Những người lính chiến thắng phát xít Đức đã chiến đấu ở Việt Nam
Nhóm chuyên gia quân sự Nga đầu tiên đã đến Việt Nam vào năm 1965, tức là 20 năm sau chiến thắng trong cuộc Thế chiến II tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Đối với nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô, chiến tranh ở Việt Nam không phải là cuộc chiến đầu tiên.
Ví dụ, Thiếu tướng Gregory Belov bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự trong năm 1938 ở độ tuổi 20 tại Học viện Biên phòng. Khi nước Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô, Grigory Belov đeo hàm trung úy, dù chưa tốt nghiệp học viện, đã được gửi tới mặt trận phía Tây. Ông đã chỉ huy một đại đội, sau đó một tiểu đoàn, và cuối chiến tranh đã đeo quân hàm trung tá. Ông đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Frunze, chỉ huy một trung đoàn, sau đó một sư đoàn.Trong thời gian chuyến đi Việt Nam, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967, ông là trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô. Ông đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhất của Việt Nam.
Từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 4 năm 1969, đại tá Boris Voronov là trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Ông đã sinh ra hai mươi năm trước khi phát xít Đức tấn công vào Liên Xô. Trước chiến tranh, ông đã tốt nghiệp Học viện pháo binh Leningrad và đi làm chỉ huy một trung đội của Trung đoàn pháo binh. Ông đã tham gia chiến đấu từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ba lần bị thương nặng và hai lần bị đụng dập. Ông đã đón mừng Ngày Chiến thắng tại Berlin, khi đó ông đeo quân hàm thiếu tá. Sau khi tốt nghiệp Học viện Pháo binh, ông được bổ nhiệm chức danh chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không, sau đó là một trong những người chỉ huy lực lượng phòng không tại quân khu Matxcơva. Từ vị trí này, ông đã được gửi đến Việt Nam. Ông được tặng Huân chương Chiến công vì có công lao to lớn trong những năm phục vụ ở Việt Nam.
Video đang HOT
Kể từ tháng 9 năm 1967 đến tháng 8 năm 1968, Đại tá Anatoly Moiseyev đã làm việc ở cương vị trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào năm 1943, hai năm sau khi bắt đầu chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Anatoly Moiseyev khi đó mới 17 tuổi, đã bắt đầu phục vụ quân sự. Đến cuối chiến tranh, ông là đội viên ngắm súng. Sau Chiến thắng, ông là phó chỉ huy tiểu đoàn kỹ thuật pháo binh phục vụ cho các hệ thống tên lửa. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị về thành tích đóng góp vào công cuộc bảo vệ Việt Nam.
Trung tướng Mark Vorobiev đã hiện diện ở Việt Nam trong những năm 1967-1969. Vào mùa hè năm 1941, chỉ vài ngày trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông Vorobiev, lúc đó mới chỉ 20 tuổi, đã tốt nghiệp Học viện Pháo binh. Ngay sau đó ông đã ra mặt trận chiếu đấu, đã chỉ huy trung đội, làm phó chỉ huy trung đoàn pháo phòng không. Sau chiến thắng, ông đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Kỹ thuật Vô tuyến Pháo binh, đã chỉ huy trung đoàn trong lực lượng phòng không tại quân khu Matxcơva, sau đó chỉ huy quân đoàn của lực lượng phòng không. Từ vị trí này, ông đã được gửi đến Việt Nam, làm trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.
Theo lời kể của những người lính Việt, các chuyên gia Nga đã kể lại về thời gian chiến tranh khi họ phải đối đầu với những khó khăn gian khổ, đã vượt qua mọi thử thách và giành được thắng lợi. Tấm gương của các chiến sĩ Hồng quân đã cổ vũ nhân dân Việt Nam, củng cố lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
Theo Infonet
Máy bay Trung Quốc lại hạ cánh phi pháp xuống Trường Sa
Hai phi cơ dân sự của Trung quốc đã hạ cánh xuống sân bay trên đá Vành Khăn và đá Xu Bi mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh xuống đá Chữ Thập hôm 6/1. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tân Hoa Xã dẫn thông tin cho biết, hai phi cơ của hãng Hàng không Phương Nam và Hàng không Hải Nam cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam lúc 8h30 và 8h40 sáng nay. Hai chiếc máy bay hạ cánh tại sân bay mà nước này mới xây dựng phi pháp ở đá Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam 2 giờ sau đó.
Một ngày trước đó, Trung Quốc đã cho máy bay đáp thử xuống sân bay trên hai thực thể địa lý này. Chiếc CE 680 của trung tâm thử nghiệm bay thử của Hãng hàng không Trung Quốc được huy động để thực hiện chuyến bay đúng ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hãng thông tấn Trung Quốc ngang ngược nói rằng hai sân bay và các cơ sở vật chất trên các đá này giúp hỗ trợ việc vận chuyển ở quần đảo Trường Sa.
Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 1 cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Xu Bi (trái) và Vành Khăn. Ảnh:CSIS.
Trong 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa, Tòa đồng ý với quan điểm của Philippines khi cho rằng đá Châu Viên, đá Chữ Thập và đá Gạc Ma là đá trong khi đá Tư Nghĩa và đá Vành Khăn là bãi đá ngầm, nơi chìm dưới nước khi thủy triều lên cao. Như vậy đá Tư Nghĩa và Vành Khăn chỉ được hưởng vùng an toàn 500 m quanh đảo.
Tòa không đồng thuận với tuyên bố của Philippines về đá Ga Ven khi cho rằng đây là đá, không phải bãi đá ngầm. Với đá Xu Bi, PCA cũng đưa ra phán quyết tương tự. Ngoài ra, tòa còn khẳng định Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là bãi đá chìm, nằm trong khu vực thuộc thềm lục địa của Philippines.
Theo Zing News
Phản ứng chính thức của TQ sau khi nhận phán quyết của PCA Chính phủ Trung Quốc cùng hãng thông tấn nhà nước và cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đồng loạt phản ứng về phán quyết vụ kiện biển Đông của PCA. Ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết cuối cùng cho vụ kiện biển Đông giữa Trung Quốc...