Những người hàng xóm ‘giấu mặt’ thời cách ly vì dịch Covid-19: Món quà tình người
Trong khi không ít người trong diện F1, F2 khi tiếp xúc người nhiễm Covid-19 phải cách ly bị cộng đồng kỳ thị, thì một số khu đô thị, chung cư tại Hà Nội lại đón những “người bệnh” bằng tình yêu thương với sự sẻ chia từ những người hàng xóm.
Khu phố cách ly bỗng đón nhận sự yêu thương, san sẻ, tình người trong dịch bệnh.
Bỗng dưng nằm trong danh sách 44 người là F1 của bệnh nhân thứ 21, chị Nguyễn Thị Huyền, ở khu đô thị Việt Hưng, Q.Long Biên (Hà Nội), vô cùng lo lắng và chuẩn bị tâm lý đi cách ly tập trung để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã ra quyết định cho chị Huyền và cả gia đình cách ly tại nhà 14 ngày. “Tôi rất bối rối, lo sợ, mình ở lại nhà có khi trở thành đối tượng bị “đấu tố”, kỳ thị vì làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bao người, nên tôi quyết định lên hội cư dân “khai báo thành khẩn” về tình hình của mình. Thật bất ngờ, khác với những gì mình nghĩ, những người hàng xóm trong khu đều động viên, chia sẻ với gia đình tôi”, chị Huyền xúc động nói.
Để đồng hành cùng gia đình chị Huyền chống dịch, những người hàng xóm tốt bụng đã lập nhóm với tên gọi “Quân khu k16″ trên Zalo. Mọi thông tin về phòng chống dịch trong khu và tin tức về sức khỏe gia đình chị Huyền được cập nhật liên tục, đặc biệt là ngày chị Huyền chờ kết quả xét nghiệm cả khu nín thở chờ tin.
“Chưa bao giờ tôi thấy mình được quan tâm, động viên chia sẻ nhiều đến vậy, ngay cả những người hàng xóm lâu nay không biết mặt, biết tên cũng gửi lời động viên. Ai cũng hỏi tôi cần gì, thiếu gì không để họ mua, họ còn lên cả danh sách những thứ cần phải mua để gửi đến. Tôi đã khóc khi nhận được lọ tinh dầu xông phòng của một người hàng xóm. Món quà nhỏ bé kèm theo những lời động viên: “Hãy mạnh mẽ, vững tin, chúng tôi luôn bên gia đình bạn” khiến chúng tôi vô cùng ấm lòng. Chúng tôi hẹn nhau, bao giờ hết cách ly “Quân khu k16″ sẽ tổ chức liên hoan một bữa tưng bừng”, chị Huyền nói.
Bà Lê Thị Sáu, Tổ trưởng Tổ dân phố 11, khu đô thị Việt Hưng, chia sẻ: “Đến thời điểm này, kết quả chị Huyền đều âm tính, sức khỏe gia đình chị Huyền hoàn toàn khỏe mạnh. Bản thân tôi vô cùng xúc động khi chứng kiến tình cảm của những người hàng xóm trong khu. Họ liên tục gọi cho tôi hỏi thăm, còn xin số điện thoại để nhắn tin động viên, kết bạn cùng gia đình chị Huyền. Tất cả mọi người đoàn kết một lòng với tinh thần “40 hộ vì một hộ” không để bị xa lánh, kỳ thị”.
Cũng giống như chị Huyền, chị Nguyễn Thủy Hồng, ở khu đô thị Thanh Hà, Q.Hà Đông (Hà Nội), đã nhận được “mưa tim” về tinh thần tự giác cách ly chống dịch tại nhà. Dù chỉ trong diện F2, nhưng chị Hồng vẫn chủ động gọi điện cho y tế phường khai báo và tự cách ly tại nhà; đồng thời lên hội cư dân “Hàng xóm mất điện cùng nhau” báo cáo tình hình.
