Những người không có ngày vui trọn vẹn
Việc giảm chỉ số tiểu cầu sẽ dẫn đến xuất huyết dưới da và đối mặt với nhiều khả năng xuất huyết nguy hiểm khác như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa
Trong những ngày Tết vừa qua, rất nhiều người bệnh đã không thể đón một năm mới trọn vẹn bên người thân vì phải nằm viện. Bên cạnh nỗi buồn ấy, họ còn có thêm nỗi lo không có đủ chế phẩm máu để truyền bởi tình trạng thiếu máu đang còn kéo dài.
Từ tháng 6/2020, cháu Nguyễn Trung Kiên đã bắt đầu điều trị ung thư máu khi mới vừa tròn 2 tuổi. Hơn nửa năm trời ròng rã nằm viện, truyền hóa chất, đến Tết bố mẹ con chỉ mong sao con được đón một cái Tết trọn vẹn ở nhà.
Mới hơn 2 tuổi nhưng bé đã trải qua những đợt điều trị ung thư máu với vô số lần phải truyền máu
Vậy mà đêm mùng 1 Tết, con đã bị ra máu mũi, ra máu chân răng rất nhiều. Máu chảy ướt đầm cả ga gối. Không thể chờ đến sáng, bố mẹ con vội vàng gọi xe đưa con từ Vĩnh Phúc xuống Viện Huyết học – Truyền máu TW cấp cứu.
Hơn 1 giờ đêm mùng 2 Tết, con nhập viện, tiểu cầu chỉ còn 8G/l, mất máu nhiều. Lòng bố mẹ con đứng ngồi không yên, chỉ lo trong những ngày Tết không có máu, có tiểu cầu truyền cho con. Bác sĩ phải dự trù khối hồng cầu và tiểu cầu gấp. Tại thời điểm này, chính các y bác sĩ tại Viện đã tham gia hiến tiểu cầu, đồng thời trong nhiều trường hợp Viện phải liên hệ trực tiếp, vận động người đến hiến tiểu cầu để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách trong điều trị.
Có những ngày chị Mẩy phải truyền liên tục 4 đơn vị máu (hồng cầu và tiểu cầu)
Khi chỉ còn vài tuần nữa là bước sang năm mới, chị Lý Lở Mẩy (26 tuổi, dân tộc Dao ở Tả Phìn, Sapa, Lào Cai) phát hiện bị bệnh ung thư máu. Chồng chị phải gửi cô con gái nhỏ cho ông bà, gom góp tiền bạc đưa vợ xuống Hà Nội điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Ngay trong đợt điều trị đầu tiên, cả huyết sắc tố và tiểu cầu của chị đều giảm sâu. Chị bị xuất huyết dưới da, máu bầm tím từng mảng khắp người, khả năng xuất huyết não luôn rình rập.
Những ngày Tết vừa qua, khi người bệnh cùng phòng, cùng khoa háo hức được ra viện, về nhà đón Tết thì chị phải ở lại viện, trong lòng không nguôi nỗi mong nhớ và lo cho cô con gái nhỏ. Thể bệnh của chị là Lơ-xê-mi cấp thể tiền tủy bào, đây là thể bệnh ung thư máu có cơ hội sống rất tốt vì đã có thuốc điều trị nhắm đích, tuy nhiên nguy cơ ra máu lại rất cao. Nếu như người bệnh không được truyền chế phẩm máu kịp thời thì dù có thuốc điều trị tốt đến đâu cũng khó có thể cứu sống.
Suốt những ngày điều trị, chị liên tục phải truyền máu. Có những ngày, chị truyền liên tục 4 đơn vị máu. Chỉ tính trong 20 ngày nằm viện (từ 29/1 – 19/2) chị đã nhận tổng cộng gần 50 đơn vị chế phẩm máu (bao gồm cả hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương…).
