Những người đàn bà đội đá vá… nghèo

Theo dõi VGT trên

Chuyện “nữ nhi thường tình” đi làm những công việc cần sức lực vâm váp – được mặc định dành cho cánh đàn ông – để kiếm sống là chuyện chẳng hiếm. Thế nhưng, ở xã Quang Minh, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) có tới hàng trăm chị em tổ chức thành tổ nhóm, tỏa đi khắp tỉnh để đội đá, trộn bêtông tại các công trình xây dựng thì tôi dám chắc, ít ở nơi nào có được.

Những bông hồng… đá

Một sáng đầu tháng 3, tôi theo chân 6 phụ nữ của xã Quang Minh sang xã Quang Lịch cùng huyện Kiến Xương. Hôm nay họ sẽ đổ bêtông trần nhà cho một người dân tại xã này. Vừa đến nơi, chỉ kịp dựng gọn những chiếc xe đạp cà tàng vào góc sân, họ bắt tay vào việc. Máy trộn bêtông nổ phành phạch, tống khói khét lẹt mùi dầu nhớt vào mặt mọi người chung quanh. Chẳng ai bảo ai, mọi người tự động đảm nhận công đoạn của mình như đã được lên kịch bản sẵn: Từ đổ đá, cát, ximăng vào máy đến việc chuyển bêtông lên tầng cao.

Những người đàn bà đội đá vá... nghèo - Hình 1

Chị Nguyễn Thị Thúy (xóm 5, xã Quang Minh) đổ cát vào máy trộn bêtông

Bà Đặng Thị Nhạn tất tả dùng xẻng đổ đá dăm vào một loạt chậu, rồi rất nhanh, như một vận động viên cử tạ, dùng hai tay nâng cái chậu đầy đá đặt lên đầu, di chuyển khoảng 20m, đổ vào máy trộn bêtông. Chiếc máy này cao đến 1,5m, buộc bà phải đội chậu lên đầu rồi mới đổ đá vào máy được. Cứ vậy liên tục. Năm nay bà đã 55 tuổi mà sức khỏe, có lẽ phải đánh bật không ít trai tráng!

Tôi thử dùng tay nhấc chậu, nặng phải cỡ phải 30-40kg. Tôi cảm thấy mình cũng nâng được, nhưng chắc chắn rất chật vật, và có lẽ cũng chỉ nâng được vài lần rồi phải nghỉ để… thở. Ấy vậy mà những người phụ nữ làm việc ở đây, một ngày phải nâng lên, đặt xuống hàng trăm lần như vậy, với khối lượng vận chuyển lên đến hàng tấn. Khi lượng đá đã đủ, bà Nhạn lại chuyển sang đội cát. Trời khá lạnh, nhưng mới một lát, mồ hôi đã lấm tấm nơi áo của bà.

Tại máy bêtông, chị Đặng Thị Xuyến phụ trách “đầu ra”. Chị dùng xô đựng bêtông thành phẩm, rồi mắc vào dây tời để người bên cạnh dùng máy kéo lên tầng trên. Nhìn chị vất vả khống chế những chiếc xô đỏng đảnh đầy bêtông, tôi không khỏi lo cho sự an toàn của chị.

Tranh thủ trò chuyện lúc giải lao, chị Xuyến cho biết, năm nay chị 43 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 10 năm làm nghề đội đá, trộn bêtông. Chị tâm sự: “Lúc mới bắt đầu làm nghề này thì thấy mệt lắm, nhưng sau quen dần…”. Buổi trưa, các chị chạy ra quán phở bình dân trong làng, ăn vội bát phở để chuẩn bị cho buổi chiều.

“Nhiều lần làm ở xã chẳng có quán ăn, thế là tôi phải mua mỳ tôm 3.000 đồng/gói, mượn chủ nhà cái bát rồi xin ít nước nóng, trệu trạo thế cũng xong một bữa trưa. Có hôm thì đổi sang ăn bánh mỳ”- chị Xuyến kể.

