Những người đã khỏi COVID-19 có thể lại mắc biến chủng mới
Báo cáo sơ bộ từ Nam Phi cho thấy những người đã khỏi COVID-19 đã bị tái nhiễm một loại biến chủng mới dễ lây lan hơn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Mexico City, ngày 12/2/2021.
Theo kênh CNBC, thông tin trên do các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tại một họp báo ngày 12/2.
Trước đây, cũng có nghiên cứu của Hàn Quốc đã đưa ra kết luận trên. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ vài tuần sau khi khỏi bệnh, một bệnh nhân lại mắc một chủng khác của SARS-CoV-2. Điều này cho thấy phản ứng miễn dịch với chủng này không thể bảo vệ cơ thể người khỏi chủng khác.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học tại WHO, tin tốt là vaccine hiện nay dường như có thể giúp bệnh nhân COVID-19 không mắc bệnh nặng, cho dù vaccine không thể hoàn toàn giúp họ tránh tái mắc bệnh.
Bà Swaminathan nói: “Thử nghiệm nhiều loại vaccine khác nhau từ trước tới nay ở Nam Phi cũng như Brazil cho thấy vaccine hoàn toàn có thể ngăn chặn các ca tử vong và bệnh nặng”. Ngoài ra, tiêm chủng vaccine COVID-19 cũng có thể làm các biến chủng mới giảm mức độ lây lan.
Theo bà Swaminathan, hiện giờ có báo cáo rằng nếu một người đã tiêm vaccine và mắc bệnh, lượng virus trong cơ thể sẽ thấp hơn nhiều. Vì thế rủi ro họ lây bệnh cho người khác có thể thấp hơn. Bà vẫn nhấn mạnh rằng người đã tiêm vaccine phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Sau khi mắc COVID-19, cơ thể người có kháng thể và miễn dịch, có thể ngăn chặn tái nhiễm. Tiêm chủng cũng giúp mọi người chống đỡ tốt hơn trước virus.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu xem nếu mọi người đã mắc bệnh và đã tiêm chủng thì họ có thể tránh nhiễm biến thể mới ở mức độ nào.
Trước đó, ngày 11/2, Giáo sư John Edmunds, thành viên Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) thuộc Chính phủ Anh cảnh báo: Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được gọi là biến thể Bristol có thể làm những người từng mắc COVID-19 hoặc những người đã tiêm vaccine vẫn nhiễm bệnh. Ông nói: “Đó là điều chúng tôi đặc biệt lo lắng về loại biến thể này”.
Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã được nhận diện ở một số thành phố nước Anh như Bristol, Liverpool và Manchester. Trong một tuyên bố ngày 10/2, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock khẳng định chính phủ nước này cam kết đẩy mạnh việc theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm và giải trình tự gien để kiểm soát các biến thể mới trong cộng đồng.
Dịch vụ Y tế Công cộng Anh cho biết các ca mắc mới phát hiện ở Anh đã nhiễm biến thể virus mới với đột biến E484K – cùng kiểu đột biến với biến thể virus SARS-CoV-2 tìm thấy ở Nam Phi và Brazil. Đột biến này có thể cho phép virus lẩn trốn kháng thể.
Ngày 3/2, Bộ trưởng phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine của Anh Nadhim Zahawi cho biết trên thế giới hiện có khoảng 4.000 biến thể của virus SARS-CoV-2, buộc các hãng dược phẩm phải tìm cách cải tiến hiệu quả của vaccine. Hàng nghìn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận là các đột biến, trong đó đáng chú ý có các biến thể ở Anh, Nam Phi và Brazil bị cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn.
Xét nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm ở Nam Phi. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đang có xu hướng giảm, với số ca mắc mới ghi nhận trong 1 tháng qua đã giảm gần một nửa và tiếp tục đà giảm trong tuần này. Đây là số liệu thống kê từ giới chức chuyên môn do hãng tin AFP công bố ngày 13/2.
