Những người lính hết lòng vì nhân dân
Đắk Wil ( huyện Cư Jút) là xã biên giới khó khăn bậc nhất của tỉnh Đắk Nông. Đất đai nơi đây cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, mưa ít, nắng nhiều, lại là địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số từ những năm 1990 theo diện đi kinh tế mới di cư về.
Chính vì thế, việc canh tác, sản xuất nông nghiệp vốn đã khó lại càng khó hơn. Trước khó khăn trên, những người lính Đồn Biên phòng Nậm Na đã nỗ lực hết mình giúp người dân xã Đắk Wil xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Mô hình luân chuyển bò giống của Đồn Biên phòng Nậm Na giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn có nguồn vốn phát triển kinh tế. Ảnh: Kim Nhượng
Chúng tôi đến Đồn Biên phòng Nậm Na, BĐBP Đắk Nông vào một ngày tháng 8 đầy nắng. Cái nắng chói chang của vùng đất Tây Nguyên càng làm cho cây cối xung quanh trở nên khô cằn. Đồn Biên phòng Nậm Na đang trong quá trình xây dựng, tu sửa, vật liệu ngổn ngang tứ bề. Khuôn mặt đen sạm vì nắng gió, áo đẫm mồ hôi, Thiếu tá Lương Đình Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nậm Na tươi cười đón chúng tôi.
Anh chia sẻ: “Địa bàn của đồn quản lý cách xa dân, nếu đi đúng đường phải hơn 50km, đi tắt khoảng 30km, anh em cán bộ, chiến sĩ phải chia ra, một nửa ở lại xây dựng đơn vị, một nửa xuống giúp dân trong các Đội công tác địa bàn. Hiện nay, đơn vị triển khai mô hình “Hỗ trợ và luân chuyển bò giống” và “Ao cá xóa đói giảm nghèo”. Một số cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành mắc điện cho người dân, thay hết đường điện cho bà con”…
Hai năm qua, mô hình tặng bò giống cho những hộ đặc biệt khó khăn trong chương trình “Biên giới khúc tình ca”, mà Đồn Biên phòng Nậm Na triển khai đã luân chuyển được sang 12 hộ gia đình. Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên coi trọng công tác phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, tuyên truyền kiến thức cho người dân, hướng dẫn khoa học, kĩ thuật vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức chăn nuôi, canh tác…
Đưa chúng tôi xuống địa bàn thăm những mô hình mà đơn vị đã làm được, chứng kiến sự hồ hởi, sự khởi sắc về kinh tế mà những người lính nơi đây đã nỗ lực hết mình để giúp dân, chúng tôi càng thêm cảm phục các anh. Nhắc đến những con bò của Đồn Biên phòng Nậm Na hỗ trợ, anh Dương Văn Anh, Trưởng thôn 4 hào hứng khoe, gia đình anh mới bán bò, mua được 2,5ha nương của nhà hàng xóm.
“Năm 2012, Đồn Biên phòng Nậm Na tách đàn hỗ trợ một con bò cái giao cho tôi nuôi. Năm 2013, bò mẹ đẻ ra được một bê đực, năm 2014, bò đẻ tiếp một bê cái. Năm 2015, khi bò cái “hoàn thành nghĩa vụ” ở nhà tôi, Đồn Biên phòng Nậm Na tiếp tục chuyển bò cho nhà anh Sùng A Lành. Chính nhờ có 2 con bê, sau khi nuôi chúng lớn, tôi bán đi mới đủ tiền mua nương đấy” – Anh Văn Anh cho biết.
