Những người giành giật sự sống ở Trường Sa
Mặc cho sóng biển làm tàu chao đảo, người đứng không vững, nhưng trung úy bác sĩ Thái Đàm Lương vẫn phẫu thuật thành công cho thuyền viên bị thương khi hạ xuồng xuống đảo chìm ở Trường Sa (Khánh Hòa).
Lần đầu tiên tàu quân y HQ 561 (Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân) ra khơi hướng tới quần đảo Trường Sa, trung úy bác sĩ Thái Đàm Lương đã bận rộn hết truyền nước cho lính thay quân bị say sóng, đến phẫu thuật cho thuyền viên bị thương khi hạ xuồng. Nhập ngũ tháng 2/1995, đến năm 2000, bác sĩ Lương ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Khắp các đảo Nam Yết, Thuyền Chài, Trường Sa Lớn… đều in dấu chân của bác sĩ. Hiện anh đảm nhận vai trò bác sĩ nội khoa trên tàu quân y đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Không nhớ đã chữa bao nhiêu ca, cứu sống bao ngư dân và chiến sĩ bị đau ruột thừa, gãy tay khi làm việc trên biển, bác sĩ Lương bảo đáng nhớ nhất là sáng sớm một ngày đầu năm 2003, khi đang ở đảo Thuyền Chài C thì thấy có tàu cá đâm thẳng vào đảo. Bệnh nhân là ngư dân quê Bình Thuận bị ngộ độc do ăn rùa lửa (một loài rùa biển cực độc).
Bác sĩ Thái Đàm Lương chăm sóc sức khỏe cho các chiến sĩ trên tàu quân y đầu tiên của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông
“Huyết áp, mạch của bệnh nhân không đo được, riêng tim vẫn còn thoi thóp. Biết chắc chắn bệnh nhân bị mất nước điện giải do tiêu chảy nên ca cấp cứu đã tiến hành lấy ven, đặt đường truyền… 2 giờ sau, huyết áp và mạch của người bệnh dần hồi phục, ai cũng thở phào”, bác sĩ Lương kể.
Điều mà bác sĩ Lương lấy làm hạnh phúc là sau khi bệnh nhân này bước xuống giường bệnh đã vội ra tàu chọn con cá to nhất mang biếu đảo. Về sau dù không còn đi biển nữa, nhưng mỗi khi bạn thuyền ra Trường Sa đánh cá, người bệnh nhân xưa vẫn đều đặn đi cùng chỉ với một mục đích ra thăm và nói chuyện với bác sĩ Lương.
Video đang HOT
Với bác sĩ Đậu Văn Tình (48 tuổi, hiện công tác tại đảo Núi Le B), người đã 25 năm làm việc ở Trường Sa, kỷ niệm anh không thể quên là những ca mổ ngay dưới tầng hầm của đảo chìm, bởi diện tích của đảo không đủ chỗ cho làm bệnh xá. “Gặp ca cấp cứu ngoại khoa như chấn thương ổ bụng, dập tạng, bác sĩ sẽ điện thoại về Bệnh viện 175 trong đất liền để được tư vấn điều trị”, anh Tình cho biết.
Mới đây khi thực hiện ca cấp cứu ruột thừa cho chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, do thiết bị thiếu thốn, diễn biến bệnh phức tạp nên quân y Tình phải liên hệ đưa bệnh nhân sang đảo Phan Vinh. “Cách nhau có hơn 7 hải lý nhưng do sóng to, biển động nên phải mất 7 giờ vừa cắt sóng, vừa sơ cứu mới đưa bệnh nhân cập đảo an toàn và thực hiện ca phẫu thuật thành công”, bác sĩ Tình nhớ lại.
Điều kiện của bệnh xá còn hạn chế, nhiều khi bác sĩ Nam cũng phải kiêm luôn bác sĩ thú y. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo đại úy, bác sĩ Đặng Hồng Nam (38 tuổi, đảo Phan Vinh), chính bác sĩ quân y là điểm tựa cho ngư dân bám biển. Riêng từ tháng 9 đến tháng 12/2012, bệnh xá của đảo Phan Vinh đã khám và điều trị cho hơn 300 bệnh nhân là ngư dân Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Ngãi… cùng chiến sĩ ở các đảo chìm Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh B.
“Trong đất liền thường một ca mổ có tới 3 bác sĩ, còn ở đảo một bác sĩ phải đảm nhận”, đại úy Nam nói thêm. Chiến sĩ ngoài đảo thường nuôi heo, gà, ngan… để cải thiện bữa ăn nên anh Nam đảm nhận luôn vai trò bác sĩ thú y bằng việc tận dụng thuốc sắp hết hạn cho gia súc, gia cầm.
