Những người không sợ… “ết”
Đôi tay chỉ còn da bọc xương run rẩy trong từng giọt thuốc truyền. Phần đời còn lại họ sống bằng những giọt tình thương ấy.
Ta sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy trong căn phòng nhỏ của Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) có những bà mẹ già ngồi bón từng thìa cháo cho người con đã khôn lớn hay những người phụ nữ tần tảo bằng nhiều thứ nghề sớm hôm để nuôi chồng nằm yên trên giường bệnh.
Cảnh trớ trêu đó, ta thấy ở nhiều nơi trong xã hội, nhưng ở đây, ta thấy một nỗi buồn tột bậc trên từng gương mặt của mỗi con người ấy. Họ là những người bệnh, ở quá khứ đã lầm lỗi sa vào “nẻo chết”. Để một ngày nào đó, khi phát hiện ra thì đã quá muộn màng. Và phải sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong căn phòng bệnh viện bằng những tình thương của nhiều người trong xã hội và những viên thuốc chỉ đủ để cầm cự thêm chút thời gian.
Ở Bệnh Viện Đống Đa, nhóm “Hoa sữa” được lập nên để sẻ chia những tình cảm trong quãng đời còn lại. Họ chủ yếu là những người cùng cảnh ngộ. Có người bệnh ở giai đoạn đầu, còn chút sức khỏe, thì đứng ra trợ giúp người đã yếu, trong giai đoạn cuối, để quãng thời gian còn lại họ thanh thản hơn.
Khu điều trị bệnh nhân nhiễm HIV ở Bệnh viện Đống Đa
Video đang HOT
Những đôi bàn tay một thời lầm lỡ… giờ đã phải trả giá đắt bằng quãng đời ngắn ngủi
Truyền thuốc cho bệnh nhân AIDS
Bà mẹ đau xót khi tuổi xế chiều lại phải bón
từng thìa cháo cho con ở tuổi 30
Đôi bàn tay nhăn nhúm ở quãng đời còn lại trong bệnh viện Đống Đa
Y tá Nguyễn Thu Hiền phát thuốc cho một bệnh nhân
Tình thương giữa con người với con người ở đây trở nên dạt dào hơn bao giờ hết.
Dù không thân thích nhưng họ chăm sóc nhau như ruột thịt.
Những bát cháo đồng cảm được nấu từ lòng hảo tâm của một số cá nhân và xã hội gửi đến
Y tá Nguyễn Thu Hiền chia sẻ với bệnh nhân
Những tình cảm của người thầy thuốc và bệnh nhân luôn chan chứa ở nơi này
Theo ANTD
"Vượt biên" mua "hàng nóng"
Để "mục sở thị" chợ "hàng nóng" vùng biên, PV báo PL&XH đã thực hiện một chuyến "vượt biên" từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến chợ Karôn. Quả đúng như lời dân anh chị ở Quảng Trị thường rỉ tai nhau, dao, kiếm, mã tấu...
Súng điện, dao, kiếm, mã tấu... cần bao nhiêu cũng có. Tự mang về hay là bên này bao luôn việc đưa hàng vượt sông... Đó là những lời quảng cáo về các sản phẩm "đồ chơi" tại "Kinh đô hàng nóng"- chợ Karôn (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhẹt, Lào, giáp với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) khiến những người vốn có "thần kinh thép" cũng phải... choáng.
"Hàng nóng" bày bán công khai
Để "mục sở thị" chợ "hàng nóng" vùng biên, PV báo PL&XH đã thực hiện một chuyến "vượt biên" từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến chợ Karôn. Quả đúng như lời dân anh chị ở Quảng Trị thường rỉ tai nhau, dao, kiếm, mã tấu... ở Karôn loại nào cũng có và được bày bán công khai với số lượng lớn. Và có một điều dễ nhận thấy là các chủ bán những "mặt hàng nóng" này phần lớn là người Trung Quốc nói rất sõi tiếng Việt và tiếng Lào.
Nhập vai là những tay săn "hàng nóng" để đưa về Việt Nam bán lại cho "đàn em" kiếm lời, chúng tôi được chủ "hàng nóng" là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, người Trung Quốc tại chợ Karôn quảng cáo: "Ở đây loại nào cũng có, số lượng bao nhiêu, phương thức thanh toán tiền Việt hay tiền kíp Lào đều được tất". Thấy chúng tôi bán tín bán nghi, bà chủ "cửa hàng nóng" lớn tiếng gọi một người đàn ông Trung Quốc và nói với nhau bằng tiếng Trung, sau đó người đàn ông này tiến đến bên cạnh sạp "hàng nóng" nói: "Đây chỉ là một ít mã tấu, kiếm... được đưa ra trưng bày, nếu các anh cần nhiều, tôi đưa vào trong kho tha hồ mà chọn lựa".