Năm 2016, bò đẻ được một con bê đực, anh Sùng A Lành đã bỏ thêm 4 triệu đồng để đổi lấy bò cái đang chửa. Từ một hộ khó khăn, gia đình anh Sùng A Lành đã có trong tay một bò và một bê cái. Năm 2017, con bò của Đồn Biên phòng Nậm Na tiếp tục chuyển giao cho cặp vợ chồng Đào Văn Đanh, Lý Thị Si. Khi được nhận nuôi bò của đồn, anh Đanh và chị Si rất mừng, bởi đây là cơ hội để có vốn xây dựng cuộc sống mới. Như vậy, sau 5 năm, chỉ từ một con bò cái của Đồn Biên phòng Nậm Na đã cho “sinh lời” thêm 5 con bê và vẫn đang tiếp tục giúp các hộ khó khăn ở thôn 4 thoát nghèo.
Khác với nhiều gia đình người dân tộc Mông đã di cư vào đây từ những năm 1990, gia đình anh Lý Văn Tu từ Cao Bằng vào Đắk Wil năm 1996-1997. Vào muộn, ít tiền, gia đình anh chỉ mua được đám ruộng để sinh sống, đất ruộng ngày càng cằn cỗi, gia đình cứ nghèo mãi. Sau 20 năm kể từ ngày rời Cao Bằng, anh Tu không ngờ, giờ đây mình đang có tài sản là 2 con bò từ chương trình “Biên giới khúc tình ca”, ngay cả chuồng bò cũng do cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng xuống giúp dựng hộ.
Video đang HOT
Được biết, hàng năm, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Nông thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình “Biên giới khúc tình ca” để vận động quỹ xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đang công tác ở biên giới. Đến năm 2017, việc xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ cơ bản đã hoàn thành, Bộ Chỉ huy đã đề nghị Ban tổ chức chuyển số tiền đó sang cho các hộ nghèo ở khu vực biên giới để mua bò giống. Nhờ đó, sau chương trình “Biên giới khúc tình ca” lần thứ 22, đã có 4 hộ ở xã Đắk Wil được nhận 25 triệu đồng/hộ để mua 2 con bò giống.
Còn 2 ao cá, mỗi ao có diện tích hơn 120m2 của gia đình anh Ngô Văn Bắc, tại thôn 8, xã Đắk Wil chính là do những người lính Đồn Biên phòng Nậm Na trực tiếp giúp khi thực hiện mô hình “Ao cá xóa đói giảm nghèo”. Không chỉ đào ao, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn trích quỹ để mua cá giống tặng cho gia đình anh những năm đầu. Hiện, ao cá của gia đình anh Ngô Văn Bắc một năm thu hoạch được hơn 1 tấn, lãi gần 100 triệu đồng.
Thượng úy Phạm Thiện Tuấn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Nậm Na cho biết: Những ngày đầu nghiên cứu về nuôi cá, cán bộ, chiến sĩ còn nhiều bỡ ngỡ, sau một thời gian thử nghiệm, cộng thêm mua sách tham khảo, nghiên cứu, nhờ cán bộ Phòng Khuyến nông huyện hướng dẫn cụ thể, cán bộ Đồn Biên phòng Nậm Na căn bản đã nắm bắt được kiến thức nuôi cá, nắm rõ đặc điểm của từng giống cá, những bệnh cá hay mắc phải, biết phân bố lượng nước, cách thay nước sao cho ao cá ổn định để rồi từ đó hướng dẫn cho người dân làm.
Đến Đồn Biên phòng Nậm Na, tận mắt chứng kiến những mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả và ngày càng phát triển, chúng tôi thực sự cảm phục những người lính Biên phòng nơi đây. Chính nhờ sự nỗ lực, đầy trách nhiệm của các anh mà đời sống người dân nơi đây ngày càng ấm no. Đó chính là nền tảng giúp cho biên giới luôn giàu mạnh, bình yên.
Kim Nhượng
Theo Bienphong
Người dân bất an vì voi rừng xuất hiện... giữa làng
Thời gian gần đây, 4 con voi rừng trưởng thành bỗng xuất hiện tại địa bàn xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Đàn voi không chỉ tàn phá hàng loạt nương rẫy hoa màu mà còn tiến sâu vào khu dân cư khiến người dân đi làm rẫy và ở gần bìa rừng phải luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì có thể bị voi tấn công bất cứ lúc nào ...
