Những hoa hậu, người đẹp khiến công chúng sốc khi đột ngột cạo đầu đi tu
Có những người đẹp khiến công chúng vô cùng ngỡ ngàng khi xuống tóc nương nhờ cửa phật. Mỗi người ai cũng có một lý do riêng để đi tu, tuy nhiên các mỹ nhân này đã khiến dư luận xôn xao trước quyết định của mình.
Võ Bích Liên đã từng đoạt giải Hoa hậu áo dài kansas, Mỹ năm 1996, ngoài ra trong chương trình vinh danh phụ nữ vùng Bắc Carlifornia cô cũng đoạt giải Á hậu. Năm 2004 tại Los Angeles cô cũng được bầu làm Hoa hậu phu nhân. Năm 2006 tại Hollywood, cô đã trở thành Hoa hậu Công nương Á Châu. Bên cạnh đó, Bích Liên cũng đã đem vinh dự về cho Việt Nam khi đoạt giải Hoa hậu Asia International 2012.Với loạt thành tích khủng như vậy tại các cuộc thi sắc đẹp, Võ Bích Liên đã khiến nhiều người phải bất ngờ khi cô nương nhờ cửa phật. Hoa hậu đã xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở miền Nam Carlifornia nước Mỹ.
Nguyễn Thị Hà
Gần đây thông tin mỹ nhân chiến thắng giải phụ Người đẹp có mái tóc đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 đi tu đã thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận. Thông tin Nguyễn Thị Hà xuất gia được người bạn thân của cô, á hậu Hoa hậu biển Việt Nam 2016 Bảo Như chia sẻ. Bảo như cho hay:
“Hà sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn. Cô ấy tham gia Hoa hậu Việt Nam và may mắn nhận được giải phụ là người có mái tóc đẹp nhất. Hà là một cô gái vô cùng hiền lành và dịu dàng. Sau cuộc thi, hai chúng tôi cũng ít liên lạc với nhau. Khi biết tin Hà xuống tóc đi tu, tôi cảm thấy vui vì bạn sẽ tìm được sự bình yên nơi cửa Phật, tuy nhiên cũng có một chút tiếc nuối”.
Vũ Thị Hà tại cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014.
Tại cuộc thi Hoa hậu Châu Á năm 2008 người đẹp Hong Kong Vương Dự Lâm đã đoạt giải người đẹp được yêu thích nhất. Ngoài ra cô cũng dành chiến thắng tại một cuộc thi người mẫu năm 2009.
Đang có một sự nghiệp kinh doanh thành công, năm 2014 Vương Dự Lâm khiến dư luận xôn xao khi xuống tóc đi tu. Về lý do đi tu là do sau khi đọc một cuốn sách về đạo lý làm người cô bắt đầu suy ngẫm về cuộc sống xa hoa của mình.
Sau đó cô đã quyết định đi theo còn đường tu hành. Vương Dự Lâm cũng đem những món đồ sang chảnh, xa xỉ của mình đem tặng hết cho bạn bè và người thân của mình.
Video đang HOT
Sorrawee Jazz Nattee
Natte đã đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu chuyển giới Thái Lan năm 2009. Cô sở hữu một vẻ đẹp rực rỡ và vô cùng cuốn hút. Tuy nhiên năm 2013 Natte lại quyết định cắt bỏ ngực trở lại làm đàn ông để đi tu vì tại Thái Lan chỉ có đàn ông mới được đi tu. Được biết Natte xuất gia tại một ngôi chùa ở quê nhà.
Lý do Natte đi tu là không phải vì trốn chạy cuộc sống, bản thân cô cũng đã nghiên cứu về Phật pháp được nhiều năm. Đồng thời nương nhờ cửa phật cũng là cách cô cầu sức khỏe cho cha mẹ của mình.
