Những người lao động không thể làm việc tại nhà trong đại dịch
Dịch Covid-19 khiến người dân khắp nơi mắc kẹt trong nhà, các cửa hàng phải đóng cửa, nhưng nông dân vẫn cần mẫn làm việc, một số đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus.
Ông Edson trồng rau ở Ipero (Brazil) và bán cho các cửa hàng xung quanh Sorocaba và Sao Paulo. Trong đại dịch, nhu cầu thực phẩm lành mạnh tăng gấp đôi.
Một nông dân gieo ngô với ngựa ở San Pedro Nexapa (Mexico) hôm 3/4/2020. Ảnh: Getty Images.
Rau được phân phối từ các trang trại hữu cơ cho cư dân ở Bologna (Italy). Ảnh: Getty Images.
Người lao động đóng gói xoài vào hộp sau khi mua bán tại chợ trái cây Gaddiannaram ở ngoại ô thành phố Hyderabad (Ấn Độ).
Cha và con gái thu mật ong tại một trang trại ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
Người nông dân hái dâu trong nhà kính ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Getty Images.
Một người nông dân không thể bán hết kho khoai tây lớn vì các nhà hàng đóng cửa do sự bùng phát của dịch virus ở Hà Lan.
Jim Husk, người quản lý trang trại DiMare, đi bộ giữa cánh đồng cà chua ở Homestead (Florida). Hàng nghìn mẫu trái cây và rau tại Florida bị bỏ thối rữa vì không bán được cho các nhà hàng và trường học trên toàn quốc.
Ngư dân Giuseppe Temperani chuyển cá mới đánh bắt cho các tình nguyện viên để giao cho những hộ gia đình nghèo. Ảnh: Reuters.
Những chiếc thùng đầy trứng tại một trang trại gia cầm ở ngoại ô Blang Bintang (tỉnh Aceh, Indonesia). Ảnh: Getty Images.
Một nông dân Palestine đeo khẩu trang đang cho cừu ăn. Ảnh: Getty Images.
Henry Vasques, 26 tuổi, đã làm nông trong 9 năm qua. Anh rất lo lắng về virus, nhất là khi phải tiếp xúc gần với những người khác mà không được bảo vệ. “Tôi không thoải mái nhưng vẫn phải làm việc”, anh than thở.
Federico Mantova, chủ trang trại Donna Gnora ở Italy, vận chuyển trái cây và rau quả bằng thuyền. Ảnh: Getty Images.
Một nông dân nhổ cỏ dại trên đất trồng cà rốt tại một trang trại gần Arvin (California). Ảnh: Reuters.
Một nhân viên tại cửa hàng tạp hóa Pat’s Farms đeo khẩu trang, găng tay và tấm che bằng nhựa khi lấp đầy kệ hàng hóa.
Cao Thảo
Quá túng thiếu do đại dịch, sở thú Đức phải tính kế cho động vật ăn nhau
Quá túng thiếu do đại dịch, sở thú Đức phải tính kế cho động vật ăn nhau
Phải đối mặt với những sự gián đoạn trong nguồn cung và doanh thu giảm mạnh do đại dịch Covid-19, một sở thú đang phải cân nhắc một biện pháp vô cùng hà khắc: biến một số vật nuôi của mình thành thức ăn.
Nếu lệnh phong tỏa do virus corona chủng mới càng kéo dài và tình hình tài chính càng trở nên thảm khốc, sở thú Neumnster ở miền Bắc nước Đức càng có nhiều khả năng sẽ phải thực hiện phương án bất đắc dĩ sau cùng: giết thịt một số động vật của chính họ để làm thức ăn cho các con vật khác.
Sở thú Neumnster, nơi sở hữu hơn 700 cá thể động vật thuộc hơn 100 loài khác nhau, đã phải soạn thảo một bản kế hoạch khẩn cấp, liệt kê các động vật có thể bị giết chết để cắt giảm chi phí, và theo thứ tự nào - giám đốc sở thú Verena Kaspiri nói với hãng tin Đức DPA.
Chú sư tử biển con tên "Jogi" nằm cạnh mẹ là "Eike" tại vườn thú Neumnster, Đức
Mặc dù không rõ các con vật xấu số nào sẽ bị làm thịt trước, song một chú gấu Bắc cực tên là Vitus, cao gần 3,7 mét, sẽ là con vật cuối cùng trong danh sách.
"Nếu tôi không còn tiền để mua thức ăn, hoặc trong trường hợp bên cung cấp thức ăn cho tôi không còn khả năng cung cấp vì các lệnh giới hạn mới, thì tôi sẽ làm thịt động vật để cho một số động vật khác ăn", bà Kaspiri cho biết.
Bà cũng nói rằng bà thà tiêm thuốc để giết chết các loài vật trong sở thú còn hơn là để chúng chết đói.
Vì không còn nguồn thu từ việc mở cửa đón khách do lệnh cách ly cả nước áp dụng từ hôm 15/3, nên sở thú này hiện đang vận hành bằng tiền quyên góp, bà Kaspiri nói với DPA.
Chính phủ Đức đã bắt đầu triển khai các gói cứu trợ kinh tế có giá trị lên đến 825 tỉ USD - một trong những gói cứu trợ lớn nhất đang được triển khai trên thế giới, bao gồm các khoản vay cho các đơn vị kinh doanh, mua lại cổ phần ở các công ty và hỗ trợ người lao động bị cho nghỉ việc. Song không rõ các sở thú có thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ hay không.
"Chúng tôi là một hiệp hội nên không được nhận tiền từ thành phố, tất cả các khoản tiền từ bang chúng tôi nộp hồ sơ xin hiện vẫn chưa đến", bà Kaspiri cho biết.
Hiệp hội Vườn thú (VdZ) có trụ sở tại Berlin với các thành viên tại Đức, Thụy Sĩ, Áo và Tây Ban Nha, đã đề nghị Thủ tướng Angela Merkel hỗ trợ 100 triệu Euro (108,7 triệu USD) tiền cứu trợ khẩn cấp. VdZ đại diện cho 56 sở thú tại Đức, bao gồm Neumnster.
Trong một bức thư gửi Chính phủ Đức, hiệp hội này cho biết rất nhiều động vật trong các sở thú thành viên của họ là các động vật quý hiếm và đang tham gia vào các chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế. "Khả năng mất đi một phần động vật sẽ là một thiệt thòi rất lớn trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và sẽ không khác gì một thảm họa", Chủ tịch VdZ Jrg Junhold cho biết trong một tuyên bố.
Hiệp hội này cũng lưu ý thêm rằng không giống như các cơ sở khác, sở thú không thể đóng cửa hay giới hạn vận hành để giảm thiểu thua lỗ. Động vật vẫn cần phải được cho ăn và chăm sóc, và đây thường là những công việc khá tốn kém, VdZ cho biết.
Anh Thư
Argentina đào sẵn hàng trăm huyệt mộ dù Covid-19 đã chững lại Chính quyền một thành phố ở tỉnh Cordoba, miền trung Argentina đã cho đào sẵn 250 huyệt mộ, đề phòng số người chết trong đại dịch Covid-10 tăng cao. Argentina đào sẵn hàng trăm huyệt mộ dù Covid-19 đã chững lại (Ảnh Reuters) Theo Reuters, việc đào huyệt diễn ra trong bối cảnh quyết định phong toả toàn quốc của Argentina dường như...