Lần cấp cứu cho ngư dân quê Hà Tĩnh bị bệnh giảm áp do lặn quá sâu hồi tháng 6/2012 đến giờ vẫn còn ám ảnh bác sĩ Nam và ê kíp trực. Bệnh nhân được đưa vào bệnh xá khi tim đã ngừng đập. Sau hai giờ nỗ lực cấp cứu, tuần hoàn của bệnh nhân dần trở lại, nhưng do vỡ mạch máu và suy tim nặng, bệnh xá lại chưa được trang bị buồng giảm áp nên đến sáng hôm sau bệnh nhân tử vong.
“Bây giờ nước ta đã có tàu quân y để túc trực ngoài quần đảo Trường Sa. Những người làm quân y như chúng tôi rất phấn khởi và ht vọng tàu sẽ túc trực thường xuyên để kịp thời phối hợp cứu chữa cho ngư dân, chiến sĩ, không để xảy ra tình huống nào đáng tiếc nữa”, bác sĩ Nam bày tỏ.
Theo VNE
Nữ bệnh nhân chết bất thường sau mũi tiêm
Sau khi đến Trạm y tế xã tiêm thuốc, một nữ bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện khó thở, ngắt quãng rồi sau đó tắt thở hoàn toàn...
heo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn Huê (xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), sáng 18/12, sau khi dọn dẹp nhà cửa, đi chợ mua thức ăn về nhà, vợ ông là bà Lê Thị Lược (61 tuổi, trú cùng địa chỉ trên) đạp xe đến Trạm Y tế xã Hoằng Trung khám bệnh. Khoảng hơn 30 phút sau, gia đình nhận được tin báo, bà Lược đã tử vong, gia đình đến làm thủ tục nhận xác về mai táng. Nghe tin dữ, ông Huê và con trai tức tốc chạy ra trạm y tế thì thấy bà Lược đã tắt thở nằm trên giường bệnh.
Ông Mai Ngọc Thái (63 tuổi) người thân của gia đình bà Lược cho biết: "Gia đình rất phẫn nộ và bức xúc trước cái chết của bà Lược. Trước khi rời nhà, bà vẫn khỏe mạnh, đạp xe bình thường, tại sao lại ra đi nhanh như vậy. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng cần sớm điều tra làm rõ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc ở đây. Nếu cứ làm việc kiểu này sẽ còn nhiều người dân vô tội chết oan nữa".
Trạm Y tế xã Hoằng Trung nơi xảy ra vụ việc
Cho rằng cái chết của bà Lược có phần lỗi của y bác sỹ trực tiếp điều trị tại cơ sở y tế này, nên gia đình nạn nhân đã phản ứng kịch liệt. Trước sự việc trên, cơ quan điều tra và chính quyền địa phương cũng có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.
Ông Vũ Văn Cương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoằng Trung cho rằng: "bệnh nhân tử vong là do bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa. Bà Lược tử vong là do bệnh hen phế quản cấp".
Còn nữ bác sỹ Đỗ Thị Tú, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Lê Thị Lược cho biết, khoảng 14 giờ ngày 16/12, bà Lược đến trạm xin khám bệnh với biểu hiện ho khạc đờm, khó thở. Sau khi chẩn đoán, bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị đợt cấp của hen phế quản mãn. Sau khi tiêm một mũi Solu Medro 40mg và kê đơn thuốc uống, chiều cùng ngày, bệnh nhân thuyên giảm và xin về nhà điều trị ngoại trú. Sáng hôm sau (17/12), bệnh nhân đến trạm tiếp tục điều trị, sau khi tiêm theo phác đồ điều trị của ngày ban đầu, bà Lược xin chuyển tuyến và được trạm y tế đồng ý.
Đến khoảng hơn 9 giờ, ngày 18/12, bà Lược lại hối hả đạp xe quay lại trạm với biểu hiện khó thở, môi tím tái, đau tức ngực. Bà Lược yêu cầu bác sỹ Tú tiêm cho bà một mũi để hạ cơn đau.
"Sau khi tiêm, bệnh nhân tím tái toàn thân, thở ngắt quãng, nhân viên trạm y tế đã khẩn trương tiến hành các biện pháp cấp cứu tại chỗ. Ít phút sau, bà Lược tử vong. Bệnh hen là bệnh cơ địa dị ứng thời tiết nên từ thông thường lên suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong là rất dễ. Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng cơn đau hen của bà Lược lên quá nhanh", bác sỹ Tú phân trần.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ cái chết bất thường của bà Lê Thị Lược.
Theo 24h
Bộ Quốc phòng Việt Nam thử nghiệm cổng thông tin điện tử Sau một thời gian chuẩn bị, được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép, Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng bắt đầu chạy thử trên internet. Cổng thông tin điện tử thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Việt Nam có địa chỉ truy cập là bqp.vn, mod.gov.vn, hoạt động thử nghiệm từ 29/11/2012. Hiện, cổng thông tin có 7 chuyên mục...