Video đang HOT
Trong khi đó, ngay trước Tết, dịch bệnh bùng phát trở lại. Viện Huyết học – Truyền máu TW đã phải hoãn 30 buổi hiến máu do các đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu, dẫn tới hơn 8.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo dự kiến.
Sau Tết, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương lại nhận thông tin hoãn thêm khoảng 24 lịch hiến máu từ nay đến hết tháng 3 với dự kiến khoảng 5.000 đơn vị máu. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho điều trị vẫn không hề giảm. Viện Huyết học – Truyền máu TW mới chỉ đáp ứng được 70 – 80% dự trù máu từ các bệnh viện.
Ước tính nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị trong tháng 2 và tháng 3 của Viện Huyết học – Truyền máu TW là khoảng 50.000 đơn vị máu. Với các lịch hiến máu được duy trì đến thời điểm này thì vẫn còn thiếu khoảng hơn 20.000 đơn vị máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân).
Trên cả nước còn có hàng nghìn người bệnh đang thiếu máu, trong đó có những sản phụ băng huyết sau sinh, những ca cấp cứu… mà chỉ cần truyền máu chậm một chút thôi có thể khiến người bệnh mất đi cơ hội sống.
Địa điểm hiến máu:
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội): từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).
- Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội: Tất cả các ngày trong tuần (đến ngày 7/03/2021):
26 Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm).
132 Quan Nhân (quận Thanh Xuân).
Số 10, ngõ 122 đường Láng (quận Đống Đa).
Ảnh: Công Thắng
'Chúng tôi sẽ dừng sống nếu không có máu'
"Tôi nhận thức cuộc sống của mình phụ thuộc vào những giọt máu, tấm lòng của mọi người. Nếu không có máu, chúng tôi sẽ dừng sống".
Mỗi giọt máu là giọt sự sống
Anh Nguyễn Trọng Hùng, 36 tuổi, ở Vinh, Nghệ An đã chiến đấu với ung thư máu suốt 2 năm nay. Hơn ai hết, anh trân trọng vô ngần những giọt máu hiến của cộng đồng.
Anh kể, năm 2019 anh phát hiện ung thư máu, được chuyển lên Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương điều trị. Ngay khi nhập viện, anh được truyền tiểu cầu, chế phẩm máu này dần trở thành nguồn sống với anh.
Trong 7 tháng, anh Hùng trải qua 4 đợt truyền hoá chất khiến hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu xuống rất thấp. Đặc biệt tiểu cầu hạ thấp sẽ khiến máu khó đông, khó cầm, nguy cơ chảy máu, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não có thể đe doạ tính mạng bất cứ lúc nào.
Anh Hùng chia sẻ về hành trình điều trị của mình và gửi lời tri ân tới tất cả những người tình nguyện hiến tặng máu cho các bệnh nhân
Sau mỗi đợt truyền hoá chất, những bệnh nhân như anh đều phải bù máu, sống dựa vào nguồn máu tiếp từ bên ngoài. Đợt nhiều nhất anh truyền tới 3 lít tiểu cầu, 2 lít máu. Đó là bệnh nhân khoẻ, trường hợp khác nặng hơn cần bù rất nhiều.
"Là một bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính, tôi nhận thức sự sống của mình phụ thuộc vào những giọt máu, tấm lòng của mọi người. Với trải nghiệm của người trong cuộc và đứng trước cảnh cửa sinh tử, mỗi giọt máu với tôi là giọt sự sống. Bởi nếu không có máu, chúng tôi sẽ dừng sống", anh Hùng nói đầy cảm kích.
Anh chia sẻ, anh chỉ là một trong số hàng trăm bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Viện, có nhiều bệnh nhân thậm chí không còn đủ khả năng để truyền hoá chất nữa, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máu hiến tặng.
Nếu không có máu, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ chấm dứt vì khả năng phục hồi không còn nữa.