Cả làng đi đội đá

Tại sao xã Quang Minh lại có nhiều phụ nữ đi làm nghề trộn bêtông như vậy? Tôi đem câu hỏi này đến ông Nguyễn Văn Kiều, chủ tịch xã. Ông Kiều cho hay, là một xã thuần nông, diện tích canh tác bình quân 1,5 sào/1 người, nếu chỉ trông vào đồng ruộng thì không đủ ăn, nên người dân nơi đây – vốn rất chịu thương, chịu khó – đã tìm mọi nghề để cải thiện cuộc sống. Xuất phát từ nhu cầu xây dựng công trình ngày càng nhiều, họ tạo ra những tổ, chủ yếu là phụ nữ, đi theo những máy trộn bêtông.

“Nghề này xuất hiện tại xã cách đây đã 15 năm. Bây giờ, số phụ nữ đi làm cái nghề “đội đầu” đã lên tới 300-400 người. “Thị trường lao động” của họ khắp tỉnh, thậm chí nhiều chị em còn lên cả Hà Nội hành nghề dài hạn. Thi thoảng xã cũng ghi nhận có những chị em bị tai nạn lao động, chủ yếu là gãy tay, gãy chân, gãy xương sườn…” – ông Kiều nói.

Video đang HOT

Những người đàn bà đội đá vá... nghèo - Hình 2

Chị Đặng Thị Xuyến mắc xô chứa bêtông vào tời để đưa lên tầng

Giúp tôi tìm hiểu kỹ hơn về nghề này, ông Kiều chỉ tôi đến nhà bà Tính ở thôn Bạch Đằng, vốn là người có thâm niên lâu nhất trong nghề đội bêtông trong xã, hiện giờ đã là “cai”, nhận việc rồi gọi chị em trong xã đi làm. Năm nay 53 tuổi, bà Tính tên thật là Hoàng Thị Chiến, nhưng được gọi theo tên của chồng. Cuộc đời bà đi lên từ hai bàn tay trắng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Năm 1995, bà cùng chồng đi đội đá, than, cát ở bến thuyền. Khi có chút vốn, cách đây 7 năm, bà mua chiếc máy trộn bêtông đầu tiên với giá 15 triệu đồng.

“Với những mối quan hệ trong những năm đi đội đá, tôi kết nối, nhận việc từ các chủ thầu xây dựng, rồi gọi người trong xã, chủ yếu là phụ nữ, đi làm. Ngay cả khi có máy, tôi vẫn trực tiếp đội đá, nhưng 2 năm nay, do bị rối loạn tiền đình, nên chỉ chuyên tâm “quản lý, điều hành” thôi”- bà Tính kể.

Đến thời điểm này bà Tính đã có 4 máy trộn bêtông. “Dưới trướng” của bà có 20 “chân chuyên” (những người bà thường xuyên gọi đi làm, dù khối lượng công việc nhiều hay ít) còn nếu nhiều việc, thì bà có thể gọi được từ 50-100 người. Bà Tính tiết lộ: “Nếu nhận việc ở nơi xa, chị em phải đi xe máy thì tôi thêm 20.000 đồng tiền xăng cho một xe. Còn nếu gần mà họ vẫn đi xe máy, thì người ngồi sau sẽ trả tiền xăng. Còn tiền công, có khi chưa thu được ngay từ chủ thầu thuê mình, nhưng tôi vẫn trả trước cho chị em, để cuối ngày về họ có đồng tiền tươi mua thức ăn cho chồng con”.

Đội đá “vá”… những số phận

Tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Tơ, 55 tuổi, ở thôn Chi Lăng, là “chân chuyên” của bà Tính. Bà Tơ có cái khắc khổ điển hình của người phụ nữ nông thôn phải chịu nhiều vất vả: Nước da sạm nắng, mái tóc bạc sớm, thưa thớt và bàn tay nứt nẻ, chai sần. Bà đã có 8 năm trong nghề đội đá. Khi nghe tôi nói về chuyện vất vả, nguy hiểm, bà Tơ chép miệng: “Biết là thế, nhưng muốn có tiền thì phải nhao đi làm thôi. Nhọc nhằn mấy tiếng, nhưng mà có tiền ngay. Vất vả nhất là khi trời nóng, mặt thì đỏ như gấc, quần áo thì ướt sũng”.