Chị Hồng bày tỏ: “Mọi người hoang mang, lo sợ là rất đúng, mình chỉ chia sẻ thông tin về bản thân để mọi người nắm được tình hình. Thật lạ, một thông tin không vui lại nhận được hơn 600 lượt like, thả tim mà không thấy ai giận dữ, thậm chí nhiều người còn cảm ơn mình vì đã thông tin cho cộng đồng. Hàng xóm người thì ship đồ treo ở cửa, người mua giúp thực phẩm cho ghi nợ đến hết dịch”.
Video đang HOT
Chị Hồng cho biết trước đây vợ chồng chị đi làm cả ngày tối mới về nhà, ít quan hệ với mọi người, có những người chỉ quen mặt trong thang máy mà không biết tên. Giờ đây, nhờ có dịch bệnh, chị đã có thêm nhiều người bạn mới, tất cả trở nên thân thương. “Đúng là khi hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”, chị Hồng bộc bạch.
Tại khu đô thị Times City, nơi có một số cư dân được xếp vào diện F1, F2, F3… của chuyến bay VN0054, khi công bố ca thứ 17 nhiều người hoảng loạn, đổ xô đi mua đồ ăn, đi sơ tán tránh dịch… Sau đó, ban quản trị khu dân cư đã lên diễn đàn thông tin đầy đủ về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phun khử khuẩn tại các tòa, các tầng và phòng, thang máy nơi có cư dân bị cách ly… và thông tin sức khỏe của những người bị cách ly, cộng đồng đã nhìn nhận và ứng xử một cách tích cực.
Chính sự chủ động, có trách nhiệm với cộng đồng của những người trong diện cách ly đã nhận được sự cảm thông và góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng. Rất nhiều người nhận được món quà là khay trứng gà, hộp sữa cho bọn trẻ, bánh kẹo, cặp nhiệt độ… từ những người hàng xóm “giấu mặt”.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, quản trị viên một diễn đàn cư dân Times City, chia sẻ : “Phải ở trong hoàn cảnh đấy không ai mong muốn, nhưng đó lại là một thực tế mà chúng ta buộc phải đối mặt. Vì vậy, chúng tôi luôn sát cánh cùng các gia đình để họ yên tâm thực hiện các biện pháp như các cơ quan chức năng hướng dẫn. Gia đình nào cần hỗ trợ nhu yếu phẩm, hội cư dân sẵn sàng đáp ứng hết mức có thể”.
Quá hoang mang làm bớt tình người
Đọc báo nghe đài thấy bảo phải thông báo chính quyền nên tử tế đi thông báo. Ai dè cả xóm hoang mang, người nhận thông báo còn không dám quay người lại đối diện với mình và sau đó thì hàng xóm xôn xao to nhỏ hỏi nhau như nhà mình sắp gieo tai họa…
Anh L.Q.D, F4 của bệnh nhân 21 nhiễm Covid-19
Chính quyền địa phương đã dán quyết định cách ly có thông tin cá nhân của tôi ở bản tin trước cửa khu tập thể. Những người dân lại chụp ảnh, photocopy phát tán khắp nơi cứ như tôi là tội phạm bị truy nã. Họ loan tin, xuyên tạc đủ thứ, rằng tôi là người đi cùng chuyến bay, tiếp xúc với bệnh nhân 17, cả nhà tôi bị hốt lên xe đưa đi tập trung…
Bố mẹ tôi, các em tôi sống ở gần đó cũng không được yên, hàng quán bị vạ lây, khách hàng “tẩy chay” buộc phải đóng cửa. Tôi phải gọi điện lên phường dọa kiện, họ mới dỡ bỏ, ngừng phát tán thông tin cá nhân của tôi.
Có những người ở rất xa khu nhà tôi ở không hiểu họ lấy đâu ra số điện thoại “khủng bố”, nghi ngờ tôi giấu bệnh. Mình chưa bị Covid-19 tấn công, đã bị những người hàng xóm khủng bố tinh thần.
