Những người điên trong ngôi nhà “ma ám”
Có một ngôi nhà nằm ở trung tâm thành phố Huế nhưng bấy lâu nay được bà con chòm xóm gọi là căn nhà “ma ám”. Bởi vì, trong ngôi nhà ấy có 8 người thì một nửa trong số đó bỗng dưng hóa điên dại. Chuyện xảy ra bí ẩn, rùng rợn như thế khiến những người dân ở quanh đây rất sợ hãi, phải dè chừng mỗi khi ghé qua. Và tất thảy mọi người đều buông ánh mắt ái ngại khi chúng tôi hỏi đường vào ngôi nhà mang tiếng “ma ám” này…
Bà Muôn chỉ vị trí cất bốc hai “ngôi mộ” của người Chăm
Những người điên trong ngôi nhà “ma ám”
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Muôn (60 tuổi), ở số 4/149 ở đường Hùng Vương, phường An Cựu (TP Huế), nằm nép mình bên chợ An Cựu (TP Huế) nên trông có vẻ vui nhộn, ồn ào vì mỗi ngày đều rất đông người qua lại trước sân để mua bán hàng hóa. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài, bởi khi bước chân vào qua cánh cửa gỗ ngăn cách với thế giới sôi động bên ngoài, thì một không lạnh lẽo, tối tăm đến không ngờ bất chợt ùa tới, khiến nhiều người dù cứng bóng vía đến mấy cũng phải rùng mình, sởn gai ốc. Cảnh tượng căn nhà lạnh lẽo, trống huơ, trống hoắc ấy cộng thêm những lời đồn thổi “ma ám” của bà con lối xóm “mách nhỏ” riêng với chúng tôi càng khiến cảm giác lành lạnh sống lưng trỗi dậy.
Ngôi nhà cấp bốn chưa đầy 15m2 nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ chẳng khác gì một phòng trọ bé tẹo. Đây là chốn đi về của bà Muôn và những đứa con đầu óc chậm chạp. Ngôi nhà ấy chạy dọc bên hông chợ An Cựu, trong nhà không có một thứ gì đáng giá. Chưa kịp hỏi thăm chủ nhà, thì bất thần bà Muôn từ bên hông nhà cất tiếng hỏi làm chúng tôi giật bắn mình. Sau khi nghe trình bày lý do, rồi cái phút giây ngạc nhiên nhưng đượm buồn của bà Muôn khi thấy chúng tôi hỏi chuyện có chăng căn nhà mình bị “ma ám” hay không? Bà Muôn lẳng lặng không nói như muốn nén tiếng thở dài vào phía sâu trong lồng ngực. Vài phút sau khi chúng tôi yên vị, bà Muôn mới dần dà bộc bạch: “Chuyện xảy ra ở gia đình tôi thì quanh đây ai cũng đều biết. Không hiểu tại vì sao con cái tôi, từ ngày cha chúng nó mất bỗng đâm ra điên dại. Đứa lớn, đứa nhỏ đều chung một biểu hiện: Phá phách nhà cửa, nhảy sông, đi lang thang, rồi đâm ra ngớ ngẩn. Tôi đi xem bói thì người ta bảo ngôi nhà này bị vong hồn của người đã chết “ám” không thể sống được, cũng chẳng ngóc đầu lên được nên cứ làm ăn lụn bại mãi, còn con cái thì đau ốm triền miên, gia đình gặp phải nhiều tai bay vạ gió. Thầy bói khuyên phải chuyển đi mới được yên ổn làm ăn. Chứ còn ở là còn “ám”. Tôi nghe mà rụng rời tay chân. Nhưng giờ biết chuyển đi đâu cho đặng!”.
