“Những người giữ lời thề” nhận án tù liên quan tới vụ bạo loạn tại Điện Capitol
Hai thành viên của nhóm “Người giữ lời thề” David Moerschel và Joseph Hackett đã bị kết án tù vì âm mưu nổi loạn và các tội danh khác liên quan tới cuộc bạo loạn tại Điện Capitol của Mỹ vào ngày 6/1/2021 do những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump gây ra.
Hackett, một bác sĩ chỉnh hình người Florida và là thủ lĩnh cấp thấp của nhóm “Những người giữ lời thề”, đã bị kết án 42 tháng tù trong khi Moerschel nhận án tù 3 năm. Các bản án đều thấp hơn đáng kể so với đề xuất của các công tố viên là 12 năm đối với Hackett và 10 năm đối với Moerschel.
Vào ngày 6/1/2021, đám đông người ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực lật ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống 2020 bằng cách tấn công Điện Capitol. Sau khi vượt qua lực lượng an ninh, họ phá hoại và chiếm giữ vài khu vực của tòa nhà trong vài tiếng đồng hồ. (Ảnh: Reuters)
Thẩm phán quận Amit Mehta nói rằng việc vận chuyển vũ khí của Moerschel, bao gồm cả súng trường AR-15 bán tự động, đến khu vực Washington trước ngày 6/1 là rất nguy, nhưng cho biết Moerschel ít tội hơn những “Người giữ lời thề” khác bị kết án trong vụ tấn công Điện Capitol.
Thẩm phán Mehta từ tuần trước đã kết án sáu thành viên khác của “Những người giữ lời thề” cực hữu với các mức án từ 3 đến 18 năm tù.
Hackett và Moerschel bị kết tội âm mưu nổi loạn – một trọng tội liên quan đến các nỗ lực “lật đổ hoặc tiêu diệt bằng vũ lực Chính phủ Mỹ”. Cả hai đều nằm trong nhóm “Những người giữ lời thề” mặc trang phục bán quân sự đã đột nhập Điện Capitol vào ngày xảy ra vụ tấn công.
Thẩm phán Amit P. Mehta nhấn mạnh, ngay cả những người không trực tiếp đụng độ với cảnh sát vào ngày 6/1/2021 thì cũng đã làm gia tăng tình trạng hỗn loạn trong cuộc tấn công vào Điện Capitol. (Ảnh: The New York Times)
Cuộc tấn công nhằm ngăn Quốc hội công nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ trước Trump, một thành viên Đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Hackett và Moerschel đã ở gần phòng Hạ viện khi các nhà lập pháp đang tập trung cho quá trình công nhận kết quả bầu cử.
Trong một phát biểu xúc động, Moerschel nói rằng khi anh ta ở Điện Capitol vào ngày 6/1, “Tôi cảm thấy như Chúa đang nói với tôi, ‘Hãy ra khỏi đây’, nhưng tôi đã không làm thế. Tôi đã không vâng lời Chúa và tôi đã vi phạm pháp luật”.
Luật sư của Moerschel hôm thứ Sáu yêu cầu thân chủ này bị kết án quản chế tại gia hoặc giam giữ ở mức tối thiểu. Ông cho biết: “Moerschel đã sống một cuộc đời mẫu mực ngoại trừ 11 phút đó”.
Công tố viên Troy Edwards cho biết việc Moerschel mang súng đến một khách sạn ở Virginia gần Washington đáng bị kết án nặng.
Hai người đàn ông nằm trong số 6 thành viên của nhóm “Người giữ lời thề” bị kết tội âm mưu nổi loạn. Người sáng lập “Người giữ lời thề”, Stewart Rhodes, một cựu lính nhảy dù của Quân đội Mỹ và là một luật sư tốt nghiệp Đại học Yale, tuần trước đã bị kết án 18 năm tù, án tù dài nhất được tuyên đối với vụ bạo loạn ngày 6/1.
Người sáng lập “Người giữ lời thề”, Stewart Rhodes, một cựu lính nhảy dù của Quân đội Mỹ và là một luật sư tốt nghiệp Đại học Yale, tuần trước đã bị kết án 18 năm tù, án tù dài nhất được tuyên đối với vụ bạo loạn ngày 6/1.
Công tố viên Alexandra Hughes cho biết, Hackett đã thực hiện các bước để tránh bị cơ quan thực thi pháp luật phát hiện và lường trước được bạo lực có thể xảy ra ngay cả trước cuộc bầu cử năm 2020.