Bà Tơ cho biết, tiền công được trả theo khối lượng công việc. Một khối bêtông được trả 50 nghìn đồng. Nếu như một ngày làm 20 khối (tương đương cần tầm 6 người), thì mỗi người sẽ được trả khoảng 3 khối, tức là 150 nghìn đồng/ngày. Có hôm cao thì 200 nghìn đồng/người/ngày.

Câu chuyện với chị Nguyễn Thị Hạt, 42 tuổi, trú xóm 1 – người đi làm nghề đội đá từ khi 25 tuổi – đã giúp tôi trả lời câu hỏi tại sao phụ nữ ở đây không chọn nghề khác nhẹ nhàng hơn, mà lại chọn nghề đội đá: “Chị em làm nghề này chủ yếu ngoài 30, đã có chồng con, vướng víu chuyện gia đình. Nếu làm công nhân, phải lu bu cả ngày ở công ty, tối mịt mới về thì ai chăm con cho. Làm “ôsin” ở Hà Nội cũng vậy. Còn với nghề này, tuy vất vả, nguy hiểm, nhưng đổi lại mình còn chăm được con cái, nấu được cho chồng bữa cơm nóng, nuôi thêm được con lợn, con gà, lại tự do, mệt thì nghỉ, có người khác làm thay ngay”.

Chồng chị Hạt cũng làm nghề trộn bêtông, nhưng ở tổ khác để… đảm bảo ngày nào vợ hoặc chồng cũng có việc, có đồng tiền nuôi con. Bao năm nay, những đồng tiền dính bụi ximăng, cát đá đó đã giúp vợ chồng chị nuôi 3 con nhỏ ăn học đàng hoàng. Bà Tính nói đa số các chị trong “chân chuyên” của bà đều có con học đại học. Như chị Xuyến, có con vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp bằng giỏi, hiện đã đi làm ở Hòa Bình. Còn ông Kiều – chủ tịch xã – thì “lưu ý” tôi, rằng ở xã ông hàng năm có khoảng 15-20 cháu vào đại học, không cháu nào phải bỏ học vì nhà nghèo khó cả. Ông ví von phụ nữ xã ông là những bà Nữ Oa đội đá vá trời trong truyền thuyết.

Là ông chủ tịch nói vui thế thôi, bởi họ ngày nào cũng đội đá thật, nhưng chỉ đơn giản để “vá” cái nghèo thôi.

Các chị làm rất tốt và có trách nhiệm

Ông Phạm Trung Đoan, Giám đốc Cty xây dựng Đoan Hùng (khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương) cho biết: Khi đi xây các công trình trong tỉnh, đến công đoạn trộn bêtông, ông thường gọi điện “giao dịch” với bà Tính, từ đó bà Tính sẽ “điều quân” đến các công trường. “Tôi không những không ngần ngại, mà còn rất thích giao việc đội đá, trộn bêtông cho cánh phụ nữ, bởi các chị, nhất là chị em ở xã Quang Minh, đều làm rất tốt, rất có trách nhiệm. Khi họ đã quen với công việc nặng nhọc này, thì họ làm rất bền sức, thậm chí có người còn làm khỏe hơn, giỏi hơn cả nam giới.

Hơn nữa, là phụ nữ nên khi trộn bêtông xong, họ thu dọn rất gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất. Điều này thì bất cứ chủ thầu nào cũng rất thích chứ không chỉ tôi. Tôi cũng muốn tạo điều kiện cho chị em, bởi chỉ mong sao họ có công ăn việc làm, kiếm được đồng tiền để lo toan cho cuộc sống gia đình”.

Cũng theo ông Đoan, thì ngày công của phụ nữ và đàn ông trong cùng một công việc đội cát, đá, trộn bêtông là bằng nhau, không có sự phân biệt.

