Những người không nghỉ tết
1g30 đêm giao thừa, tôi nghe tiếng xoèn xoẹt bất thường, lúc sau mới hiểu ra là tiếng quét rác vọng lên từ dưới đường. Người quét đường, chẳng biết nam hay nữ, rõ ràng không nghỉ tết.
Mùng Một tết, bãi xe sức chứa một vạn chiếc của trung tâm thương mại Aeon chật kín. Những bãi tư nhân bên ngoài lấy phí 10.000 đồng/chiếc cũng ken đặc. Hóa ra ngày tết người ta chán ở nhà nấu nướng rồi, kéo nhau đi cà phê, mua sắm và kết thúc trong nhà hàng cho tiện.
Em nhân viên phục vụ khu ăn uống trông quen quen. Con trai tôi nhận ra, đó là anh võ sinh Taekwondo cùng sân tập. Anh chàng là sinh viên, ở lại làm thêm ngày tết. Tại quầy giữ đồ, cửa soát vé xe siêu thị toàn những gương mặt lạ và quá non, khác hẳn những nhân viên tôi thường gặp ở siêu thị quen thuộc này.
Chị nhân viên vệ sinh cần mẫn thọc tay khoắng chà từng bồn cầu sáng bóng, dặn dò tôi hãy bước vào buồng chị mới dọn; phía kia có khách mới ra, để chị làm thật sạch hãy vào… Hỏi chị làm ở đây lâu chưa mà còn vui vẻ, nhiệt tình với công việc dọn vệ sinh đến thế, chị cho biết chị làm ngành khác, tranh thủ nghỉ tết thì kiếm thêm thôi.
Khắp trung tâm thương mại, tôi gặp vô số dân “tay mơ” qua cách làm việc chỉn chu, giao tiếp thân thiện, khác hẳn dàn nhân viên cũ vốn mệt mỏi suốt năm vì những công việc nhàm tẻ.
Tối mùng Hai, công viên Tao Đàn ngập người. Tưởng kỳ nghỉ tết dài, bà con về quê hay đi du lịch hết. Tới mấy chỗ này mới thấy không hề có một Sài Gòn tĩnh lặng. Loa phóng thanh chốc chốc lại vang lên tiếng tìm trẻ lạc. Người qua lại đông và rối thế này, không lạc mới lạ. Có cả những trẻ 9, 10 tuổi cũng phải nhờ thông báo tìm cha mẹ, ông bà.
Video đang HOT
Các gia đình mệt nhoài vì chờ đón con cháu về ăn tết ở sảnh sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: internet
Một bé trai chừng 2-3 tuổi bị lạc trong hội hoa. Bé gào khóc, giằng co với nhân viên và khách qua lại cả tiếng đồng hồ. Mọi người rất vất vả mà không hỏi được gì. Lục túi bé, cũng không tìm ra số điện thoại phụ huynh hay tên tuổi, địa chỉ.
Nhiều người trách cha mẹ đâu mà kỳ quá, lạc con cả tiếng đồng hồ mà chưa gặp ban tổ chức để tìm, trong khi loa của ban tổ chức ra rả thông báo “ai là người nhà bé trai chừng 2-3 tuổi, mặc áo thun siêu nhân vàng…”.
Tôi chợt sáng ý, quả quyết với những người lớn: cha mẹ của bé chẳng phải người khách thảnh thơi đi du xuân, mải lo selfie đâu mà trách. Đó có thể là một người bán hàng rong, một nhân viên quầy dịch vụ nào đấy, đi làm ngày tết phải mang theo. Mẹ bận việc, chỉ biết dặn con hãy chơi quanh quất, nào ngờ thằng bé mải vui hoặc dòng người xô đẩy tới lui, nên lạc. Mẹ nó, vì bận phục vụ khách của mình, vì nghĩ con chơi loanh quanh, nên không để ý tiếng loa…
Quả nhiên tôi đúng, mãi khi các gian hàng thu dọn, mới có người mang vẻ mặt hốt hoảng tới nhận con: cô là nhân viên một quầy thức ăn nhanh. Liên tục bị hối rót nước, chiên khoai tây cho khách, nên cô không nghe tiếng loa thông báo đặc điểm con mình. Hai mẹ con cậu bé áo siêu nhân vàng ôm nhau khóc…
Kim Ngân
Theo phunuonline.com.vn
Tết rồi, trở về thôi!
