Những người hùng bị bỏ quên trong cuộc chiến chống Covid-19
Nhân viên chăm sóc sức khỏe, người lau dọn nhập cư trong bệnh viện qua đời vì Covid-19 nhưng gia đình của họ không được hưởng chính sách như các y bác sĩ.
Tháng trước, Chính phủ Anh thông báo gia đình và những người phụ thuộc của các nhân viên y tế nhập cư qua đời vì Covid-19 sẽ được cấp phép ở lại Anh không thời hạn.
Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng với một số nghề nghiệp như y tá, nhân viên chụp X-quang, nhà hóa sinh. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, người lau dọn và khuân vác trong bệnh viện không có tên trong danh sách.
Những nhân viên chăm sóc sức khỏe, lau dọn không được hưởng ưu đãi như y bác sĩ
Công đoàn Anh đã gọi chính sách này là “vô cảm”. Lola McEvoy, đại diện của Công đoàn Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nói: “Những nhân viên quan trọng nhưng có mức lương thấp nhất của chúng ta lại bị bỏ rơi. Chúng ta đòi hỏi họ chấp nhận thử thách lớn nhất nhưng họ nhận phần thưởng nhỏ nhất”.
“Họ làm việc ở tuyến đầu chống dịch, nhiều người đã mất và gia đình họ không có người chăm sóc. Họ cũng đối mặt những nguy hiểm giống như các y bác sĩ và cần được bảo vệ an toàn, sự bình yên giống vậy”.
Video đang HOT
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), có một số lượng lớn những người “làm việc âm thầm phía sau” ở các bệnh viện. Giám đốc y tế quốc gia của NHS, Stephen Powis, cho hay: “Là một bác sĩ làm việc trên tuyến đầu nhiều năm, tôi đánh giá cao toàn bộ các nhóm đa ngành trong bệnh viện”.
Theo ông Powis, tất cả mọi người từ quản lý tới nhân viên hành chính, y tá đã cùng góp sức xử lý cuộc khủng hoảng dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân hàng ngày.
Một nhân viên lau dọn người Syria đang làm tại Bệnh viện Hassan Akkad cho hay, anh cảm thấy như bị “đánh sau lưng” với quyết định trên.
“Tôi làm ở bệnh viện vào thời điểm diễn ra dịch bởi tôi muốn giúp đỡ đất nước vượt qua dịch Covid-19. Hôm nay, tôi cảm thấy bị phản bội, bị sốc khi Chính phủ quyết định loại tôi và các đồng nghiệp”, người này nói.
Một nữ nhân viên lau dọn người Nigeria cũng đã ở Anh được 10 năm. “Tôi yêu công việc của mình nhưng khi làm ở bệnh viện, tất cả chúng tôi đều gặp nguy hiểm. Chúng tôi đồng lòng như một gia đình để chống lại virus. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã hy sinh mạng sống”, cô tâm sự.
Phản ứng đem lại hiệu quả
Sau khi những bức xúc của công đoàn và các nhân viên chăm sóc sức khỏe, lau dọn… được chia sẻ trên báo chí, Chính phủ Anh đã thay đổi quyết định của mình.
Theo đó, gia đình của tất cả các nhân viên nhập cư làm việc tại bệnh viện đã mất trong dịch Covid-19 sẽ được ở lại Anh không thời hạn.
Bộ trưởng Nội vụ, Priti Patel, nói: “Mọi cái chết trong cuộc khủng hoảng này đều là bi kịch. Các nhân viên y tế đã hy sinh mạng sống của mình để cứu những người khác”.
“Khi thông báo chính sách trên vào tháng 4, tôi đã nói chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ để hỗ trợ tốt hơn. Hôm nay, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng hưởng quy chế này”.
Theo bà Patel, các gia đình của nhân viên y tế nhập cư sẽ được nhận sự hỗ trợ cần thiết và những thay đổi trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Khẳng định mất vị giác, khứu giác là triệu chứng mới Covid-19
Covid-19 trước đây được xác định thông qua triệu chứng ho, sốt kéo dài. Nay, thêm triệu chứng mất khứu giác và vị giác.
Mất khứu giác vừa được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) thêm vào danh sách các triệu chứng Covid-19, bên cạnh sốt cao và ho liên tục.
Jonathan Van-Tam, Phó giám đốc y tế NHS, cho biết các cố vấn hàng đầu của chính phủ đã phân tích rất chi tiết, chỉ ra việc bổ sung mất khứu giác, vị giác vào triệu chứng sẽ giúp xác định 94% ca nhiễm, thay vì 91% khi sàng lọc dựa trên ho và sốt.
Trước đó, Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền tại Trường Đại học King London, bày tỏ lo ngại các ca nhiễm nCoV có thể bị bỏ sót vì danh sách các triệu chứng Covid-19 của Anh quá hẹp.
Tuần trước, giáo sư Spector chỉ trích chính phủ khuyến cáo người dân "hãy cảnh giác" nhưng "không nói cho họ biết điều gì về dịch bệnh". Ông cho rằng "thật là xấu hổ" khi mất vị giác và khứu giác chưa được thêm vào danh sách triệu chứng, và ý tưởng về "một dịch bệnh ngắn ngủi với bộ tiêu chí khắt khe" là "gây nguy hiểm cho cả đất nước".
Vào tháng 5, nhóm nghiên cứu của giáo sư Spector đã công bố kết luận về mối liên hệ chặt chẽ giữa Covid-19 và mất mùi vị. Tuy nhiên, nhóm cũng cho biết: "Chúng tôi không biết liệu mất khứu giác có trước hay sau các triệu chứng khác, xảy ra trong hay sau khi bị bệnh".
Ngày 18/5, giáo sư Van-Tam cho biết từ ngày 27/3 các cố vấn y tế của chính phủ đã bắt đầu xem xét khả năng mất khứu giác là triệu chứng Covid-19, từ đó liên tục đánh giá trước khi kết luận.
"Bổ sung triệu chứng về khứu giác, vị giác giúp xác định chính xác hơn các ca nhiễm", giáo sư Van-Tam cho biết.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đưa ra bảy triệu chứng của Covid-19 bao gồm đau cơ, mất vị giác hoặc khứu giác. Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê 6 triệu chứng, phân loại thành phổ biến nhất, ít phổ biến và nghiêm trọng.
Giáo sư Spector cho biết ông đã xác định được ít nhất sáu mô hình triệu chứng khác nhau của những người nghi mắc Covid-19, dựa trên dữ liệu từ ứng dụng theo dõi được hơn ba triệu người trên toàn thế giới tải về.
Nhóm cố vấn của chính phủ Anh cũng xem xét một loạt triệu chứng khác trong vài tuần qua. Tuy nhiên hiện chỉ thêm những triệu chứng "không quá phổ biến và không đặc hiệu" vào danh sách chính thức vì "chúng có thể gây nhầm lẫn nhiều hơn"
Những y tá người Philippines khốn khổ ở Mỹ và sự mong manh của chuỗi cung ứng y tá toàn cầu Đại dịch đã cho thấy mức độ phụ thuộc của các nước giàu hơn, bao gồm cả Mỹ, vào nguồn nhân viên chăm sóc sức khỏe đến từ những quốc gia nghèo hơn như Philippines. Ảnh minh họa Hành trình của Daisy Doronila đến Mỹ là điển hình cho một y tá đến từ Philippines. Là con út trong một gia đình có...