Theo 24h

Lao động tự do "khát" việc dịp giáp Tết

Từng đợt mưa phùn phùng phùng rơi xuống, cái lạnh như cắt da, cắt thịt bao phủ khắp ngõ ngách, con đường TP Hà Nội. Tuy nhiên, tại nhiều điểm đón việc, ở nhiều lao động tự do vẫn đứng co ro ngoài trời, với hi vọng sớm tìm được việc làm.

Dù còn hơn một tháng nữa mới đến tết Nguyên Đán, thế nhưng đối với nhiều lao động tự do, tết sắp đến đối với họ là gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền.

Chạy ăn từng bữa

Trước cái lạnh căm căm của ngày đông, chúng tôi tìm về điểm chờ việc của nhiều lao động tự do ở gần khu vực Cầu Lủ, phường Kim Giang, Quận Hoàng Mai. Tại vỉa hè hai bên đường, hơn chục lao động nam, nữ với phương tiện xe đạp, thúng mủng, ngồi run rẩy chờ người đến thuê mướn.

Lao động tự do khát việc dịp giáp Tết - Hình 1

Nhiều lao động đứng chờ việc cả tuần nhưng vẫn không kiếm được việc làm

Khuôn mặt hốc hác, ánh mắt thâm quầng vì lạnh, anh Nguyễn Văn Hạnh (40 tuổi) quê Nam Trực, Nam Định cho biết, anh cùng với nhiều lao động khác rời quê lên Hà Nội đã nhiều ngày nay nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

"Gần chục ngày nay, hai vợ chồng tôi cứ diễn điệp khúc sáng ra cầu Lủ đón việc, đến tối không có việc lại rồng rắn nhau về phòng trọ. Nhiều hôm hết tiền, vợ chồng tôi phải sang hàng xóm vay tiền đi chợ, bữa cơm của hai vợ chồng hôm đó chỉ có rau và lạc rang", anh Hạnh chia sẻ.

Sinh ra một vùng quê thuần nông, nhà chỉ trồng 4 sào ruộng, thế nên khi ra thành phố đón việc làm anh Hạnh cũng chỉ dám sống trong những căn phòng ọp ẹp, giá rẻ.

Lao động tự do khát việc dịp giáp Tết - Hình 2

Trước cái lạnh thấu da, anh Lưu vẫn ngồi trơ vơ ngoài đường với hi vọng kiếm được việc làm

Có mặt tại căn phòng chưa đầy 8m2 của anh Hạnh ở khu vực thôn Kim Lũ, chúng tôi không khỏi giật mình khi bước vào căn phòng tối om như mực. Ánh điện lập lòe được anh Hạnh bật lên nhưng cũng không thể xua tan nổi không khí lạnh lẽo, ẩm thấp trong căn phòng. Đặc biệt, chiếc giường ngủ của gia đình anh Hạnh ngả vẹo về một bên, bên trên là chiếc chiếu rách nát tả tơi. Bên cạnh, bộ chén uống nước gồm 3 chiếc nhưng có đến 2 chiếc bị sứt miệng, cùng với đó là sự khập khiễng về sắc màu.

Tại khu xóm trọ của anh Hạnh, có 15 căn phòng với gần 30 lao động tự do từ các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu (Nam Định) đến thuê trọ. Tất cả những người lao động ở đây đều sống trong điều kiện vật chất sơ sài, đời sống kham khổ.

Lao động tự do khát việc dịp giáp Tết - Hình 3

Trời nhá nhem tối nhưng người lao động vẫn cố nán lại chờ việc

Anh Hạnh cho hay, dù hai vợ chồng anh đã có thâm niên 6 năm lao động tự do, có nhiều mối quan hệ thân thiết với các cai thầu xây dựng ở địa điểm đón việc, tuy nhiên chưa thời gian nào hai chồng anh chị lại rơi vào hoàn cảnh thiếu việc làm như hiện nay.

"Hai đứa con, một đứa học đại học, một đứa học cao đẳng và mẹ già đều trông chờ vào hai vợ chồng tôi đi làm xa. Thế nhưng giờ việc ít, tiền kiếm không ra, cuộc sống của hai vợ chồng tôi những ngày ngóng việc không khác gì ngồi trên đống lửa", anh Hạnh nói.

