Những người không nên tiêm vaccine Covid-19 của Moderna
Hơn 2 triệu liều Covid-19 của Moderna vừa đến Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vaccine này có hiệu quả không đổi trước một số biến chủng nCoV mới.
Ngày 29/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine Spikevax (tên khác là Moderna) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là vaccine Covid-19 thứ 5 được phê duyệt tại Việt Nam, sau AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer và Sinopharm.
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (SAGE) đã đưa ra những khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vaccine Covid-19 Moderna (mRNA-1273) ở nhóm người dân trên 18 tuổi.
Ai nên tiêm phòng trước?
Cũng như các vaccine Covid-19 khác, chuyên gia của WHO khuyến những quốc gia trên thế giới phân loại người được tiêm thành hai cấp độ – ưu tiên cao và nhóm còn lại.
Do nguồn cung cấp vaccine còn khan hiếm, các nước nên ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người lớn tuổi. Khi đã có nhiều vaccine hơn, các nhóm ưu tiên bổ sung nên được tiêm chủng, đặc biệt là những người dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc có bệnh lý nền.
Người dân tại TP.HCM tiêm vaccine Covid-19 trong chiến dịch lớn nhất lịch sử của thành phố. Ảnh: Chí Hùng.
Theo WHO, những người trong nhóm có nguy cơ nhập viện, mắc bệnh nặng khi nhiễm nCoV cũng nên được xem xét tiêm vaccine Covid-19 của Moderna sớm. Nhóm này gồm người bị bệnh phổi mạn tính, tim nghiêm trọng, béo phì nặng, tiểu đường, bệnh gan và nhiễm HIV.
Người bị suy giảm miễn dịch cũng nên được xem xét tiêm vaccine. Ngoài ra, theo các chuyên gia của WHO, người từng mắc Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine. Tuy nhiên, trường hợp này có thể hoãn tiêm trong 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm nCoV.
Vaccine của Moderna được đánh giá có hiệu quả với phụ nữ đang cho con bú tương tự những trường hợp khác. Do đó, WHO khuyến cáo người đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể tiêm phòng, không cần dừng cho con bú sau tiêm.
Phụ nữ có được tiêm vaccine của Moderna?
Video đang HOT
WHO khuyên phụ nữ mang thai vẫn nên sử dụng vaccine Covid-19 nếu lợi ích bảo vệ của nó lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra. Trước khi quyết định tiêm hay không, các bà mẹ cần được tư vấn kỹ, cung cấp các thông tin về rủi ro khi mắc Covid-19 trong thai kỳ, lợi ích của tiêm chủng.
Các vấn đề như có nên hoãn mang thai, bỏ thai vì tiêm vaccine được nhóm chuyên gia WHO khẳng định là không nên.
Ngoài ra, nhóm SAGE khuyến cáo 4 nhóm người sau đây không nên tiêm vaccine Covid-19:
- Người có phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm liều đầu tiên của vaccine mRNA-1273.
- Người đã có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần của vaccine này.
- Người cao tuổi, sức khỏe rất yếu có tuổi thọ dự kiến dưới 3 tháng nên xem xét.
- Những người dưới 18 tuổi trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu sâu hơn.
Phụ nữ mang thai được phép tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, họ cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Ảnh: CNBC.
Hiệu quả
SAGE khuyến cáo sử dụng vaccine Moderna mRNA-1273 đủ hai liều (100 g, mỗi liều 0,5 ml), cách nhau 28 ngày. Trong trường hợp cần thiết, thời gian giữa hai liều có thể cách nhau đến 42 ngày.
Trong trường hợp nguồn vaccine khan hiếm, các quốc gia có thể trì hoãn việc tiêm mũi thứ 2 cho người dân đến 12 tuần để đạt tỷ lệ bao phủ liều đầu tiên cao hơn.
Theo nhóm chuyên gia, người dân nên tuân thủ việc tiêm đủ 2 liều vaccine và cùng một loại để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vaccine Covid-19 của Moderna đã được chứng minh có hiệu quả 94,1% trong việc bảo vệ người dân khỏi bị lây nhiễm nCoV. Vaccine có hiệu lực sau 14 ngày tiêm mũi đầu tiên.
Vaccine có an toàn không?
Ngày 30/4, WHO thêm vaccine Covid-19 của Moderna vào danh sách sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Điều đó, có nghĩa loại vaccine này đã được hội đồng thẩm định của WHO đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, những vaccine trong danh sách sử dụng khẩn cấp được ưu tiên để cung cấp cho chương trình COVAX.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kỹ dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine Moderna và cho phép sử dụng trên toàn châu Âu.
SAGE khuyến cáo người dân sau khi được tiêm cần ở lại điểm chủng ít nhất 15 phút. Bất kỳ ai gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau tiêm liều đầu tiên không được tiêm mũi thứ 2.