Trong câu chuyện về gia đình mình, bà Muôn liên tục gọi đó là “bi kịch”. Bi kịch đầu tiên đến với gia đình bà Muôn là cái chết của chồng bà là ông Hồ Ngọc Lợi vào tháng 5-2012. Bình thường chồng bà Muôn không phải là người bê tha rượu chè, chỉ khi nào không đừng được mới thấy ông cầm ly lên uống rượu. Vậy mà chẳng hiểu sao hôm ấy ông Lợi đi chơi ở nhà bạn về rồi quá chén, vì đã ngà ngà say nên khi đi về ông bị trượt chân ngã xuống bờ hồ chứa nước gần nhà mà không gượng dậy nổi. Lúc sự việc xảy ra trời đã quá khuya, người nhà không thấy ông về nên tá hỏa đi tìm thì mới hay ông đã đuối nước, xác nổi lên ở bờ hồ kia. Họa vô đơn chí khi ông Lợi vừa mất được 3 tuần, thì bỗng dưng cậu con trai đầu là Hồ Ngọc Phú (25 tuổi) cũng hóa ra ngây dại. Suốt ngày Phú chỉ biết hùng hổ chửi bới mọi người trong nhà, rồi phá phách nhà cửa, nhiều lần lật đổ cả ban thờ khiến cả nhà sợ hãi. Cũng rất nhiều lần nửa đêm Phú đang ngủ bỗng vùng dậy chạy ra khỏi nhà. Mọi người đổ xô đi tìm thì thấy Phú đang thất thểu bên bờ hồ. “Nghe đâu trước đó, ngày ông nhà tui mất, trong đêm giá rét đó Phú lao mình xuống vớt thây cha mình lên mang về khâm liệm, nên giờ nó mới bị ám như thế!” – bà Muôn đúc kết một phần bi kịch của gia đình mình như thế.
Từ ngày Phú đổ bệnh, bà Muôn dù đã cất công đi “vái tứ phương”, rồi mời không biết bao nhiêu “thầy, bà” về cúng nhưng bệnh tình Phú chẳng thuyên giảm chút nào. Bà Muôn buồn bã thuật lại: “Ngày thằng Phú tự nhiên hóa điên dại, nó rất hung dữ. Ai nói cũng không nghe. Đút cơm ăn thì nó phun phì phì vào mặt người đút. Không những thế nó còn dọa dẫm, đòi đánh các chị nó và tôi. Đã nhiều lần Phú phá đổ ban thờ và phá hỏng các cửa nhà để chạy đi ra đường. Vì thế nên tôi phải buộc lòng xích nó vào cái giường cha nó từng nằm, cho nó bớt đi!”. Vừa kể bà Muôn vừa lật tấm vạt giường chỉ cho chúng tôi thấy những vòng xích để buộc Phú những lúc cậu ta phát bệnh. Mắt nghẹn nước, bà Muôn cám cảnh: “Chẳng ai muốn trói buộc, xích các con của mình cả. Nhưng tôi đã già, không còn đủ sức để đi tìm chúng nó nữa đành làm như thế này thôi. Chắc khi tỉnh lại chúng nó sẽ thông cảm cho tôi…!”. Mặc dù dằn lòng phải chấp nhận trói, xích con như vậy. Nhưng để giữ được Phú mỗi khi cậu ta lên cơn điên dại đâu phải là chuyện dễ. Vì thế nên bà Muôn phải chạy khắp xóm nhờ cậy những thanh niên, chú, bác tới xích hộ mình khi Phú phát bệnh.
Oái oăm thay, khi Phú chưa lành bệnh thì 2 người chị của Phú cũng có biểu hiện “ba hồi say, một hồi tỉnh” như cậu. Người chị cả Hồ Thị Thanh Ly (33 tuổi) thì tự dưng bị cấm khẩu. Cả ngày cô chỉ uống mỗi nước lã mà không ăn uống gì cả. Trong khi đó, cô chị gái thứ hai là Hồ Thị Thanh Phương (27 tuổi) lại có biểu hiện điên dại, phá phách nhiều hơn cậu em mình. Khi ấy, nhà của bà Muôn suốt ngày vọng ra những tiếng kêu gào, khóc lóc quát mắng của những người con điên dại, cùng những tiếng khóc nức nở của người mẹ già. Đứng trước tình cảnh đó, bà Muôn suy sụp hoàn toàn, bà có ngờ đâu những đứa con hiền ngoan, ham ăn, vụt lớn kia lại thay nhau phát bệnh khó hiểu đến như vậy. Trước bi kịch chồng chất ập đến với gia đình mình như vậy, bà Muôn thật đã hết chỗ để đau.
Con cái bỗng nhiên lành bệnh?
Từ khi con cái đổ bệnh điên dại, hàng ngày người mẹ ấy phải gồng mình để gánh nước thuê ở chợ An Cựu (TP Huế), chiều tối bà nhận thêm công việc quét rác. Quần quật cả ngày nhưng bà chỉ kiếm được 30.000 – 40.000 đồng nuôi các con tâm thần. Dù bà Muôn đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình các con không những không khỏi mà còn nặng hơn trước nữa. Thế nên, một mặt bà Muôn phải vai gồng, vai gánh chạy chợ kiếm tiền thuốc thang cho con. Mặt khác những lúc rảnh rỗi bà lại phải túc trực chăm sóc con cái mỗi khi chúng trở bệnh. Gia cảnh bà Muôn mỗi ngày càng lâm vào khó khăn, bần hàn hơn. Rồi một ngày, bà Muôn đi xem bói thì được thầy bói phán rằng nguyên nhân khiến gia đình bà rơi vào vòng tai ách như thế là bởi ngôi nhà mà gia đình bà đang ở có hai “ngôi mộ” của người Chăm vẫn đang “án ngữ”. Vì nhà bà Muôn khi xây không làm lễ xin phép và di dời mà lại làm đè lên trên hai “ngôi mộ” ấy nên con cái bị “ám” như vậy. Nghe lời thầy phán, bà Muôn hoảng hồn ghép nối các sự kiện lại rồi cho người mời thầy cúng về làm lễ cẩn trọng, rồi đào nền nhà mình lên, thấy phần đất mùn màu đen ít ỏi dưới nền đó, thầy liền phán ngay rằng đó là phần hài cốt đã phong hóa của người xưa. Sau đó bà Muôn đã đem chôn cất lại ở nghĩa địa phía Tây TP Huế. Từ ngày bốc cất hai “ngôi mộ” đó cộng với những bài thuốc chữa bệnh tâm thần của các thầy thuốc danh tiếng trong vùng, những đứa con của bà Muôn dần dần khỏi bệnh, trở lại bình thường như lúc trước. Bây giờ, cả Phú, Ly và Phương đều đã tỉnh táo như không có chuyện gì xảy ra. Khi được hỏi lại về lúc phát bệnh có nhớ lại gì không, thì không ai mảy may nhớ gì cả, tất cả chỉ cười nhưng bớt ngây ngô hơn.
Ông Trần Ngữ, Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Chuyện xảy ra với gia đình bà Muôn thì ai cũng biết. Gia cảnh bà ấy vốn rất khó khăn khi chồng mất, con cái thì bệnh tật liên miên. Thế nhưng một năm trở lại đây, người ta bất ngờ thấy những đứa con trong gia đình này bất ngờ tỉnh lại thì ai cũng ngạc nhiên. Thấy chúng biết làm ăn, biết chào hỏi, vui vẻ với người dân trong xóm ai cũng mừng. Nghe bà Muôn nói bà nhờ “thầy pháp” về cất bốc 2 bộ hài cốt trong nhà, và nhờ thầy chữa trị nên lần lượt từng đứa con trong nhà bà trở nên tỉnh hẳn! Tuy nhiên đó cũng chỉ là những lời nói của gia đình bà Muôn, còn thực hư như thế nào vẫn chưa được kiểm chứng!”. Hơn nữa, ngoài việc mời thầy cúng thì bà Muôn còn chữa bệnh cho con bằng phương pháp chữa Đông y của một thầy thuốc ở TP Huế. Việc con bà khỏi bệnh có thể là do được điều trị đúng thuốc, chứ đâu phải do cất bốc 2 bộ hài cốt mà không bị “ma ám” nữa.
Theo ANTĐ
Cả nước sẽ rực sáng pháo hoa đêm Giao thừa Tết Giáp Ngọ
Nhiều tỉnh miền Tây sẽ bắn sớm trước Giao thừa, người dân Bạc Liêu được ngắm pháo hoa từ 23h30, còn ở An Giang, bữa tiệc ánh sáng thậm chí còn được bắt đầu từ 21h30.
Video đang HOT
Tại thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, người dân sẽ được chiêm ngưỡng những màn pháo hoa rực rỡ trong vòng 15 phút tại 29 điểm thuộc các quận, huyện trên địa bàn, trong đó có 5 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp.
Các điểm tầm cao gồm: Hồ Hoàn Kiếm có 2 điểm trước Bưu Điện Hà Nội và trước trụ sở Báo Hà Nội mới (Quận Hoàn Kiếm); Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng); vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ); hồ Văn Quán (quận Hà Đông) và Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). 24 điểm còn lại được tổ chức tại các huyện, thị trên địa bàn.
Cùng thời điểm đó, đồng bào tại TP.HCM sẽ được thưởng thức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật trong vòng 15 phút, tại 6 điểm, trong đó có 1 điểm tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và 5 điểm tầm thấp tại Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (quận 9), Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi), Sân bóng đá huyện Cần Giờ, Khu Tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), Khu Di tích Lịch sử Láng Le - Bàu Cò, huyện Bình Chánh.
Pháo hoa trên Hồ Tây (Hà Nội). Ảnh: Hoàng Hà.
Đúng thời khắc Giao thừa, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, những màn pháo hoa sẽ tỏa sáng đón chào năm mới. Ngoài thành phố Lào Cai , Tết năm nay đồng bào các dân tộc ở huyện nghèo Mường Khương (Lào Cai) náo nức khi lần đầu tiên được xem bắn pháo hoa nhân dịp đón Giao thừa.
Ông Pờ Sảo Mìn, người dân tộc Pa Dí, ở thị trấn Mường Khương, phấn khởi nói: "Đầu năm 2013, bà con các dân tộc huyện Mường Khương phải căng sức chống chọi với trận mưa đá lịch sử, nhờ được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội trong tỉnh, trong nước quan tâm mà chúng tôi đã sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và sản xuất. Nay được biết tỉnh Lào Cai tổ chức bắn pháo hoa ngay tại huyện thì vui quá, đồng bào rất háo hức tu sửa nhà cửa, sắm Tết để đón sự kiện này".
Tại Điện Biên, đón Xuân Giáp Ngọ, những chùm pháo hoa tầm thấp sẽ rực sáng trên bầu trời Quảng trường Trung tâm hội nghị tỉnh (thành phố Điện Biên Phủ). Năm nay, tỉnh Điện Biên tổ chức bắn pháo hoa ở một điểm duy nhất, thay vì bắn tại 3 điểm tại trung tâm tỉnh lỵ và 2 địa phương khác như mọi năm.
Tỉnh Lai Châu sẽ bắn 90 giàn pháo hoa tầm thấp trong thời gian 15 phút tại 2 điểm là bờ hồ công viên Thủy Sơn (thành phố Lai Châu) và thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường).
Tại Bắc Kạn, người dân sẽ được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm thấp tại hai điểm ở đầu cầu sắt, bên bờ sông Cầu (thị xã Bắc Kạn) và tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện, thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn).
Vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang sẽ được chứng kiến màn bắn pháo hoa tầm cao và tầm trung với những giàn pháo hoa đẹp mắt như pháo hoa đuôi hổ, đuôi rồng, hoa cúc, liễu rủ... tại thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương.
Tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại 9 điểm thuộc trung tâm thành phố Hòa Bình và trung tâm các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi, Nhà văn hóa huyện Cao Phong, sân vận động trung tâm huyện Yên Thủy, khu vực Đồi Hoa thuộc thị trấn Chi Nê (huyện Lạc Thủy).
Tại Phú Thọ - Đất Tổ linh thiêng, đông đảo người dân sẽ được thưởng thức pháo hoa tầm cao tại khu vực hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì) và khu vực Đồi Tre, xóm Dế, khu 8, xã Tân Phú (huyện Tân Sơn). Mỗi điểm bắn 120 giàn pháo hoa trong thời gian từ 0h00 đến 0h15 ngày mùng 1 Tết.
Những gương mặt hân hoan, những nụ cười rạng rỡ hay những nụ hôn nồng nàn vội trao... Vào đúng giờ phút chuyển giao năm cũ sang năm mới 2014 xuất hiện nhiều khoảnh khắc ấn tượng.
TP Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực bờ hồ Tam Bạc và Nhà triển lãm thành phố. Số lượng pháo gồm 500 khẩu tầm cao và 90 giàn tầm thấp.
Tỉnh Ninh Bình chào đón năm mới bằng màn bắn pháo hoa tầm thấp kéo dài trong thời gian 15 phút, với tâm điểm là thành phố Ninh Bình và huyện Gia Viễn.
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức bắn pháo hoa chào đón thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới tại 3 địa điểm gồm: Trung tâm thành phố Thanh Hóa, trung tâm huyện Ngọc Lặc và Khu kinh tế Nghi Sơn. Dự kiến tại mỗi địa điểm, màn trình diễn pháo hoa sẽ kéo dài từ 12 đến 15 phút.
Đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014, các địa phương khu vực miền Trung cũng sẽ rực sắc pháo hoa đêm Giao thừa. Tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm: Kỳ Đài-Ngọ Môn (thành phố Huế) và thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang).
Pháo hoa Giao thừa năm Quý Tỵ. Ảnh: Trường Nguyên.
Tại Đà Nẵng - nơi từng tổ chức thành công các cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, đông đảo người dân và du khách sẽ thêm một lần được chứng kiến màn trình diễn pháo hoa ấn tượng tại 2 điểm (4 cụm). Trong thời gian 15 phút, bắt đầu từ 0h ngày mùng 1 Tết, hơn 2.000 quả pháo hoa tầm cao sẽ đồng loạt nổ trên bầu trời như những ngôi sao băng lung linh, huyền ảo, mang theo niềm tin và hy vọng về sự phát triển mạnh mẽ của thành phố năng động.
Trình diễn pháo hoa tại cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2013.
Tại đông bắc cầu Sông Hàn sẽ bắn pháo hoa ở các cụm: công viên đường Bạch Đằng, thuộc phường Thạch Thang, quận Hải Châu (đầu đường Lê Văn Duyệt); đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (đầu đường Nguyễn Thế Lộc).
Tại tây nam cầu Rồng bao gồm cụm công viên đường 2 Tháng 9, thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu (khu vực tàu du lịch Sông Hàn); đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà (đầu đường Hà Thị Thân).
Đánh dấu thời khắc Giao thừa, đón năm mới Giáp Ngọ 2014, ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku) và trung tâm thị xã An Khê.
Thành phố Pleiku và thị xã An Khê đã xây dựng phương án và huy động lực lượng bảo vệ trật tự, đảm bảo an toàn cho người dân ở các nơi đến xem bắn pháo hoa; đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện về sân bãi, chỗ gửi xe..., tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân hưởng trọn niềm vui trong đêm Giao thừa.
Tại tỉnh Đắk Lắk, bắt đầu từ 22h đêm Giao thừa, đồng bào các dân tộc cũng sẽ được chiêm ngưỡng những tràng pháo hoa muôn màu sắc ở 2 địa điểm là Quảng trường huyện Krông Pắk và Quảng trường Buôn Ma Thuột. Tỉnh Kon Tum tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại huyện Đăk Hà, khu vực bờ kè sông Đăk Bla và Quảng trường thành phố Kon Tum.
Khu vực duyên hải Nam Trung bộ, tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm thấp đón Xuân Giáp Ngọ 2014 tại khu vực Quảng trường - Tượng đài, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm vào thời khắc Giao thừa, nhằm động viên, khích lệ tinh thần cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tiếp tục nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014.
Tại các địa phương thuộc khu vực Đông Nam bộ, sắc Xuân phương Nam sẽ được điểm tô bởi những màn pháo hoa rực rỡ. Tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp ở 7 điểm, trong đó ngân sách tỉnh chi 2 điểm bắn ở thành phố Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng, còn 5 điểm bắn ở các huyện, thị xã, sử dụng kinh phí xã hội hóa.
Tại tỉnh Đồng Nai, điểm nhấn của các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong dịp Tết năm nay chính là màn bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa. Lễ hội bắn pháo hoa sẽ diễn ra trên sông Đồng Nai, vị trí bắn trên cầu Hóa An. Địa điểm này được kỳ vọng màn bắn pháo hoa thêm lung linh, huyền ảo và tạo cơ hội cho người dân dễ dàng chiêm ngưỡng.
Hòa chung không khí phấn khởi cùng cả nước đón năm mới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàusẽ bắn pháo hoa tại thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa trong vòng 15 phút, phục vụ người dân.
Đón Giao thừa Giáp Ngọ 2014, tỉnh Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại 3 điểm là thành phố Tây Ninh (tại sân vận động thành phố), huyện Trảng Bàng (tại thị trấn Trảng Bàng), huyện Tân Châu (tại thị trấn Tân Châu). Tại các địa điểm bắn pháo hoa, ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh tổ chức các hoạt động giao lưu biểu diễn văn nghệ với chủ đề "Mừng Đảng, mừng Xuân" phục vụ người dân địa phương và công nhân tại các khu công nghiệp không có điều kiện về quê ăn Tết.
Với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long - nơi có những miệt vườn sông nước, cùng với đờn ca tài tử chào xuân, những màn pháo hoa cũng sẽ tỏa sáng trong đêm Giao thừa. TP Cân Thơ sẽ tô chưc 4 điêm băn phao hoa tư 0h00 đên 0h15 phut, sau lơi chuc Têt cua Chu tich nươc. Trong đo, co 1 điêm băn tâm cao với 300 qua, tai Nha hang Hoa Sư (quân Ninh Kiêu) va 3 điêm băn tâm thâp, 60 gian/điêm, tai thi trân cua 3 quân, huyên là Vinh Thanh, Phong Điên, Thôt Nôt.
Trong không khí phấn khởi đón xuân mới, tỉnh Tiền Giang tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm: thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công. Vĩnh Long tổ chức một điểm bắn pháo hoa tầm thấp trong thời khắc Giao thừa tại Quảng trường Vĩnh Long bên bờ sông Tiền. Tỉnh Hậu Giang bắn pháo hoa tại một điểm duy nhất là trung tâm thành phố Vị Thanh.
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thưởng thức, chiêm ngưỡng pháo hoa, tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngành chức năng, nhất là ngành công an, giao thông phân luồng, tuyến giao thông đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự... để mọi người đến xem và cùng đón năm mới vui tươi, hạnh phúc.
Thời gian bắn pháo hoa đêm Giao thừa năm nay tại hai tỉnh Bạc Liêu và An Giang sẽ diễn ra sớm hơn các tỉnh, thành phố khác. Từ 23h30, tỉnh Bạc Liêu sẽ đồng loạt bắn pháo hoa tại 3 điểm là thành phố Bạc Liêu; khu vực giáp ranh 2 huyện Hồng Dân và Phước Long; khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Giá Rai và Đông Hải.
Trong khi đó, tỉnh An Giang sẽ bắn pháo hoa tại 3 điểm là thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu; mỗi điểm bắn 30 phút bắt đầu từ 21h30 đêm 30 Tết.
Nơi cực Nam Tổ quốc, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa tại trung tâm thành phố Cà Mau và một số huyện như Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời.
Với phương châm hướng về cơ sở, để không khí đón xuân ấm áp đến với mọi người, mọi nhà, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, những công nhân đang ngày đêm lao động trên công trường không có điều kiện về với gia đình..., cùng với những màn pháo hoa rực rỡ, các địa phương trong cả nước tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, hấp dẫn "Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ".
Theo TTXVN
Ô tô tải tông xe máy, 2 thanh niên chết thảm Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 24/12, trên đường Hùng Vương, thuộc phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người chết tại chỗ. Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh minh họa) Tại thời điểm trên, xe ô tô tải mang biển số 77H - 4603, do Trần Văn Tịnh...