Pinky
Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa cô con gái út kỳ lạ được Càn Long yêu thương nhất, hưởng vinh hoa suốt 3 đời Hoàng đế Thanh triều
Dù xuất giá để trở thành con dâu của tham quan Hòa Thân ngay khi còn rất trẻ, lại gặp trắc trở trong con đường sinh nở, chưa kể chồng ra đi sớm, phải sống cảnh góa phụ, nhưng Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa vẫn là nàng Công Chúa may mắn nhất trong lịch sử nhà Thanh vì được hưởng vinh hoa suốt 3 đời Hoàng đế.
"Trong tất cả các vị phi tần, ai là người Càn Long sủng ái nhất?", đây chắc có lẽ là câu hỏi khiến hậu thế ngày nay không ít tò mò, xoay quanh chuyện yêu ghét của vị Hoàng đế nổi tiếng bậc nhất ở triều nhà Thanh - triều đại Trung Hoa phong kiến cuối cùng. Ấy thế, dù thánh ý khó dò trong chuyện yêu ghét của ông dành cho dàn Hậu cung phi tần hùng hậu, nhưng đối với các con, duy chỉ có một người là được ông dành hết tấm lòng "A mã" của mình ra mà yêu thương cưng chiều.
Tranh vẽ Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa được trưng bày tại một bảo tàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Ngay từ khi sinh ra đã được xem là vinh phúc của Tử Cấm Thành
Đó chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa - con gái út của Thanh Cao Tông Càn Long đế. Sử sách ghi chép, Cố Luân Hoà Hiếu Công Chúa sinh ngày 3, năm Càn Long thứ 40 (1775), không rõ tên thật. Thân mẫu của bà là Đôn phi - một phi tần người Mãn Châu, xuất thân từ Mãn châu Chính Bạch kỳ, đồng thời cũng là vị phi tần được sủng ái bậc nhất Hậu cung lúc bấy giờ.
(Ảnh minh họa)
Sự kiện Hòa Hiếu Công Chúa ra đời có thể coi là vận may của Hậu cung nhà Thanh, bởi lẽ khi ấy Càn Long đã 63 tuổi. Cái tuổi bao năm vừa làm trượng phu, vừa làm Hoàng đế, tới những tháng năm xế chiều mà vẫn còn được hưởng niềm vui con trẻ, hiển nhiên, Càn Long xem Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa là vinh phúc mà ông trời còn ưu ái ban cho mình.
Cộng với việc khi Hòa Hiếu Công Chúa sinh ra, các anh chị của bà nếu không yểu mệnh qua đời sớm thì hầu như đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng. Điều này càng làm cho sự kiện Hòa Hiếu ra đời thêm đáng giá. Tử Cấm Thành khô khốc u uất, cần gì hơn ngoài tiếng khóc sinh động của trẻ con.
(Ảnh minh họa)
Vị Công Chúa được cưng chiều bậc nhất, giúp mẫu thân thoát khỏi bị trừng phạt
Được sự cưng chiều của phụ hoàng, Hòa Hiếu Công Chúa thường quấn quýt bên Càn Long. Thậm chí bà còn được phép có mặt trong các cuộc họp chính sự. Chưa kể, vì quá thương yêu cô con gái út này, mà Càn Long là phá vỡ quy tắc của các lão tổ tông để lại. Ông nâng tước vị của Hòa Hiếu Công Chúa từ Hoà Thạc Công Chúa (tước vị dành cho công chúa do các phi tần sinh ra) lên thành Cố Luân Công Chúa (tước vị chỉ dành cho công chúa do Hoàng Hậu sinh ra).
(Ảnh minh họa)
Chưa dừng lại ở đó, có lần, Càn Long tiếc nuối than thở với Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa rằng: "Nếu con mà là Hoàng tử, ắt ta sẽ lập làm Trữ quân rồi". Càng nói lên mức độ yêu thương và đặt nhiều kỳ vọng của ông dành cho cô Công Chúa út này. Một lần khác, sự thương yêu của đấng Thiên tử dành cho Hòa Hiếu Công Chúa trở thành thứ giúp mẫu thân Đôn Phi của Công Chúa thoát khỏi cảnh bị trừng phạt.
