Những người lao động miệt mài trong chiều tối 30 Tết
Chiều tối 30 Tết, khi mọi người đã được quây quần sum họp bên mâm cơm Tất niên cùng gia đình, vẫn có những lao động miệt mài với công việc và nhiệm vụ của mình.
Hai anh em thợ đánh giày đang miệt mài làm đẹp cho những đôi giày diện Tết của nhiều gia đình. Ngày cuối năm, nhu cầu đánh bóng giày dép tăng vọt, họ cố gắng làm đến những giờ phút cuối cùng của năm cũ, mong kiếm thêm “đồng ra, đồng vào”.
Chiều 30 Tết, nhân viên rửa xe ôtô, xe máy vẫn làm việc hết công suất. Một nhân viên ở đây cho biết khoảng 21-22h đêm họ mới xong công việc.
Anh Tiến Dũng ở phố Trịnh Hoài Đức cắt tóc cho khách chiều cuối năm. Dọc theo dãy phố nơi anh Dũng làm có nhiều hàng cắt tóc, nhưng giờ này chỉ còn mình anh làm việc, và có khá nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mình.
Minh Hiếu (sinh năm 1986) là cảnh sát giao thông phụ trách phân luồng giao thông tại Phan Đình Phùng từ 18h đến 22h ngày 30 Tết. Với 12 năm trong công việc của mình, Hiếu cùng nhiều đồng đội đã quen với những ca trực đêm cuối năm.
Những chiến sĩ cảnh vệ làm nhiệm vụ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với các động tác nghiêm trang, dứt khoát trong chiều tối cuối năm.
Binh nhất Khánh Duy (sinh năm 1997, quê ở Bắc Giang) trong vị trí bảo vệ mục tiêu. Năm nay Duy không về quê ăn Tết cùng gia đình vì được phân công trực Tết.
Video đang HOT
Gánh hoa dạo đêm 30 Tết chỉ còn lác đác vài bông hoa, chị đang nhanh chóng đạp xe về nhà sum họp với gia đình.
Người phụ nữ tranh thủ bán nốt những cành hoa cuối cùng trong chiều 30 Tết với hi vọng được giá hơn ngày thường.
Chị Hằng là công nhân vệ sinh đã 14 năm nay. Ca trực của chị từ trưa tới sáng, làm việc miệt mài ở khu vực mình phụ trách để góp phần làm đường phố đêm sạch đẹp.
Các nhân viên của tổ môi trường số 3, thuộc Công ty đô thị và môi trường Ba Đình (Hà Nội), đang quây quần bên mâm cơm Tất niên, sau đó họ sẽ làm việc đến 4h sáng mùng một Tết.
Giang Huy
Theo VNE
Phiên chợ Tết 2.000 đồng cho người nghèo giữa Sài Gòn
Diễn ra từ trưa 13/1, phiên chợ Tết giá 2.000 đồng trong quán cơm Nụ cười 3 (đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP HCM) đã thu hút hàng trăm công nhân, người lao động, học sinh và sinh viên nghèo đến mua sắm.
11h, phiên chợ Tết Đinh Dậu giá 2.000 đồng mở cửa nhưng trước đó vài giờ, nhiều người lao động nghèo đã có mặt và ngồi xếp hàng trước quán cơm để chờ mua sắm.
Ông Trần Trọng Thức, Chủ nhiệm quán cơm Nụ cười 3 cho biết, tại phiên chợ có khoảng 20 gian hàng bày bán các loại nhu yếu phẩm phục vụ người nghèo dịp Tết như dầu gội, quần áo, nước ngọt, mì gói, nước mắm, bột nêm, sách vở... Trong đó, nước mắm là mặt hàng được nhiều người nghèo chọn mua nhất.
Các nữ công nhân xây dựng ở quận 7 chọn lựa các loại quần áo cũ có giá 2.000 đồng tại chợ. "Sắp Tết, ai cũng mua đồ mới, còn chúng tôi chỉ cần quần áo lành lặn là vui", chị Nguyễn Thị Hoa, một công nhân xây dựng tâm sự
Một quầy hàng trưng bày các dụng cụ học sinh như gọt bút chì, cục tẩy, kẹp tóc được phát miễn phí khiền nhiều phụ huynh và học sinh phân khích đến chọn lựa.
Điều đặc biệt tại chợ Tết là các món hàng chỉ có giá 2.000 đồng. Bà Thiên Lý, thành viên trong ban tổ chức chợ Tết cho biết, tất cả hàng hóa bày bán tại chợ đều do các nhà hảo tâm đóng góp."Đây là lần đầu tiên quán tổ chức chợ Tết đồng giá 2.000 đồng để bà con nghèo được tận hưởng không khí mua sắm Tết", bà Lý nói.
Chị Lê Thị Nghĩa, công nhân xây dựng cười tươi rói khi mua hai gói mì chỉ có giá 2.000 đồng. "Tôi không nghĩ đồ ăn ợ chợ bán rẻ như vậy.Tôi sẽ mua thêm vài món nữa", chị Nghĩa nói.
"Phiên chợ Tết rất thiết thực, giúp những người nghèo như chúng tôi ấm lòng và an tâm sắm Tết", ông Hoàng Quốc Thái, công nhân xây dựng ở quận 7 chia sẻ.
Mỗi món đồ Tết có giá 2.000 đồng nên nhiều người nghèo ráng mua nhiều loại hàng hóa để tiện sử dụng trong dịp Tết. Theo ban tổ chức phiên chợ, hàng hóa tại chợ có thể đáp ứng được cho 200-300 người lao động nghèo thường xuyên tới quán ăn cơm.
Gian hàng bán quần áo thu hút nhiều người nghèo tới chọn lựa, mua sắm.
Hơn 12h trưa, nhiều người nghèo vẫn cần mẫn xếp hàng để chờ vào chợ mua sắm đồ Tết.
Chị Nhung, quê Thanh Hóa, bán vé số kiêm nghề thu gom ve chai lấy xe đạp chở đồ mua sắm tết tại chợ để về nhà. "Đồ giá rẻ nên tôi tranh thủ mua nhiều loại để xài dần trong dịp Tết", chị Nhung nói.
Đến mua sắm tại phiên chợ Tết đồng giá 2.000 đồng chủ yếu là công nhân xây dựng, người bán vé số, người thu gom ve chai, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Em Phạm Thị Thúy Nhi, lớp 6 Trường THCS Hoàng Quốc Việt, quận 7 thích thú khi mua được 5 tập vở giá 2.000 đồng.
Tay xách túi đồ mua sắm tại phiên chợ 2.000 đồng, những người nghèo đến từ huyện Nhà Bè vội vã bắt xe buýt để về nhà.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Sửa đổi Bộ Luật Lao động: Cần cân nhắc kỹ! Phải có đánh giá cụ thể, tính toán kỹ lưỡng và có lộ trình thí điểm thực hiện khi sửa đổi luật để không gây xáo trộn quá mức khi đưa luật vào cuộc sống. Bộ Luật Lao động (BLLĐ) ra đời vào tháng 6-1994, đã trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012 nhưng...