Công việc của vợ chồng anh Hạnh cũng như bao lao động tự do khác khi đi đón việc đều phụ thuộc vào người thuê mướn. Khi người đến thuê làm việc gì, lao động sẽ làm việc đó, nhưng chủ yếu là những công việc khó, đòi hỏi phải có sức khỏe như phá nhà, đào móng, xây tường rào, bốc hàng đêm, đến việc dọn nhà, thậm chí là việc thông cống...

Thấp thỏm ngóng việc

Phần lớn những người lao động rời quê lên thành phố tìm việc đều xuất thân từ nông dân và có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, mỗi lao động khi đi làm đều mang trên mình áp lực tiền bạc và nỗi lo cho gia đình.

Anh Nguyễn Xuân Lưu (38 tuổi) quê Thái Thụy, Thái Bình rời quê lên thành phố gắn bó với nghề làm thuê đã gần 7 năm. Với khoảng thời gian ấy, mỗi tháng anh phải kiếm tiền gửi về cho gia đình khoản tiền 4 triệu đồng lo cho 2 đứa học phổ thông và 1 đứa học tiểu học.

Năm 2008, ngành xây dựng phát triển mạnh, anh Lưu thường xuyên có việc làm nên tiền bạc lo cho hai con ăn học và lo trang trải ngày tết anh có thể cáng đáng nổi. Thế nhưng, kể từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế khó khăn, công việc bấp bênh đã khiến anh không khỏi lo lắng.

"Tôi lên Hà Nội đã gần chục ngày mà vẫn chưa đón được việc làm. Giờ đứng đợi việc mà tâm trí tôi cứ thấp thỏm, lo lắng về việc làm và cái tết cho cả gia đình đang đến gần", anh Lưu tâm sự.

Lao động tự do khát việc dịp giáp Tết - Hình 4

Phần lớn lao động đi làm thuê đều sống trong những căn phòng xập xệ

Thiếu việc làm, điều này đã khiến những giấc ngủ hàng đêm của anh Lưu bị xáo trộn. Nhiều đêm anh đã chợt tỉnh giấc trong khi cảnh vật vẫn còn chìm trong giấc ngủ và rồi trong những lúc đó anh lại thấp thỏm, lo lắng về tương lai của ngày đón việc tiếp theo.

Theo anh Lưu, vợ chồng anh cùng 4 đứa con chỉ sống nhờ vào 4 sào ruộng. Do vậy, dù còn hơn một tháng nữa mới đến tết Nguyên Đán nhưng anh đã phải lo kiếm tiền trang trải trong những ngày tết từ trước đó 1 tháng.

Cũng như anh Lưu, anh Nguyễn Văn Độ 38 tuổi, quê Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng ngồi đón việc cả tuần ở cầu Lủ mà vẫn chưa có việc làm.

Anh Độ cho biết, nhiều người lao động dậy từ 6h sáng ra địa điểm chờ việc, tuy nhiên phần lớn những người đón việc như anh đều rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp nhiều ngày, không bắt được việc làm, ai cũng mang nặng tâm trạng thấm thỏm, lo lắng.

"Dù có thâm niên 10 năm làm nghề lao động tự do nhưng chưa đợt đi làm nào tôi lại bị thất nghiệp dài như thời gian này. Thiếu việc, tôi cũng như nhiều lao động khác đã tính đến giải pháp về quê sớm còn cái tết sắp đến dù có đói thì gia đình chúng tôi cũng đành phải cố gắng khắc phục", anh Độ ngán ngẩm nói.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất
16:48:22 07/11/2024
Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh
10:00:02 08/11/2024
Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130
14:58:51 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Những "quái xế" mang gương mặt trẻ vị thành niên

20:05:32 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn giữa xe máy và một chiếc ô tô thư báo, xảy ra trên đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) khiến một người tử vong tại chỗ.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Bão Yinxing ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

14:56:44 08/11/2024
Bão Yinxing mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 đang hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ gây mưa vừa ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ nước ta.

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.