Những người con hiến gan ghép cứu cha mẹ
Vì gan của 3 người con ruột không phù hợp, con rể ông Hải tình nguyện hiến nửa phần gan của mình để ghép cho bố vợ.
Từ tháng 6/2018 đến 3/2019, với sự hỗ trợ của Bệnh viện ASAN, Hàn Quốc, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiến hành 5 ca ghép gan thành công. Bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết đặc biệt 3 trong 5 ca, người hiến gan đều là con cái tặng cho bố hoặc mẹ.
Ông Hải 60 tuổi ở Nha Trang mắc xơ gan và ung thư gan. Khối u có kích thước khoảng 3 cm, nằm ở vị trí rốn gan rất khó điều trị. Gan bị xơ quá nhiều khiến việc điều trị ung thư bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Tình trạng sức khỏe người bệnh ngày một nghiêm trọng, thời gian sống chỉ còn khoảng một năm. Ghép gan là hy vọng sống cuối cùng của ông.
Cả ba người con ruột của ông Hải đều tự nguyện hiến gan cho bố. Tuy nhiên, các xét nghiệm cho thấy gan của ba người con tương đối nhỏ, không đủ an toàn cho người hiến gan cũng như phục hồi sau ghép.
May mắn, anh Tùng 31 tuổi, con rể của ông Hải có gan kích thước phù hợp với bố vợ, đảm bảo cuộc sống hoàn toàn bình thường sau khi hiến của người cho và có thể giúp người ghép phục hồi. Không ngần ngại, anh Tùng tình nguyện hiến gan cho bố vợ.
Tháng 12/2018, một phần lá gan của anh Tùng được cắt ra, tạo hình và ghép thành công vào cơ thể ông Hải. Hiện người hiến và người nhận gan sống khỏe mạnh bình thường.
Các bác sĩ đến thăm hỏi sức khỏe ông Hải sau ca ghép gan. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhân Định 57 tuổi, cũng được con gái hiến gan để ghép.
“Tôi sinh ra con, nhưng con gái là người hồi sinh mạng sống cho tôi”, ông Định chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Định bị xơ gan trên nền viêm gan C và diễn tiến ung thư gan, điều trị hai năm. Ung thư được khống chế tương đối tốt nhưng gan của bệnh nhân quá yếu. Vì vậy, ghép gan là cơ hội tốt nhất để ông Định có thể sống khỏe mạnh.
Người hiến gan là chị Mai, 34 tuổi, con gái ruột của bệnh nhân. Chị có cùng nhóm máu, tương thích các chỉ số. Sau ghép một tuần, chị Mai xuất viện và sinh hoạt bình thường. Ông Định đã có thể tự đi đứng, ăn uống và sinh hoạt cá nhân.
Ông Định cùng vợ và con gái sau khi ghép gan. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trong khi đó bà Hoa 68 tuổi bị xơ gan, ung thư gan nhiều năm, điều trị tại Singapore không thuyên giảm. Bệnh nhân không còn lựa chọn nào khác ngoài ghép gan. Bệnh viện ở Singapore giới thiệu bà đến ghép gan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
Bà Hoa có hai người con gái. Con gái út là chị Nguyễn Ngọc Ly Hải 39 tuổi, là người duy nhất phù hợp các tiêu chuẩn về y học để hiến gan cho mẹ.
Ngày 30/3, ca ghép được tiến hành và kết thúc thành công. Sau một tuần điều trị hồi sức, chị Hải được xuất viện và thăm mẹ. Cuộc gặp gỡ không quá nhiều lời, chỉ là những cái nắm tay thật chặt với ánh mắt đầy yêu thương và hy vọng về sự sống mới.
“Nhìn mẹ cười tươi khỏe mạnh là niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi”, chị Hải chia sẻ.
Gia đình bà Hoa sau ca phẫu thuật ghép gan thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hiện các ca ghép gan tại Bệnh viện Y Dược TP HCM được thực hiện bởi các bác sĩ bệnh viện cùng sự hỗ trợ của chuyên gia ghép gan từ Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan… Ghép gan trong nước giúp người bệnh và gia đình tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho việc đi lại, ăn ở, giao tiếp trong quá trình chuẩn bị, chăm sóc và tái khám sau ghép.
* Tên bệnh nhân được thay đổi
Cẩm Anh
Theo VNE
4 điều bà bầu cần nhớ nơi công sở
Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, hạn chế tiếp xúc với máy tính và dành thời gian thư giãn cho bản thân.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, phụ nữ mang thai làm việc ở công sở ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy vi tính nên đối mặt với nguy cơ bị trĩ, sưng phù chân, thuyên tắc tĩnh mạch... Tình trạng sẽ ngày càng nặng trong những tháng cuối thai kỳ.
Để tránh những nguy cơ trên, phụ nữ mang thai nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như cử động tay chân, nghiêng cơ thể qua lại hay tập thể dục với những động tác đơn giản. Trường hợp bị tê phù, có thể gác chân cao lên.
Thai phụ cần sắp xếp thời gian và khối lượng công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe theo từng giai đoạn thai kỳ. Ảnh: Working Mother
Bên cạnh việc vận động, thai phụ khi làm việc ở văn phòng nên chú ý những điều sau:
Uống nhiều nước
Khi mang thai, phụ nữ sẽ đi tiểu nhiều. Điều đó khiến nhiều người cảm thấy phiền phức và hạn chế uống nước. Theo bác sĩ Thắm, giảm uống nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Thai phụ nên uống khoảng 1,5 đến 2 lít trong một ngày.
Dành thời gian thư giãn
Phụ nữ mang thai phải biết cân bằng giữa công việc và giải trí. Trong thời gian làm việc nên dành vài phút để nghe nhạc, đọc sách. Bà bầu nên thường xuyên nói chuyện với bé, giúp thư giãn tinh thần và gắn kết giữa mẹ và con.
Ăn nhiều rau và trái cây
Phụ nữ mang thai luôn phải chuẩn bị các đồ ăn nhẹ và lành mạnh ngay bàn làm việc để bổ sung dinh dưỡng kịp thời khi cảm thấy đói. Nên ưu tiên chọn ăn các loại rau và trái cây giúp cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Hạn chế tiếp xúc với máy vi tính
Tiếp xúc với máy vi tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt, rối loạn thị lực tạm thời. Thai phụ công sở cần kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình máy tính để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.
Cẩm Anh
Theo VNE
Chàng trai bán gà hiến tạng cứu được 5 người Là một thanh niên chăm chỉ làm việc nuôi gia đình với nghề bán gà, anh Chính chẳng may gặp nạn. Nhưng điều khiến người thân anh cảm thấy được an ủi là 5 người được cứu sống từ tạng của anh. Ảnh cưới của vợ chồng anh Chính - chị Oanh - Ảnh: gia đình cung cấp Một tuần trước, hôm 9-3,...