Với từ "về", trong trí óc tôi cứ nghĩ đến một nơi mà mình xuất phát và rồi lại quay về nơi đó. Bao nhiêu năm tôi cứ đi về như con thoi và càng lớn tôi lại thấm thía chữ quay về.
Người ta có nhiều nơi để đến
Chỉ một nơi thân thiết
(Tô Kiều Ngân)
Trong chặng đường trần gian, đã nhiều lần vào đêm mưa, tôi đi qua con phố nhỏ để về nhà. Đường vắng, ngọn đèn đường vàng nhạt, thấy nhà ai còn ánh đèn leo lét tôi càng mong mình mau về căn nhà nhỏ. Tưởng như chỉ có bước chân âm thầm của đêm đang song hành với mình, tưởng mùa mưa như dài lê thê đến lạnh người. Chỉ có khi trở về mình mới thấy bình an cùng với những ngóng trông của người thân thiết.
Quang cảnh Việt kiều về quê đông nghẹt sảnh sân bay Tân Sơn Nhất những ngày giáp tết Kỷ Hợi (ảnh chụp ngày 23/1/2019) - Nguồn: Internet
Đã khi nào bạn ăn tết xa nhà chưa? Có lẽ không hiếm người phải sống trong hoàn cảnh đó. Chỉ hiểu rằng đó là lúc nhớ quay quắt những gương mặt người thân, nhớ những lúc ngồi bên nhau gói bánh tét, nhớ đêm giao thừa... Bởi vậy mới hiểu vì sao biết bao người làm ăn quần quật quanh năm rồi gần kề ngày tết ai nấy đều khăn gói trở về bên gia đình. Ở bến xe, bến tàu cuối năm, ai ai như cũng sợ mình sẽ lỡ chuyến trở về. Tôi cũng từng xin chiếc vé trở về như thế, cứ vạ vật với niềm hy vọng để lên chuyến xe về kịp ngày 30 hay cùng lắm là đêm giao thừa.
Có đi xa mới thấy nỗi quay về ăn sâu vào máu thịt. Đã là người dù có nhiều chốn dừng chân, dù có nhiều miền đất đầy hứa hẹn thì tiếng "quê hương" luôn có sức mạnh lạ kỳ.
Tôi đã qua bao nhiêu mùa xuân trên xứ người. Nhiều lúc quay như chong chóng trong cuộc mưu sinh thì cũng buộc phải trở về nơi nào đó. Cuộc đời con người như những cánh chim để cứ mãi chấp chới bay về phía trước. Lúc cánh chim tìm về tổ ấm thì con người cũng ao ước được dừng chân để trở về. Suy cho cùng, đích đến của tôi cũng chỉ là trở về.
Mỗi năm hễ gần kề mùa xuân, tôi cứ như người đã được ấn vào đầu lập trình đã soạn sẵn, thế là động tác sau cùng là xốc hành lý lên để lại được trở về. Mùa xuân ở đâu cũng đẹp. Khi tôi ngồi ở đây để điểm lại từng cái tết quê nhà thì ánh lên trong đầu là sắc vàng của hoa mai, màu áo lụa như màu hoa cúc trước ngõ và đẹp hơn hết là màu nắng vàng rực rỡ trên đường phố nhiệt đới. Những gương mặt con người như chưa bao giờ đẹp thế. Trong khung cảnh đầm ấm, tựa cửa nhìn ngắm mùa xuân mà lòng tôi lâng lâng. Chẳng hiểu trên con đường nắng lụa kia có ai hối hả trở về sau đêm 30 bởi những chuyến xe muộn màng không nhỉ? Dù có muộn nhưng họ cũng đã trở về, giống như họ đang góp phần mang mùa xuân về nơi chốn ấy.
Thế là trong hành trang, lại thêm một mùa xuân đã về trên quê hương, trong lòng người thân yêu. Tết rồi, trở về thôi!
Võ Ngọc Lan
Theo phunuonline.com.vn
5 năm mới dám xin về Tết ngoại, bố chồng nói một câu khiến tôi sững người Cho đến ngày Tết tôi mới thấu nỗi khổ lấy chồng xa. 5 năm ròng, chị chưa một lần được về ngoại đón Tết (ảnh minh họa) Tết là ngày gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ngày trẻ con mừng rỡ khi nhận lì xì, ngày bạn bè, người thân gặp nhau, tay bắt mặt mừng hỏi han về một...