Theo thống kê trên, trong 1 tháng qua, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã giảm 44,5%, mức giảm lớn nhất và được duy trì lâu nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 khởi phát hồi đầu năm 2020. Tính riêng trong tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm, với mức trung bình trên toàn thế giới là 412.700 ca/ngày, giảm gần một nửa so với mức kỷ lục theo ngày được ghi nhận trong tuần đầu của tháng 1/2021 là 743.000 ca. Như vậy, số ca mắc mới đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Giám đốc Viện Y tế toàn cầu thuộc trường Đại học tổng hợp Geneva (Thụy Sĩ), nhà dịch tễ học Antoine Flahault cho rằng: “Dù ít hay nhiều, ở mọi nơi trên thế giới đều ghi nhận mức giảm khá nhiều về dịch bệnh”.
Thống kê cho thấy các khu vực trên thế giới đều ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 giảm trong tuần qua. Tại Mỹ và Canada, số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm 24%; tại châu Phi giảm 20%; châu Á giảm 18%, châu Âu giảm 15%, Mỹ Latinh và vùng Caribe giảm 10% và Trung Đông giảm 2%. Riêng tại châu Đại dương, virus SARS-CoV-2 dường như không tồn tại, với số ca nhiễm mới hng ngày ghi nhận chỉ còn 12 ca.
Mặc dù vậy, ông Antoine Flahault khẳng định rằng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại hoàn toàn có thể xảy ra nếu các chính phủ lặp lại những sai lầm trong quá khứ khi vội vàng dỡ bỏ các biện pháp cách ly phong tỏa quá sớm như mùa Hè năm ngoái tại châu Âu. Số ca được khẳng định nhiễm virus chỉ phản ánh một phần nhỏ con số thực tế, vì các quốc gia khác nhau có cách tính và xét nghiệm khác nhau.
Chủng virus các nhân viên tại Tân Sơn Nhất mắc là chủng mới, lần đầu xuất hiện tại Đông Nam Á
Kết quả giải mã bộ gene cho thấy chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng mới từ Anh mà từ một chủng khác, lần đầu xuất hiện tại Đông Nam Á.
Sáng 12-2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vừa có báo cáo nhanh cho Sở Y tế TP.HCM và Cục Y tế dự phòng về kết quả giải mã bộ gene của chủng SARS-CoV-2 từ các ca bệnh ở tổ bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, phòng xét nghiệm sinh học phân tử đã thu nhận được 3 bộ gene SARS-CoV-2 hoàn chỉnh từ mẫu bệnh phẩm phết mũi họng của BN1979 và của 2 trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng 8-2-2021. Ba bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương đồng về gene là trên 99,95%.
Như vậy chùm ca bệnh gồm BN1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của Công ty VIAGS ở sân bay Tân Sơn Nhất nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.
Kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng SARS-CoV-2 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10 năm 2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Úc cũng như một số nước khác ở châu Âu, trong đó có Anh và Đan Mạch, tuy nhiên chưa ghi nhận ở Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên chủng A.23.1 được phát hiện và gây bệnh trong cộng đồng ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Như vậy chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh (biến thể B.1.1.7) mà cả thế giới đang rất quan tâm (và đang gây bệnh tại Hải Dương, Quảng Ninh). Do mới xuất hiện và số trường hợp bệnh còn ít nên hiện chưa có nhiều thông tin về đặc tính lây nhiễm cũng như gây bệnh của chủng A.23.1 này so với các chủng trước đây.
Thực tế vừa qua có tình huống các trường hợp F1 âm tính mà F2 lại dương tính cũng cho chúng ta giả thuyết rằng liệu việc âm tính xảy ra quá nhanh có phải là đặc tính của chủng này hay không. Một nhận xét khác đó là trong chùm các bệnh nhân này đa số không có triệu chứng hoặc có nếu triệu chứng thì rất nhẹ. Những vấn đề này sẽ được tiếp tục theo dõi, khảo sát từ chùm ca bệnh này trong thời gian tới.
Biến chủng SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua đường không khí, tỷ lệ lây lan 70% Không chỉ có tỷ lệ lây lan tới 70% với tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với trước, biến chủng mới virus SARS-CoV-2 còn chủ yếu lây nhiễm qua đường không khí. Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ sáng 2/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đợt dịch COVID-19...