nhất.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngành ngoại giao cần chủ động, tích cực, sáng tạo hơn nữa, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trong tình hình mới. Để làm tốt các nhiệm vụ quan trọng đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo chiến lược, nắm bắt, xử lý thông tin, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm, có những sản phẩm nghiên cứu, dự báo chất lượng cao, phục vụ tốt yêu cầu tham mưu; chủ động đưa ra các sáng kiến tại các diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và vị thế của Việt Nam.
Các Trưởng cơ quan đại diện cần chú trọng nâng cao chất lượng ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, tìm tòi giải pháp nhằm đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, tranh thủ các nguồn lực phục vụ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững; tập trung nghiên cứu những mô hình, kinh nghiệm thành công, chưa thành công của các nước, nhất là các nước có điều kiện gần với Việt Nam để tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Với 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài và hàng chục triệu lượt người Việt học tập, lao động, du lịch, kinh doanh... ở nước ngoài, Chủ tịch nước đề nghị phải coi công tác kiều bào và bảo hộ công dân là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan đại diện; mỗi cơ quan đại diện phải là chỗ dựa tin cậy cho kiều bào và công dân Việt Nam ở xa tổ quốc.
Nhắc lại lời Bác Hồ "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", Chủ tịch nước nhấn mạnh cần chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngoại giao kế cận, nhất là cán bộ cấp chiến lược, làm tốt nhiệm vụ "trồng người" trong ngành ngoại giao, chăm lo sự tiếp nối, kế tục về cán bộ. Việc làm tốt các yêu cầu trên là góp phần đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch nước cũng cho rằng các cán bộ ngoại giao cần giữ vững bản lĩnh chính trị, các Trưởng cơ quan đại diện cần đề cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương trong công tác và sinh hoạt, làm tốt công tác quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ.
Chốt lại, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có các chủ trương, chính sách xây dựng ngành ngoại giao trong sạch, vững mạnh. Vừa qua, Luật Cơ quan đại diện sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, khi đi vào thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ ngoại giao công tác ở nước ngoài.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, nhấn mạnh những chỉ đạo của Chủ tịch nước không chỉ là với các Trưởng cơ quan đại diện mà còn là với toàn ngành ngoại giao. Phó Thủ tướng cho biết ngành ngoại giao cũng nhận thấy cần nỗ lực hơn nữa để có thể đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Về tính chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của các địa phương Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh cục diện thế giới và khu vực có nhiều biến động bất lường, bất an và đặc biệt khi nước ta ngày càng...