Vẫn chưa yên tâm với lời chào mời của mình, anh này còn cầm từng thứ "hàng nóng" lên và cho biết giá cả từng chủng loại: "Mã tấu dài 80cm, 150.000 đồng tiền Việt (khoảng 75.000 tiền kíp Lào), kiếm dài 90cm đến 1,2m, 500.000 đồng tiền Việt, (khoảng 250.000 tiền kíp Lào)... ".
Anh ta vừa dứt lời, bà chủ hàng chen vào "nổ" tiếp: "Nếu mua số lượng lớn thì sẽ giảm giá. Mà nói thật ở đây không thách đâu. Bên Lao Bảo ngày nào mà chẳng có người sang mua các loại này. Cách đây mấy hôm có người sang mua cả bó mã tấu rồi thuê dân bản gùi về Việt Nam đó" (gùi theo đường tiểu ngạch, vượt sông Sê Pôn- PV).
Lấy có để chọn nhiều loại "hàng nóng" khác nhau, PV đã tìm đến một quầy "hàng nóng" nằm sâu phía giữa chợ Karôn để dò hỏi thì được chủ của hàng ở đây nhiệt tình giới thiệu "sản phẩm". Nhiều chủ quầy "hàng nóng" còn bảo nếu mua nhiều sẽ được giảm giá, miễn phí tiền vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và giao hàng tận nơi.
Thấy các "mặt hàng chưa đúng với nhu cầu", chúng tôi hỏi chủ quán người Việt ở chợ Karôn có chỗ nào bán "hàng nóng hơn" như súng ngắn bắn bằng điện hoặc súng ngắn bắn bằng đạn cao su thì bà chủ quán không ngần ngại trả lời có: "Nếu cần thì tôi cho chú số điện thoại của một tay chuyên bán loại hàng "cao cấp" này. Hai bên tự liên hệ và thỏa thuận việc mua bán nhé". Vậy là bà chủ quán này đọc vanh vách số điện thoại có mã vùng Lào là 9674344... của tay bán "hàng nóng" và công khai danh tính người này cho chúng tôi biết để tiện liên hệ. Bà chủ hàng còn chỉ rành mạch là tay bán hàng như mấy chú cần ở gần bến xe, cách chợ Karôn khoảng 1km đó, cứ lên đó hỏi là gặp ngay.
Để liên hệ với tay bán hàng trên, PV báo PL&XH đã "thuê" một người Việt thông thạo tiếng Lào gọi điện gặp tay bán các loại "đồ chơi" mà chúng tôi đang cần. Đúng như lời giới thiệu, tay này tên Nọi, thường ở quanh khu vực bến xe Karôn. Nọi cho biết: Mỗi loại súng như trên có giá 2 triệu tiền Việt (khoảng 1 triệu tiền kíp Lào). Nhưng loại hàng này không có số lượng lớn, chỉ có 3 đến 5 khẩu, chứ cần nhiều đến cả chục khẩu như chúng tôi thì hiện tại không thể đáp ứng được. Nếu cần nhiều thì phải báo trước 10 ngày để chuẩn bị, vì đa số mặt hàng này phải sang Trung Quốc, Thái Lan chuyển về mới có. "Nếu cần thì làm thủ tục đặt cọc trước 10 ngày, sau đó chỉ cần nói địa điểm bên này sẽ cho "đàn em" mang sang giao hàng và thanh toán nốt số còn lại"- Nọi nói chắc chắn như đinh đóng cột...
"Hàng nóng" được bày bán tại chợ Karôn, Lào
"Hàng nóng" vượt sông Sê Pôn
Đó là con đường độc đạo duy nhất mà dân cửu vạn (cua rạm) hoặc giới "sưu tầm hàng nóng" vận chuyển loại hàng này từ Lào về Việt Nam để lấy tiền công hoặc bán cho dân chơi khác.
Anh Hùng, một người làm nghề xe ôm tại chợ Karôn cho biết, những tay buôn ở Việt Nam thường xuyên sang đây lấy hàng, sau đó thuê "cua rạm" gùi qua một đoạn đường rừng rồi vượt sông Sê Pôn bằng cách lội bộ hoặc bỏ trà trộn hàng trên những chiếc thuyền đưa về Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nhiều tay buôn loại "hàng nóng" này thường thuê một số thanh niên có CMND vùng biên (theo quy định người có CMND vùng biên được qua lại cửa khẩu hai nước Việt - Lào để trao đổi thông thương hàng hóa trong ngày) sang Lào vận chuyển loại hàng này nhằm tránh sự để ý của các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới.
CA Quảng Trị vừa bắt 2 đối tượng ở huyện Cam Lộ cung cấp "hàng nóng" cho dân chơi.