Thoát chết trong gang tấc
Vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Nguyễn Thị Hồng (Sn 1985, trú xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nhớ lại, vào khoảng 8h30 ngày 6-7, khi chị cùng hai con nhỏ đang lên rẫy để thu hoạch số bắp còn sót lại thì nghe những âm thanh ào ào phát ra từ phía góc vườn.
Sau đó là những kêu rú liên hồi rồi của 3 chú voi xồng xộc tiến về phía mẹ con chị Hồng. "Tôi vội hét lên voi rừng xuất hiện, rồi cùng hai đứa con bỏ chạy thục mạng đến nhà một người dân cách đó khoảng 1km", chị Hồng nhớ lại.
Sau lần chết hụt ấy, phải hơn 3 ngày sau chị Hồng mới dám quay lại đám rẫy của mình để nghe ngóng tình hình. Hơn 5 sào bắp bị voi tàn phá tan hoang.
Những người dân ở đây cho biết, liên tục trong những ngày gần đây, đêm nào voi cũng về làng quấy phá khiến cho nhiều gia đình mất ăn, mất ngủ phải thức trắng đêm để canh voi. Những ngày trước, voi mới chỉ quanh quẩn những ngôi nhà, rẫy mía gần bìa rừng, nhưng gần một tuần nay, voi đột ngột xông thẳng vào giữa làng và tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua.
Lán trại của người dân bị voi tàn phá.
Mới đây nhất, vào khoảng 2h40 rạng sáng 20-7, khi cả gia đình anh Trần Văn Tuấn (nhà nằm cách bìa rừng khoảng 3km) đang say trong giấc ngủ thì có tiếng đập mạnh vào vách ván. Bừng tỉnh, anh Tuấn cứ nghĩ trâu nhà ai đó xổng chuồng chạy lạc vào nhà mình. Cầm chiếc đèn pin ra soi, anh như chết điếng khi trước mặt mình là hai con vật to cao sừng sững đang tìm cách cạy ván nhà bếp.
"Lúc ấy, tôi chỉ biết lao vào nhà gọi vợ cùng 3 đứa con ôm nhau bỏ chạy một mạch sang nhà hàng xóm không dám quay đầu lại. Sáng hôm sau, tôi phải huy động thêm 5 người nữa mới dám quay về nhà. Đến đêm, gọi thêm một số thanh niên trong làng đến canh chừng hơn 12h đêm mới đi ngủ", anh Tuấn nhớ lại.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, anh Tuấn cho biết thêm, cách đây khoảng 3 năm, 3 con voi rừng này cũng đã từng xuất hiện tại địa bàn xã nhưng tần suất xuất hiện, quậy phá không dày như bây giờ.
"Gần 1 tháng nay, hầu như đêm nào chúng cũng xuất hiện, thời gian hoạt động chủ yếu từ 20h đến 5h sáng hôm sau, khiến người dân, chính quyền và cán bộ kiểm lâm ai nấy đều mệt mỏi. Ngày ngủ, đêm canh voi, cả xã như đang vào cuộc chiến với những "ông tượng" này vậy", anh Tuấn nói.
Tìm cách đuổi voi về rừng
Voi kéo về rẫy, thậm chí về giữa làng để quậy phá, mọi người tìm đủ cách để xua đuổi chúng. Nhưng lâu dần, voi trở nên lì lợm, xuất hiện thường xuyên nên việc đốt lửa, chiếu đèn, tạo tiếng ồn trở nên vô hiệu. Hàng trăm người dân tại đây chỉ còn biết tìm cách "sống chung" với chúng.
Dẫn chúng tôi ra thăm rẫy mía vừa bị voi phá nát, ông Y Bar (một hộ dân đang canh tác hoa màu tại xã Đắk Wil) ngao ngán nói: "Voi về riết rồi thành quen, dùng cái gì đuổi chúng cũng không sợ.