Sử liệu ghi chép, năm Càn Long thứ 43 (1778), Đôn Phi Uông thị đã đánh đập tỳ nữ của mình cho đến gục hoàn toàn, chỉ vì một sai lầm nhỏ. Tất nhiên, Tử Cấm Thành có quy tắc của Tử Cấm Thành, hại người là trọng tội trọng đối với luật pháp nhà Thanh nên Đôn Phi Uông thị không tránh khỏi việc bị trừng phạt nặng nề. Tuy nhiên, do tính đến việc Hòa Hiếu Công Chúa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẫu thân bị trừng phạt, thế là Càn Long Đế dơ cao đánh khẽ, chỉ giáng chức Uông Thị xuống thành Đôn tần.
(Ảnh minh họa)
Cô Công Chúa út được bảo vệ bởi một thế lực Hậu cung to lớn khác ngoài Càn Long
Do được A mã quá cưng chiều như thế, nên Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa ngay từ tấm bé đã rất nghịch ngợm. Điều này, làm không ít người lo lắng, vì suy cho cùng, Hòa Hiếu Công Chúa cũng là nữ tử của Hoàng đế, làm gì cũng phải có phép tắc, nhưng vẫn chẳng có ai dám lên tiếng chỉnh đốn. Bởi lẽ, ngoài Càn Long, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa còn được một thế lực Hậu cung khác "chống lưng", bảo vệ. Đó chính là Dung phi Hòa Trác Thị.
(Ảnh minh họa)
Dung phi Hòa Trác Thị lúc bấy giờ là sủng thiếp của Thanh Cao Tông Càn Long đế. Bà xuất thân từ gia tộc rất có uy vọng nên tiếng nói trong Hậu cung cực kỳ lớn. Bà lớn lên ở vùng thảo nguyên, yêu thích tự do bay nhảy, cho đến khi bị gả vào Tử Cấm Thành thì đành trói chặt mình ở nơi đây. Với thời niên thiếu như vậy nên bà rất cảm thông với sự nghịch ngợm bất quy tắc của Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa và dành cho vị Công Chúa không phải do mình sinh ra rất nhiều tình cảm.
Dung phi không có con, nên tình yêu, tình thương bà dành cho Hòa Hiếu Công Chúa không khác gì tình mẫu tử, mãi cho đến khi qua đời. Năm Càn Long thứ 53 (1788), Dung phi lâm trọng bệnh khó mà qua khỏi, lúc này hôn lễ của Hòa Hiếu Công Chúa cũng đã đến gần. Cảm thấy cực kỳ tiếc nuối, liền trước lúc mình qua đời, Dung phi hạ lệnh đem hết châu báu do bản thân tự cất giữ đem chia cho Hòa Hiếu một phần coi như của hồi môn. Nói là "một phần" chứ thực chất là lên đến hơn 200 kiện nữ trang quý giá.
(Ảnh minh họa)
Xuất giá vào gia đình quyền thế nhưng đường sinh nở gặp nhiều trắc trở
Một năm sau khi Dung phi qua đời, năm Càn Long thứ 54 (1789), tháng 11, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa khi đó đã 14 tuổi, chính thức kết hôn với Phong Thân Ân Đức,15 tuổi. Chồng của Công Chúa là trưởng tử của Hòa Thân - viên quan xuất thân từ tộc Nữu Hỗ Lộc (gia tộc của Sùng Khánh Hoàng Thái hậu, mẫu thân của Càn Long). Viên quan này rất được Càn Long Đế sủng ái lúc bấy giờ.
(Ảnh minh họa)
Sau khi con gái xuất giá 3 ngày, vì quá thương nhớ, Càn Long Đế triệu vợ chồng Hòa Hiếu Công Chúa vào cung và ban cho Hoà Hiếu Công Chúa 300.000 lạng bạc. Số bạc này, có thể nói là lớn nhất và lớn hơn rất nhiều so với của hồi môn của bất kỳ vị Công Chúa nào khác. Điều này, lại càng nói thêm rằng, tình phụ tử mà Càn Long dành cho cô Công Chúa út Hòa Hiếu là vô bờ bến.