Chị H., Thanh Xuân, Hà Nội (F2)
Theo thanhnien.vn
Bác sĩ, Đại tá Trần Công Tuấn - Giám đốc Bệnh viện công an TP Hà Nội: Tận tâm góp phần đẩy lùi dịch bệnh lây lan
"Nghề y là nghề luôn bận rộn, căng thẳng và nhiều áp lực. Nhưng khi đã bén duyên và yêu quý nó thì đây lại là động lực để các bác sỹ vượt qua tất cả.
Dẫu là nghề chọn người, hay người chọn nghề thì đều cần sự tận tụy và lương tâm y đức" - đó là những chia sẻ từ đáy lòng của bác sĩ, Đại tá Trần Công Tuấn, Giám đốc Bệnh viện CATP Hà Nội.
Bác sĩ, Đại tá Trần Công Tuấn chẩn đoán bệnh qua hình ảnh trên máy vi tính
Tận tâm vì người bệnh
Những ngày này cũng là quãng thời gian căng thẳng của bác sĩ, Đại tá Trần Công Tuấn với những đồng đội của ông tại Bệnh viện CATP Hà Nội đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh viện CATP Hà Nội là một trong số các cơ sở y tế đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Sau nhiều lần hẹn đi hẹn lại phóng viên mới gặp được, ông bảo: "Sáng nào tôi cũng đến cơ quan từ rất sớm, đi kiểm tra một lượt xem anh em xử lý công việc có vướng mắc gì không để hỗ trợ giải quyết. Công tác kiểm soát khu vực cách ly người vừa đi qua vùng có dịch bệnh Covid-19 về Việt Nam rất quan trọng, không thể lơ là được". Vừa đi vào từng phòng kiểm tra bệnh nhân, bác sĩ Trần Công Tuấn vừa chỉ tay về phía những vách kính trong suốt và giải thích: "Đó là công trình chúng tôi mới làm, phục vụ việc chăm sóc, cách ly những người trở về từ vùng có dịch. Cán bộ ra vào làm việc ở khu vực này phải mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, găng tay đúng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế".
Có thể nói, trong thời điểm này Bệnh viện CATP Hà Nội là nơi khá "đặc biệt". Các bác sĩ đang thực hiện khối lượng công việc rất lớn và căng thẳng. Hàng ngày, hàng giờ, họ ứng trực, theo dõi, chăm sóc những người nằm trong diện bị cách ly và tiếp nhận những ca nghi ngờ lây nhiễm mới bất kể ngày đêm. "Bệnh viện đã tiếp đón gần 60 trường hợp. Chúng tôi đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp theo quy định của Bộ Y tế, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19" - bác sĩ Trần Công Tuấn cho biết.
Tôi hiểu được nỗi vất vả của người đứng đầu bệnh viện CATP Hà Nội đối với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đối mặt với nguy cơ lây lan dịch bệnh, các y, bác sĩ của bệnh viện vừa ứng trực, tiếp đón, cách ly cho các trường hợp nghi nhiễm nhưng vẫn phải đảm nhiệm việc khám, điều trị cho những bệnh nhân bình thường trong khi quân số không bổ sung. Do đó, tập thể Ban Giám đốc và các y tá, bác sĩ nơi đây luôn phân công lịch trực phù hợp, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, các y bác sĩ Bệnh viện CATP phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn và căng thẳng
Cơ duyên với ngành y
"Đến bây giờ, khi nhắc lại câu chuyện đến với ngành y tôi thấy đó là cơ duyên. Tôi mơ ước trở thành người chiến sĩ Công an nhân dân từ khi học trung học nên không ngừng phấn đấu học tập, đạt nhiều điểm cao trong từng môn học, nhưng rồi tôi lại học ngành y" - bác sĩ Trần Công Tuấn kể. Năm 1979, khi nhận kết quả thi đạt điểm cao vào trường Đại học Cảnh sát nhân dân, chàng trai Trần Công Tuấn vô cùng phấn khởi vì ước mơ hoài bão đã chớm thành hiện thực. Nhưng cũng chính vì đạt điểm thi đạt tuyệt đối đó mà sau đó cuộc đời lại đưa cậu sinh viên Trần Công Tuấn sang một ngã rẽ khác. Đó là được Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) điều động đi học chuyên sâu ngành y tại Học viện Quân y.