Anh Hùng kể, anh cũng đã có một lần làm cửu vạn loại hàng này vượt sông Sê Pôn. Quả thật gùi cõng loại hàng này nhẹ nhàng mà tiền thù lao cũng cao. Chỉ cần một ngày làm việc khoảng 4 tiếng đồng hồ, tương đương với gùi khoảng 4 chuyến hàng vậy là được khoảng 600.000 đồng tiền Việt. Tuy nhiên, cái lần thực hiện chuyển "hàng nóng" đầu tiên của anh ngày ấy may mắn lắm mới thoát được đợt phục kích của lực lượng chức năng nên từ đó cho đến nay anh chỉ làm nghề xe ôm...
Theo anh Hùng, để vận chuyện được loại "hàng nóng" về Việt Nam, phải rất thông thạo địa hình rừng núi, sông suối ở khu vực giáp ranh này. Mà để đảm bảo an toàn cho hàng cập bến ngon lành thì nên liên hệ với các chủ bán hàng rồi họ sẽ thuê đội quân có sẵn vận chuyển là chắc chắn nhất, vì họ có rất nhiều "chiêu" có thể qua mặt được lực lượng chức năng. Nói đúng hơn thì đây là vùng "lãnh địa" của họ...
Đang còn hỏi chuyện thì có một thanh niên Lào, nói tiếng Việt khá rõ tiến đến và không ngần ngại hỏi chúng tôi đi xe ôm hay là cần vận chuyển "hàng nóng"? Chúng tôi đáp trả: Một chuyến vận chuyển khoảng 30 khẩu súng bắn đạn cao su qua Lao Bảo bao nhiêu? Gã thanh niên đầu nhuộm tóc đỏ hoe hất cằm nói: "3 triệu tiền Việt. Mất khẩu nào đền khẩu ấy, yên tâm chưa?!".
Nhanh chóng nhập vai người thuê vận chuyển "hàng nóng" với số lượng lớn, vậy là tay "cua rạm" này vui vẻ giới thiệu cho PV một số phương thức vận chuyển hiện được xem là an toàn nhất như để quảng cáo cho cái "nghề" của mình. Anh này cho hay: "Để đem được số hàng qua sông an toàn nên dùng thuyền bỏ "hàng nóng" vào một túi chống thấm nước, sau đó ngụy trang cho nó bằng những buồng chuối rồi chèo thuyền đưa sang. Nếu khi ra giữa sông mà phát hiện có bóng của lực lượng chức năng thì lập tức quay thuyền ngược lại, trong trường hợp bị bao vây tứ phía thì nhanh chóng thả số "hàng nóng" ấy xuống sông để phi tang. Một vài ngày sau thấy an toàn thì đưa "quân" ra lặn mò kéo hàng lên rồi tiếp tục đưa qua Lao Bảo nhận tiền công, thế là xong.
Một cán bộ trinh sát Biên phòng ở Lao Bảo cho biết, việc ngăn chặn các mặt hàng lậu, trong đó có loại "hàng nóng" từ Lào vào Việt Nam qua đường sông Sê Pôn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do lực lượng chức năng qúa mỏng, mặt khác do địa hình ở khu vực biên giới này khá hiểm trở, không thể nào kiểm soát nổi. Tuy nhiên, nhiều năm qua, lực lượng Biên phòng cũng đã tổ chức bắt thành công nhiều đối tượng mua và vận chuyển loại "hàng nóng" này từ Lào về Lao Bảo và bàn giao cho lực lượng CA xử lý.
Theo tìm hiểu, trong những năm qua, nhiều vụ ẩu đả của thanh niên giữa các làng tại Trung tâm Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo đều có bóng dáng của nhiều loại vũ khí như: mã tấu, dao, kiếm... có nguồn gốc từ Lào đưa về.
Ông Hoàng Văn Trung, Phó trưởng CA huyện Hướng Hóa cho biết: Mấy ngày nay, CA huyện đang tập trung điều tra vụ án dùng mã tấu chém nhau trên địa bàn gây thương tích nghiêm trọng. Ban đầu, các đối tượng gây án đã khai nhận loại mã tấu dùng gây án trên được mua từ Lào về.
Theo PLXH
"Sóng ngầm" ở chợ đêm Đc kéng trong chi thực phmn-TPHCM,ngic thu phi chung ching cho bọnu, bo k 0 gi, tri ma r rích, khuôn vin chi nông sn thực phmn sũng nc. Di nhènng vọt,ngi laong nghèo thức trắng mu sinh. Thỉnh thong li ci chuyn xe ti niuôi nhauc tỉnh mn Ty, Ty Nguyno bãi tp kt. Ngay lcng phụ nữ dng vẻ tt bt...