Đáng tiếc, dù được hưởng vinh hoa phú quý ngập trời, nhưng con đường sinh nở của Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa lại gặp quá nhiều trắc trở. Trong khoảng từ năm Càn Long thứ 58 (1794) đến năm thứ 60 (1796), Hòa Hiếu sinh được một người con trai cho chồng. Đến năm năm Gia Khánh thứ 2 (1798), đứa trẻ yểu mệnh, qua đời. Từ đó Công Chúa không thể sinh con được nữa. Do lo sợ nhà chồng tuyệt tự, Công Chúa khuyên Ân Đức nạp thiếp, nhưng rồi cũng chỉ có thêm 2 đứa con gái.
(Ảnh minh họa)
Gia đình chồng tan tác, lâm vào cảnh góa phụ vì chồng sớm qua đời
Sóng gió tiếp tục kéo đến. Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), Hòa Thân bị bắt vì tội tham ô và lũng đoạn quan trường. Sau khi bị kết tội, Hòa Thân bị xử lăng trì, nhưng vì muốn giữ thể điện cho em gái là Hòa Hiếu Công Chúa, Gia Khánh Đế cho phép Hòa Thân được tự vận tại nhà. Cùng lý do vì muốn giữ thể diện cho đứa em gái út, Gia Khánh Đế tha tội cho em rể Phong Thân Ân Đức, chỉ tước hết danh hiệu.
Riêng khối tài sản được Hòa Thân tích cóp suốt một đời làm tham quan, cũng bị Gia Khánh Đế ra lệnh tịch thu và ban một phần số gia sản khổng lồ này cho Hòa Hiếu Công Chúa, coi như an ủi em gái út lâm vào cảnh gia đình chồng tan tác.
(Ảnh minh họa)
Đến năm Gia Khánh thứ 11 (1806), Hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh điều Phong Thân Ân Đức đến Mông Cổ để phục vụ cho quân đội nơi đây. Từ đó, Hòa Hiếu Công Chúa theo chồng về nơi thảo nguyên sinh sống. Chẳng được bao lâu thì Phong Thân Ân Đức ngã bệnh, Gia Khánh đế lại hạ lệnh cho phép vợ chồng Công Chúa quay về Bắc Kinh. Vậy mà ông trời bạc đãi, vào tháng 5, năm Gia Khánh thứ 15 (1810), Phong Thân Ân Đức qua đời, để lại Hòa Hiếu Công Chúa sống trong cảnh góa phụ, chăm sóc nuôi dạy hai đứa con gái của chồng.
Được hưởng vinh hoa ở cả 3 đời Hoàng đế Thanh triều cho đến tận "xanh cỏ"
(Ảnh minh họa)
Nhưng có lẽ, chẳng có cái họa nào có thể dồn được Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa vào đường cùng, bởi dù sao bà vẫn là đương kim Công Chúa được Thanh Cao Tông Càn Long đế yêu thương nhất và là vinh phúc của Tử Cấm Thành từ khi sinh ra. Vì lẽ đó, khi lâm vào cảnh góa bụa, bà vẫn được anh trai Gia Khánh đế chiếu cố, ban cho rất nhiều bạc vàng. Sống cuộc đời thoải mái, không phải lo lắng gì về tài chính dù cho cơ ngơi của gia đình chồng đã sụp đổ.
Thậm chí, đến khi cháu trai của bà là Thanh Tuyên Tông Đạo Quang đế lên ngôi, bà vẫn nhận được rất nhiều bổng lộc. Vinh hoa cứ đến như thế, mãi cho đến khi Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa qua đời vào năm Đạo Quang thứ 3 (1823), ngày 10 tháng 9 âm lịch.
(Nguồn: Thanh sử cảo, Kknews, Qulishi)
Theo searchtotal
Mái ấm của trẻ mồ côi Tại TP. Cà Mau có 1 ngôi chùa nhận nuôi hơn 30 trẻ em mồ côi. Nơi đây, chẳng những cưu mang, đùm bọc mà còn giúp các em được cắp sách tới trường Cơ sở này có tên là: Niệm Phật Đường Hưng Phước, (còn gọi Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Hưng Phước), tại ấp Lung Dừa, xã Lý Văn...