Ra trường năm 1985 với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, bác sĩ Trần Công Tuấn được điều động về công tác tại Công an tỉnh Hà Sơn Bình (cũ). Ở đơn vị, ông đã vượt đèo, lội suối cùng đồng đội đi khắp vùng cao, suối sâu làm tốt nhiệm vụ được tổ chức phân công. Những lần đi thực tế địa bàn đó, mỗi khi hoàn thành xong công việc chung, bác sĩ Trần Công Tuấn lại bớt chút thời gian tìm tòi, học hỏi cách thức chữa bệnh cổ truyền của người cao tuổi trên các bản làng hẻo lánh... Mỗi lần đến với bà con, sự tin yêu làng bản gắn chặt hơn và người dân địa phương đã tặng thuốc, chia sẻ cách hái lá rừng trị bệnh với bác sĩ Trần Công Tuấn. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, bác sĩ Trần Công Tuấn được chỉ huy tin tưởng, tiếp tục cử đi học thêm nhiều lớp chuyên sâu, chuyên khoa để phục vụ việc cứu chữa người bệnh.
Chữa bệnh không chỉ bằng thuốc, mà bằng cả tình người
Đến năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách thành tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, bác sĩ Trần Công Tuấn được phân công nhiệm vụ tại Bệnh xá Công an tỉnh Hà Tây. Mười bảy năm sau, Hà Tây hợp nhất về Hà Nội và ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện CATP Hà Nội. Bác sĩ Trần Công Tuấn bảo, chữa bệnh không chỉ bằng thuốc, mà còn phải điều trị cho bệnh nhân bằng tình người. Với người bệnh, ngoài điều trị bằng thuốc thì còn phải giúp họ họ có sự lạc quan, yêu đời. Đó mới là "thần dược" để họ nhanh chóng bình phục. Vì thế, bác sĩ Trần Công Tuấn luôn quan tâm, chia sẻ và coi bệnh nhân như người thân của mình.
Trong câu chuyện với bác sĩ, Đại tá Trần Công Tuấn, tôi hiểu được sự trăn trở và day dứt vì người bệnh của ông. Nhưng để biến hoài bão thành hiện thực, ông luôn khuyên đồng đội phải kiên trì nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Phải khám và chẩn đoán bệnh chính xác hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để cứu sống người bệnh.
Bác sĩ Trần Công Tuấn bảo, chữa bệnh không chỉ bằng thuốc, mà còn phải điều trị cho bệnh nhân bằng tình người. Với người bệnh, ngoài điều trị bằng thuốc thì còn phải giúp họ họ có sự lạc quan, yêu đời. Đó mới là "thần dược" để họ nhanh chóng bình phục. Vì thế, bác sĩ Trần Công Tuấn luôn quan tâm, chia sẻ và coi bệnh nhân như người thân của mình.
Theo anninhthudo
Bé gái 8 tuổi tử vong đau lòng sau khi ăn hải sản Sau khi ăn hải sản cùng gia đình, bé gai 8 tuổi bị ngộ độc và tử vong, 6 người khác phải nhập viện cấp cứu. Ngày 10/3, Công an huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đang làm rõ nguyên nhân vụ chết người, nghi do ngộ độc thức ăn xảy ra tại xã Thanh An. Hai ngày trước, ông D.M.T. (37 tuổi,...