Máy bay chở vaccine Moderna do Mỹ viện trợ hạ cánh tại Việt Nam vào sáng 10/7. Ảnh: UNICEF Việt Nam.
Vaccine có hiệu quả với biến chủng mới?
Dựa trên các nghiên cứu hiện có, tài liệu của WHO cho biết biến chủng nCoV mới như Alpha (B.1.1.7) và Beta (501Y.V2 hay B.1.351), không làm thay đổi hiệu quả vaccine của Moderna. Do đó, đến thời điểm này, vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi dịch bệnh.
Các phát hiện mới, được công bố vào tuần cuối tháng 6 trên tạp chí Nature , bổ sung thêm bằng chứng cho thấy những người đã được tiêm vaccine mRNA chống Covid-19 có thể không cần dùng thêm thuốc tăng cường miễn dịch, với điều kiện virus SARS-CoV-2 và các biến thể không phát triển đến mức kháng những loại vaccine hiện tại.
Đối với những người bệnh Covid-19 đã hồi phục và sau đó được tiêm vaccine, họ có thể không cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch ngay cả khi virus có thêm biến thể mới.
Không có loại vaccine Covid-19 nào có thể bảo vệ 100% người tiêm khỏi virus. Vì vậy, WHO khuyến cáo ngay cả khi đã được tiêm chủng, người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách.
Đức đàm phán mua vaccine Sputnik V của Nga
Đức đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc mua vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V mà không đợi hành động phối hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, các quan chức Chính phủ Đức đang thảo luận hợp đồng đặt mua vaccine Sputnik V với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ phát triển loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn trước đó cho biết nước này sẵn sàng tự tiến hành đàm phán với Nga mà không có 26 quốc gia thành viên còn lại của EU nếu việc này có thể giúp Đức đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc mua vaccine vẫn phải phụ thuộc vào sự phê duyệt của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA).
Bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cho biết bang này đã ký ý định thư mua 2,5 triệu liều vaccine Sputnik V nếu loại vaccine này được EMA phê duyệt. Bang Mecklenburg-Western Pomerania, miền Đông nước Đức, cũng đặt mua 1 triệu liều vaccine Sputnik V.
EMA đang xem xét để cấp phép lưu hành vaccine Sputnik V tại 27 quốc gia thành viên của EU. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Spahn, Ủy ban châu Âu cho biết cơ quan này sẽ không ký hợp đồng mua vaccine Sputnik V như với các hãng dược phẩm khác như BioNTech, vì vậy Đức sẽ đàm phán song phương với Nga.
Đức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối tháng 12/2020 và hiện đang sử dụng vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Loại thứ 4 là vaccine của hãng Johnson & Johnson dự kiến sẽ được lưu hành ở EU trong vài tuần tới.
Cho đến nay Đức vẫn phối hợp với EU trong việc mua vaccine. Việc triển khai chương trình tiêm vaccine tương đối chậm ở Đức hiện nay đã vấp phải dư luận chỉ trích trong nước khi nước này đang phải nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 diễn biến phức tạp. Đến nay, mới chỉ có 13% dân số Đức được tiêm liều vaccine đầu tiên, trong khi số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 8/4 là hơn 20.000 ca và hơn 300 ca tử vong.
* Cùng ngày 8/4, RDIF đã yêu cầu Chính phủ Slovakia trả lại một lô vaccine gồm hàng chục nghìn liều Sputnik V để các nước khác sử dụng. Thông báo trên tài khoản Twitter của quỹ RDIF, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cho biết yêu cầu này liên quan đến các vi phạm hợp đồng khác nhau, cụ thể là việc kiểm nghiệm vaccine do cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, thông báo nhấn mạnh cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia đã thử nghiệm vaccine Sputnik V trong một phòng thí nghiệm không thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm kiểm soát thuốc chính thức của EU.
Trước đó, RDIF đã yêu cầu Slovakia tiến hành thử nghiệm lại vaccine Sputnik V, song phải thực hiện ở phòng thí nghiệm được EU chứng nhận.
Tháng trước, Slovakia đã nhập khẩu 200.000 liều vaccine Sputnik V, theo đó trở thành quốc gia thứ 2 trong EU chấp thuận vaccine của Nga sau Hungary, mặc dù EMA chưa phê duyệt loại vaccine này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Slovakia chưa cho phân phối ngay vaccine Sputnik V mà yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm thử nghiệm lại. Ngày 8/4, cơ quan quản lý dược phẩm SUKL của Slovakia cho biết lô vaccine Sputnik V mà nước này nhận được khác với mẫu mà các nhà khoa học quốc tế và EMA đang đánh giá.
Tuy nhiên, RDIF đã bác bỏ ý kiến trên của phía Slovakia. RDIF khẳng định mọi lô vaccine Sputnik V đều có chất lượng như nhau và được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt tại Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V.
Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V Là "cha đẻ" của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung. Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ...