Những người đẹp hoàn hảo để đóng phim chuyển thể ngôn tình
Thực sự rất khó để tìm kiếm nữ chính cho phim chuyển thể từ ngôn tình. Những cái tên dưới đây có thể không đạt đến độ hoàn hảo 100% như bản gốc, nhưng cũng hợp 80-90% các vai nữ chính trong phim chuyển thể từ ngôn tình.
Tiểu bạch thỏ
Nhân vật nữ “tiểu bạch thỏ” là những cô nàng ngây thơ, trong sáng, ít va chạm với đời. Đi liền với tuýp nữ chính kiểu này thường là nam chính “sói xám”, chuyên bắt nạt “tiểu bạch thỏ”, hoặc nam chính siêu đàn ông, bảo vệ, sủng ái “tiểu bạch thỏ” đến tận trời.
Tiêu chuẩn cho các nữ diễn viên vào vai “tiểu bạch thỏ” là phải có gương mặt trong sáng, thuần khiết, hơi trẻ con một chút; không cần quá đẹp nhưng phải xinh xắn, ưa nhìn, đáng yêu.
Tạo hình của Triệu Lệ Dĩnh trong “Hoa thiên cốt”.
Ứng cử viên số 1 cho tuýp vai nữ “tiểu bạch thỏ” chính là Triệu Lệ Dĩnh. Nữ diễn viên được mệnh danh là “Dương Mịch thứ hai” có vẻ ngoài vô cùng đáng yêu: gương mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn, ngây thơ, bờ môi căng mọng đầy sức sống. Triệu Lệ Dĩnh cũng được các nhà làm phim ưu ái giao cho đảm nhiệm vai nữ chính “tiểu bạch thỏ” trong hai dự án phim chuyển thể từ ngôn tình đình đám: Sam Sam đến đây ăn nè và Hoa Thiên Cốt.
Tạo hình của Triệu Lệ Dĩnh trong “Sam Sam đến đây ăn nè”.
Nếu chưa phẫu thuật thẩm mỹ, có lẽ Trịnh Sảng cũng rất xứng đáng nằm trong top những diễn viên hợp vai “tiểu bạch thỏ”. Nhưng với khuôn mặt cứng và già đi trông thấy sau khi dao kéo, cô khó mà thể hiện xuất sắc hình ảnh một cô gái ngây thơ, trong sáng.
Trịnh Sảng thời đóng BOF bản Trung và sau khi đã can thiệp dao kéo.
Bộ ba “mỹ nhân không tuổi” của Đài Loan: Trần Kiều Ân, Lâm Y Thần, Dương Thừa Lâm cũng rất phù hợp để đóng vai nữ chính “tiểu bạch thỏ” trong các bộ phim chuyển thể từ ngôn tình.
Trần Kiều Ân trong phim “ Thơ ngây”.
Sự thể hiện xuất sắc của các diễn viên này trong những vai thuộc tuýp “tiểu bạch thỏ” trước đó (Trần Kiều Ân trong Định mệnh anh yêu em, Lâm Y Thần trong Thơ ngây, Dương Thừa Lâm trong Định mệnh) báo trước sự thành công của họ nếu vào vai nữ chính “tiểu bạch thỏ” trong các phim chuyển thể ngôn tình.
Dương Thừa Lâm
Lâm Y Thần
Nữ cường nhân
“Nữ cường nhân” là cụm từ chỉ những người phụ nữ tài giỏi, thành công, độc lập. Trong tiểu thuyết ngôn tình cũng như các phim chuyển thể, “nữ cường nhân” được chia làm hai tuýp: văn và võ.
“Nữ cường nhân” tuýp võ là các nữ tướng quân, cao thủ võ lâm trong truyện cổ đại, hoặc nữ quân nhân, cảnh sát, thành viên hắc bang trong truyện hiện đại. Để vào những vai này, nữ diễn viên phải có khí chất mạnh mẽ, dáng người nhanh nhẹn, hành động quyết liệt, dứt khoát.
Hình ảnh uy nghi của Triệu Vy trong “Họa bì”
Tất nhiên, mỗi tác giả lại có một tạo hình nhân vật khác nhau. Nhưng nhắc đến các “nữ cường nhân” tuýp võ trong phim chuyển thể, khán giả sẽ ngay lập tức nghĩ tới: Triệu Vy, Chương Tử Di, Xa Thi Mạn,… – những nữ diễn viên từng vào vai nữ tướng, cao thủ võ lâm trên phim.
Xa Thi Mạn mạnh mẽ trong “Đới đao bổ nữ khoái”
Chương Tử Di trong “Ngọa hổ tàng long”
Riêng với các vai hiện đại, có thể liệt kê Trương Tịnh Sơ, Thư Kỳ, Diệp Tuyền, Lý Băng Băng,… đều là những diễn viên thành công với các vai cảnh sát, quân nhân, sát thủ.
Thư Kỳ
Video đang HOT
Trương Tịnh Sơ
Lý Băng Băng
“Nữ cường nhân” tuýp văn là những nhân vật thông minh, cơ trí, uyên bác. Trong phim cổ đại thường là các vai hoàng hậu, cung phi, hoặc người giang hồ nhưng chuyên về độc dược, trận pháp, dịch dung,… Trong các phim hiện đại là những người phụ nữ thành đạt trong công việc, thường có vẻ ngoài sang trọng, thông minh, hơi lạnh lùng.
Thư Sướng trong “Cung tỏa châu liêm”
Tôn Lệ trong “Hậu cung Chân Hoàn truyện”
Vương Lệ Khôn trong “Mỹ nhân tâm kế”
Có thể liệt kê một số nữ diễn viên hợp với tuýp “nữ cường nhân” cơ trí trong phim cổ đại như: Thư Sướng, Tôn Lệ, Vương Lệ Khôn,… Còn với các bộ phim hiện đại, có thể kể đến một vài tên tuổi: Diêu Thần, Từ Tịnh Lôi, Lương Vịnh Kỳ,… – rất hợp để vào vai các mỹ nữ thành đạt, lạnh lùng chốn văn phòng.
Diêu Thần
Lương Vịnh Kỳ
Từ Tịnh Lôi
Ngoại nhu nội cương
Đây là kiểu nhân vật mà các tác giả ngôn tình rất thích khai thác, và cũng rất được lòng fan hâm mộ. Những nữ nhân vật “ngoại nhu, nội cương” có vẻ ngoài nữ tính, cử chỉ, hành động mềm mại. Nhưng bên trong nội tâm, họ lại rất thông minh, mạnh mẽ. Điểm thu hút của mẫu nhân vật này là vẻ ngoài ngọt ngào, nữ tính và cách đối nhân xử thế khéo léo, chu toàn của họ.
Lâm Tâm Như trong “Khuynh thế hoàng phi”
Đứng đầu trong các diễn viên hợp vai “ngoại nhu, nội cương” trong phim chuyển thể là Lâm Tâm Như. Cô có rất nhiều vai diễn thuộc tuýp nhân vật này: Mã Phức Nhã trong Khuynh Thế Hoàng Phi, Đậu Y Phòng trong Mỹ nhân tâm kế, Lý Hiểu Nga trong Tinh trung Nhạc Phi,… Thành công vang dội của những bộ phim này minh chứng cho độ hợp vai gần như tuyệt đối của Lâm Tâm Như với tuýp nhân vật “ngoại nhu, nội cương”.
Lâm Tâm Như trong “Mỹ nhân tâm kế”
Biên kịch vàng Vu Chính là người khá mát tay trong các bộ phim chuyển thể ngôn tình, cũng như xây dựng nên các nhân vật nữ thuộc tuýp này. Hầu hết các mỹ nhân của Vu Chính đều có ngoại hình, khí chất phù hợp với thể loại vai này, chẳng hạn như: Dương Dung, Trương Mông, Đồng Lệ Á,…
Trương Mông
Đồng Lệ Á
Dương Dung
Mỹ nhân
Trong truyện ngôn tình Trung Quốc và các phim chuyển thể, thường xây dựng hai tuýp mỹ nhân: một là kiểu đẹp tựa thần tiên, khí chất thanh cao, thoát tục; hai là kiểu đẹp hoàn hảo tới từng chi tiết, gợi cảm, quyến rũ, có phần phong tình, tà mị.
Lưu Diệc Phi
Nhắc đến tuýp nhân vật mỹ nhân có cốt cách thần tiên, đương nhiên không thể bỏ qua “thần tiên tỷ tỷ” Lưu Diệc Phi. Vẻ ngoài xinh đẹp, tinh khiết, như sương khói của nữ diễn viên giúp cô thường xuyên nhận được lời mời vào vai các mỹ nhân có vẻ đẹp thoát tục như tiên nữ.
Lưu Thi Thi
Ngọc nữ Lưu Thi Thi cũng có thể vào các vai theo mô típ này. Dù không xinh đẹp nổi bật nhưng Lưu Thi Thi có khí chất ưu nhã, thanh đạm, càng nhìn càng thấy đẹp và sang.
Thịnh Lãng Hy
Thịnh Lãng Hy – cô gái trẻ từng được nhà văn Kim Dung nhận xét là nàng Tiểu Long Nữ hoàn hảo cũng có ngoại hình phù hợp với vai diễn mỹ nhân “thần tiên”.
Phạm Băng Băng
Angelababy
Với những vai mỹ nhân gợi cảm, phong tình, hai cái tên đầu bảng chính là Phạm Băng Băng và Angelababy. Nếu nữ diễn viên Ninh Tịnh trẻ hơn đôi ba tuổi, cô cũng sẽ rất hợp vai diễn kiểu này. Vẻ đẹp khỏe khoắn, sắc sảo, tươi mát của Ninh Tịnh rất thích hợp để vào vai các cô gái đến từ tộc người thiểu số hoang dại.
Ninh Tịnh
Một vài nữ diễn viên có thể đóng hợp cả hai kiểu mỹ nhân “thần tiên” và mỹ nhân gợi cảm, đó là: An Dĩ Hiên, Đường Yên, Dương Mịch, Trương Hinh Dư, Lý Tâm Ngải,…
Trương Hinh Dư
An Dĩ Hiên
Đường Yên
Dương Mịch
Lý Tâm Ngải
Ngoại hình bình thường
Rất nhiều truyện ngôn tình và phim chuyển thể xây dựng mô típ nữ chính có vẻ ngoài bình thường, là một nhân vật không có đặc điểm gì quá đặc sắc. Dù vậy, họ lại được một chàng trai xuất sắc yêu say đắm.
Trần Nghiên Hy trong “You’re Apple of my eyes”
Dù trong nguyên tác, tác giả có tả nhân vật bình thường đến mấy, cũng không thể bê nguyên lên phim. Bởi chẳng có khán giả nào muốn xem phim có diễn viên xấu, thậm chí, diễn viên có ngoại hình bình thường cũng sẽ bị chê ỉ ôi.
Tiêu Tuấn Diễm trong “Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên”
Vì thế, để vào vai nữ chính kiểu này, diễn viên phải có ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa để thu hút khán giả. Thêm nữa, vẻ ngoài của họ phải dễ gây thiện cảm, trong trẻo, gần gũi để đạt tiêu chuẩn “người bình thường”.
Bạch Bách Hà trong “Thất tình 33 ngày”
Trần Nghiên Hy, Tiêu Tuấn Diễm, Châu Đông Vũ, Bạch Bách Hà… là những nữ diễn viên khá phù hợp với tuýp vai nữ chính này trong phim chuyển thể từ truyện ngôn tình.
Châu Đông Vũ
Theo Trí Thức Trẻ
Bật khóc xem "The Way Home"
Bao lâu rồi bạn chưa gọi điện hay về thăm bà của mình? Rất có thể bạn sẽ muốn làm điều đó ngay khi xem xong "The Way Home".
The Way Home không phải là một bộ phim kịch tính, hoàn toàn không có cao trào, tình tiết chậm rãi cũng y như câu chuyện của người già trong phim, thế nhưng đây lại là bộ phim khiến bạn phải cười, phải khóc, và chắc chắn là phải nhớ.
"The Way Home" (2002) trailer
The Way Home mở đầu bằng cảnh mẹ con Sang Woo trên chuyến xe buýt "cà tàng" đi về vùng quê xa xôi hẻo lánh, nơi có căn nhà lụp xụp và bà ngoại 77 tuổi đang sống một mình. Ly dị chồng, thất nghiệp, nợ nần chồng chất, mẹ Sang Woo đã buộc phải gửi cậu bé cho bà ngoại chăm nom một thời gian.
Đang quen với cuộc sống thành thị hiện đại, tiện nghi đủ đầy, cậu bé Sang Woo gần như "sốc nặng" khi phải làm quen với cuộc sống ở vùng quê nghèo lạc hậu, tivi thì hỏng, máy chơi điện tử hết pin cũng không tìm được chỗ mua.
Thói chảnh chọe của trẻ em thành thị khiến Sang Woo vô cùng hỗn láo và coi thường bà ngoại. Cậu bé không cho bà đụng vào người vì sợ... bẩn. Khi ăn cơm, Sang Woo cũng ăn đồ mang từ thành thị về chứ không ăn thức ăn bà nấu. Sang Woo cũng hỗn xược gọi bà bằng những biệt danh như bà già ngốc nghếch, đần độn. Chẳng những vậy, cậu cháu hư còn liên tục bày ra những trò nghịch ngợm tai quái để "phá" bà.
Bà ngoại Sang Woo bị câm nên chỉ có thể ra hiệu bằng cử chỉ. Trước những hành động nghịch ngợm vô lễ của cậu cháu, bà vẫn âm thầm như chẳng có chuyện gì xảy ra. Hàng ngày bà đi gánh nước, nấu cơm, giặt đồ, may vá... bằng đôi lưng còng hằn in những dấu vết tảo tần.
Cứ như vậy, bộ phim tái hiện lại cuộc sống của hai bà cháu giữa miền quê hẻo lánh và buồn tẻ, ngày này qua ngày khác trong sự im lặng có phần đáng thương của người bà và thói "ác độc" trẻ thơ của người cháu.
Dù cả phim không nói lấy một câu thoại nào nhưng nhân vật bà ngoại vẫn khiến khán giả xúc động đến nghẹn lời. Bà không thể nói, nhưng những hành động của bà luôn đong đầy tình yêu dành cho cháu. Nhỏ nhặt nhất như việc đắp chăn, kê gối cho cháu ngủ, hay lớn hơn là việc bà vượt trời mưa, đường xa mang mấy thứ đồ quê ra chợ đổi lấy gà vì cháu bảo muốn ăn gà rán Kentucky.
Về phía Sang Woo, các nhà làm phim đã vô cùng tinh tế khi xây dựng nhân vật này theo đúng mô típ một đứa trẻ thành thị quen được nuông chiều nên trở thành khó ưa, ích kỷ. Trong nửa đầu phim, tính cách khó ưa của Sang Woo khiến khán giả phải ghét, thậm chí chỉ muốn... đánh cho nó một trận vì thói hỗn xược. Cuộc sống với bà ngoại dần dần cũng thay đổi tính cách của Sang Woo, nhưng sự thay đổi này cũng được thể hiện rất tinh tế, chân thật chứ không hề khiên cưỡng.
Sự thay đổi ấy cũng đến rất từ tốn, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, vừa đáng yêu vừa hài hước như khi Sang Woo đi chạy quần áo lúc trời mưa. Sang Woo đang nằm ngủ thì trời đổ mưa. Nó đã định phớt lờ đám quần áo bà vừa giặt phơi ở trên dây ngoài kia. Thế nhưng phớt lờ không được, nó lồm cồm bò dậy đi cất quần áo.
Ban đầu, nó chỉ định cất quần áo của mình và để mặc quần áo của bà ngoại. Nhưng rồi nửa như áy náy, nửa chẳng yên lòng, nó lại một lần nữa lao ra giữa cơn mưa để cất nốt quần áo của bà. Ai dè vừa cất xong quần áo thì mưa lại tạnh, Sang Woo "khó ưa" một lần nữa mang đám quần áo ra phơi. Phơi xong, vẫn chưa yên lòng, nó còn chỉnh lại đám quần áo trên dây cho đúng thứ tự như bà phơi lúc trước. Chỉ khi trả mọi thứ lại nguyên trạng ban đầu, nó mới hớn hở nở một nụ cười tươi rói...
Nếu là Sang Woo của ngày xưa, hẳn nó đã chẳng thèm bận tâm đến đám quần áo, thậm chí chắc nó còn tỏ ra sung sướng vì mưa làm quần áo ướt để "hành" bà nội phải đi giặt lại. Sự thay đổi của Sang Woo bắt đầu từ nhỏ đến lớn như thế. Thậm chí ngay cả khi đã thay đổi, bản tính ngông nghênh của đứa trẻ ấy cũng khiến cho nó khó lòng thừa nhận rằng mình đã thay đổi. Có đôi khi, nó cố gắng hành động cho giống một Sang Woo láo xược, bất cần trước kia, nhưng càng trở nên như vậy thì nó lại càng áy náy, bất an, tội lỗi.
Cuộc sống với bà nội không chỉ thay đổi tính cách của Sang Woo mà còn giúp đứa trẻ nhận ra tình cảm của nó với người bà mà trước đó nó đã khinh rẻ. Tình cảm ấy cũng lớn dần lên theo năm tháng và bất chợt vỡ òa vào cái ngày mà Sang Woo phải chia tay bà ngoại để trở về thành phố. Nhưng Sang Woo không phải là đứa trẻ dễ bộc lộ tình cảm. Nó xấu hổ. Nó yêu bà nhưng chẳng dám nói, càng chẳng dám thể hiện.
Hành động của thằng bé 7 tuổi chia tay bà mà chẳng nói chẳng rằng, leo lên xe rồi lại chạy xuống đưa cho bà tập giấy vẽ; lúc ở trên xe thì nhất quyết không thèm nhìn ra cửa sổ nơi bà ngoại đang gọi nó như muốn nói tạm biệt lần nữa; chỉ đến khi xe lăn bánh mới hốt hoảng chạy lại phía cửa kính rối rít vẫy tay chào bà...
Tất cả những điều ấy giản dị, chân thật, đáng yêu mà cảm động muốn khóc.
The Way Home là một bộ phim của những điều như vậy. Ở đó có một tình yêu lặng thầm mà sâu sắc, có một tình yêu thơ ngây mà xúc động. Và hẳn với nhiều khán giả, bộ phim này sẽ làm bạn nhớ đến bà của mình. Bao lâu rồi bạn chưa gọi điện hay về thăm bà? Rất có thể bạn sẽ muốn làm điều đó ngay khi xem xong phim. Bởi có lẽ bạn cũng biết rằng, thời gian của người già không là mãi mãi...
"The Way Home" cũng là bộ phim điện ảnh đầu tay của mỹ nam Yoo Seung Ho. Anh vào vai diễn cậu bé Sang Woo trong phim khi mới lên 9 tuổi.
Theo Trí Thức Trẻ
Nữ chính tin đồn của "Anh Có Thích Nước Mỹ Không?" Có tin đồn người đẹp "Mỹ Nhân Tâm Kế" Vương Lệ Khôn sẽ thủ vai nữ chính Trịnh Vy trong phim truyền hình chuyển thể "Anh Có Thích Nước Mỹ Không?". Một số nguồn tin trên Weibo cho biết: dự án phim truyền hình chuyển thể rất được chờ đón Anh Có Thích Nước Mỹ Không? phỏng theo nội dung cuốn tiểu thuyết...