Giờ chúng tôi không muốn báo chính quyền nữa, vì báo mãi mà voi vẫn phá. Cả gia đình tôi sống ở đây nhờ làm rẫy. Bây giờ bỏ đất mía thì biết trồng gì đây, phải chấp nhận mất mát thôi. Hơn 3ha bắp, 1,5ha mía phải bỏ đi vì voi phá tanh bành không còn gì".
Mảnh đất canh tác của gia đình ông Y Bar nằm ngay cạnh bìa rừng, lại trồng nhiều mía nên hầu như đêm nào voi cũng xuất hiện. "Nhiều đêm, sau khi quần thảo một vòng chán chê trong thôn, đàn voi lại kéo nhau về cái ao sau nhà tôi tắm. Riết rồi cũng thành quen, nhưng cũng rất lo vì voi có thể xuất hiện, tấn công vào nhà bất cứ lúc nào, nhất là khi mình đang ngủ thì rất nguy hiểm", ông Y Bar nói.
Không chỉ gia đình ông Y Bar mà hàng chục hộ dân có đất canh tác nơi đây cũng đang phải nơm nớp lo sợ bị voi đến tàn phá bất cứ lúc nào. Không chỉ lo bị voi phá hoại tài sản, mà đêm nào các hộ dân ở đây cũng phải đốt lửa xung quanh nhà để đề phòng voi vào phá nhà.
"Rẫy mía nằm sát ngay nhà, chúng đã đến phá rẫy thì việc đi vào nhà là có thể xảy ra. Đêm nào vợ chồng tôi cũng phải đốt lửa, canh thức đến gần 12h khuya mới giám đi ngủ. Mà cũng có ngủ được đâu, hễ nghe tiếng "động lạ" vợ chồng lại kéo nhau ra xem, nếu voi về còn biết đường mà chạy chứ", chị Lý Thị Vàng phân trần.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Lam Sơn, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho hay, sau khi nhận được nguồn tin của người dân, đơn vị đã cử lực lượng kiểm lâm xuống xác minh và thông báo cho các công ty, doanh nghiệp, chính quyền các xã để đề phòng, có các biện pháp phòng tránh đàn voi rừng.
"Qua xác minh, đàn voi trên gồm 2 cá thể voi trưởng thành của Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), do khan hiếm thức ăn nên chúng đi tới các địa bàn lân cận", ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, trước vụ việc trên, lực lượng kiểm lâm đã yêu cầu người dân không được săn, bắt voi dưới mọi hình thức và hướng dẫn bà con cách xua đuổi voi. "Để tránh xung đột giữa người và voi, bà con nên hạn chế đi lại, ngủtại lán trại vào ban đêm. Nếu voi xuất hiện vào ban ngày, bà con cần tạo tiếng ồn để xua đuổi hoặc dùng săm lốp, ớt, tiêu để đốt, tạo mùi khó chịu xua đuổi voi", ông Sơn cảnh báo.
Trong khi đó, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết, 4 cá thể voi xuất hiện tại địa bàn xã Đắk Wil có thể là những con voi bị lạc đàn trong số những đàn voi ở Vườn quốc gia Yok Đôn.
"Hiện Trung tâm đang phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm huyện Cư Jút bàn bạc tìm biện pháp để di chuyển đưa các cá thể voi này về lại Vườn quốc gia. Trước mắt, Trung tâm đề nghị Chi cục Kiểm lâm huyện cần phổ biến thông tin để người dân biết và phòng tránh, nhằm tránh sự xung đột giữa voi và người, để hạn chế hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ, không để xảy ra tình trang săn bắn, giết hại voi", ông Luân nói.
V.Thành-T.Bình
Theo CAND
Xe khách tông tử vong bé trai 5 tuổi chạy qua đường Bé trai 5 tuổi chạy qua đường bị xe khách tông tử vong trên đường Hồ Chí Minh. Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Trương Quang Cảnh. Sáng ngày 27/6, ông Trần Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút, Đắk Nông) cho biết, tối qua (26/6) trên địa bàn xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe khách và...