Phát biểu trước tòa, Hackett xin lỗi về vai trò của mình trong vụ tấn công và nói rằng anh ta hối hận vì đã tham gia nhóm “Những người giữ lời thề” vào tháng 7/2020. Hackett nói: “Tôi thực sự xin lỗi vì đã gây ra quá nhiều đau khổ.
Luật sư của Hackett đã xin sự khoan hồng và nói với Thẩm phán rằng Hackett không tham gia “Những người giữ lời thề” để phát động bất kỳ trận chiến về chính trị hay ý thức hệ nào.
Hai thành viên “Những người giữ lời thề” khác, Roberto Minuta và Edward Vallejo, cũng đã bị kết tội âm mưu nổi loạn vào thứ Năm (1/6). Minuta bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam và Vallejo là 3 năm. Ba người khác đã bị kết án tuần trước từ 4 đến 12 năm tù giam.
Thẩm phán đã hoãn tuyên án đối với Thomas Caldwell, một thành viên khác của “Những người giữ lời thề”, người đã được tha bổng về tội âm mưu nổi loạn nhưng bị kết án về các tội danh khác.
Đàm phán nâng trần nợ tại Mỹ tiếp tục bế tắc
Cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Hạ viện về việc nâng trần nợ công đã dừng lại vào đêm 19.5 (giờ địa phương) mà không đạt tiến triển nào, theo AP.
Phe Cộng hòa yêu cầu phải cắt giảm mạnh ngân sách nhưng phe Dân chủ không đồng ý. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, thành viên của đảng Cộng hòa, nói buộc phải dừng đàm phán vì "không thể chi thêm tiền vào năm tới".
Reuters dẫn báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy số dư tiền mặt tính đến ngày 18.5 giảm xuống còn 57,3 tỉ USD, trong khi chỉ còn khả năng vay thêm 92 tỉ USD nhờ các công cụ quản lý đặc biệt. Nợ công của Mỹ đã chạm đến mức trần 31.000 tỉ USD và các quan chức đã cảnh báo nếu không sớm nâng trần nợ, nước này có thể cạn tiền mặt và hết khả năng vay thêm để thanh toán các hóa đơn chính phủ sớm nhất là ngay đầu tháng 6.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ trả lời báo chí về vấn đề trần nợ tại Điện Capitol ngày 17.5. Ảnh AFP
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Patrick McHenry, thành viên của đoàn đàm phán, nói các bên khó có thể phá vỡ thế bế tắc trong cuối tuần này. Trong khi đó, phát ngôn viên Karine Jean-Pierre của Nhà Trắng dù thừa nhận có những "khác biệt rõ rệt" nhưng vẫn lạc quan về một giải pháp nếu các bên đàm phán với "sự thiện chí". Bình luận khi đang dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden tự tin rằng "có thể tránh một cuộc vỡ nợ".
Dòng viện trợ từ Mỹ sang Ukraine sắp cạn?
Hồi giữa tuần, một nhóm hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa yêu cầu không đàm phán nữa cho đến khi Thượng viện có hành động liên quan dự luật đã được thông qua tại Hạ viện hồi tháng 4. Dự luật nâng trần nợ đủ để hoạt động đến năm 2024, đổi lại là việc cắt giảm chi tiêu và thay đổi chính sách. Tổng thống Biden đã nói sẽ phủ quyết dự luật này.
Ông McCarthy cho rằng có thể "dễ dàng" đạt giải pháp nếu Nhà Trắng đồng ý cắt giảm một số khoản chi tiêu mà đảng Cộng hòa đề nghị. Đảng Dân chủ phản đối đề xuất của đảng Cộng hòa và đề nghị tăng thuế đối với người giàu, cộng thêm mức cắt giảm chi tiêu vừa phải. "Bất kỳ cuộc đàm phán ngân sách nghiêm túc nào cũng phải gồm phần thu và chi, nhưng phe Cộng hòa đã từ chối bàn về phần thu", Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Ben LaBolt nói.
FBI bị phát hiện lạm dụng cơ sở dữ liệu tình báo 278.000 lần Một tòa án tại Mỹ đã phát hiện ra rằng Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã liên tục lạm dụng cơ sở dữ liệu tình báo trong điều tra nhiều vụ việc, trong đó có vụ tấn công Điện Capitol ngày 6/1/2021. Ảnh minh họa Reuters. Tài liệu Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài đã được Văn phòng Giám đốc...