"Thực sự mà nói, cá nhân tôi hay những bệnh nhân khác không có lời nào diễn tả hết sự biết ơn với những người đã tình nguyện cho chúng tôi những giọt máu, giúp chúng tôi có sự sống kéo dài hơn", anh Hùng xúc động chia sẻ.
Dù vậy, không phải khi nào kho máu của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cũng đủ. Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đã có lúc kho chỉ còn vài chục đơn vị. Khi đó anh Hùng đã phải kêu gọi bạn bè, người thân đi hiến máu.
Sau 7 tháng bệnh thoái lui, 5 ngày nay anh Hùng đã phải quay lại bệnh viện do ung thư tái phát. Với anh, chặng đường phía trước có thể còn rất dài...
43 tỉnh cùng tham gia hiến máu
Tại buổi họp báo chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ chiều 7/1, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, trong 2 năm gần đây nhờ đẩy mạnh tuyên truyền về rượu bia, làm tốt công tác phòng chống tai nạn giao thông... tỉ lệ cấp cứu phải truyền máu do tai nạn giảm đi nhiều. Nhu cầu máu không tăng lên so với năm trước.
Hiện Viện cung cấp máu và các chế phẩm từ máu cho 180 bệnh viện tại 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với lượng khoảng 350.000 đơn vị mỗi năm.
Riêng trong dịp Tết Nguyên Đán cần ít nhất 50.000-55.000 đơn vị hồng cầu, trong đó trong tháng 1 phải chuẩn bị 36.000-41.000 đơn vị, trong tháng 2 cần ít nhất 16.000 - 18.000 đơn vị.
Bất chấp giá rét, nhiều người vẫn tranh thủ đi hiến máu
TS Khánh thông tin, trung bình có khoảng 1.200-1.300 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện, trong Tết chỉ còn 300-400 nhưng đây đều là những bệnh nhân cần truyền máu. Trong khi tháng Tết, lượng máu hiến rất khan hiếm.
Viện trưởng Huyết học -Truyền máu Trung ương chia sẻ thêm, vào mùa hè với chương trình Hành trình đỏ, lượng máu hiến khá dồi dào song máu là sản phẩm đặc biệt, không thể tích trữ dùng dần.
"Thời hạn bảo quản của hồng cầu có thể được 35-40 ngày nhưng với tiểu cầu chỉ 3-5 ngày. Nếu bệnh nhân cần đúng thời điểm thiếu tiểu cầu có thể bị chảy máu não không cầm và tử vong ngay không có cách gì cứu được", TS Khánh chia sẻ.
Nếu hiến tiểu cầu trực tiếp, 1 người khoẻ mạnh có thể hiến được 1 đơn vị tiểu cầu 250ml và có thể quay vòng hiến sau mỗi 30 ngày. Tuy nhiên nếu tách chiết từ hồng cầu, cần ít nhất 6-12 đơn vị mới tạo được 1 đơn vị tiểu cầu.
Xác định thời điểm tháng 1 - 3 thường xuyên bị thiếu máu, đều đặn 12 năm nay, chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ đều tổ chức vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán, kéo dài đến sau Tết để bù đắp lượng máu thiếu hụt.
Năm nay, chương trình Chủ nhật đỏ sẽ có 43 tỉnh tham gia với 80 điểm hiến máu, kéo dài đến hết tháng 3 và dự kiến tiếp nhận hơn 50.000 đơn vị máu.
Tại Hà Nội, chương trình sẽ tổ chức tại ĐH Bách Khoa vào ngày 17/1 tới.
'Cháu bé ấy không thể chờ đến khi có tiểu cầu' Vượt quãng đường hơn 100 km tới Hà Nội, được truyền tiểu cầu, Việt mới ngừng xuất huyết. Nhưng nhiều đứa trẻ khác không may mắn như vậy khi gặp thời điểm khan hiếm tiểu cầu. Mới hơn 6 tuổi, bé Nguyễn Tuấn Việt đã có 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu. Từ 18 tháng tuổi, Việt phải làm quen...