Những người cố tình tiếp xúc với virus nhưng không mắc COVID-19
18 người được tiêm virus SARS-CoV-2 vào mũi nhưng vẫn khỏe mạnh sau 17 ngày.
Một trong những bí ẩn còn tồn tại của đại dịch COVID-19 là tại sao một số người dương tính nhưng không có triệu chứng và nhiều người khác không mắc bệnh dù phơi nhiễm virus. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời bằng cách nghiên cứu những người cố tình tiếp xúc với virus nhưng vẫn khỏe mạnh.
Paine, 26, sống ở London (Anh), tình nguyện tham gia một thử nghiệm đầy thách thức. Theo đó, cô được nhỏ virus SARS-CoV-2 vào mũi nhằm mục đích nhiễm bệnh. Trong 17 ngày, cô phải ở trong một căn phòng đơn của bệnh viện, không được ra ngoài. Cô ngủ lúc 23h30, dậy lúc 6h30.
36 người tham gia dự án giống như Paine, mỗi người được nhận 6.500 USD. Sau khi thời gian thử nghiệm kết thúc, vẫn còn 18 người không nhiễm COVID-19.
Faith Paine tình nguyện tham gia nhiễm COVID-19.
Tiến sĩ Andrew Catchpole, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, ông dự đoán không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh. Trong thử nghiệm với các bệnh truyền nhiễm khác, tỷ lệ mắc khoảng 50-70%.
Nhưng giới chuyên môn vẫn chưa thể đưa ra một lý do rõ ràng tại sao một số người nhiễm bệnh, số khác dương tính nhưng không có triệu chứng, hoặc vẫn khỏe mạnh.
Đối với Paine, tất cả những gì đã trải qua là một lời nhắn gửi rằng cô là một trong những người khỏe mạnh nhất.
Cô nói: “Thật tuyệt khi biết mọi thứ đang trôi qua một cách khá tốt đẹp”. Điều đó giúp cô ấy bớt đi phần nào nỗi sợ bị nhiễm COVID-19.
Video đang HOT
Với các bệnh truyền nhiễm như HIV, sốt rét, một số hiếm hoi cá nhân có gen bẩm sinh cho phép họ tránh mắc bệnh.
Tiến sĩ Andras Spaan, nhà vi sinh vật học tại Đại học Rockefeller bày tỏ hy vọng, việc nghiên cứu những điểm khác thường có khả năng dẫn đến các phương pháp điều trị.
Khi Spaan và các đồng nghiệp của ông xuất bản bài báo đầu tiên về chủ đề trên vào mùa thu, họ nhận được 7.000 email từ khắp nơi trên thế giới xin tham gia vào nghiên cứu. Hiện nhóm phân tích dữ liệu của 700 người.
Vẫn chưa rõ liệu khả năng miễn dịch đối với virus gây ra COVID-19 có chuyển thành khả năng bảo vệ chống lại các bệnh do virus khác, chẳng hạn như bệnh cúm, hay không.
Tuy nhiên có một mối lo khác tiềm ẩn. Ví dụ, các gen quy định khả năng kháng bệnh sốt rét cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hồng cầu hình liềm – chứng rối loạn máu.
Tiến sĩ Christopher Chiu, nhà miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London cho biết, hệ miễn dịch của con người đã phát triển nhiều lớp bảo vệ. Một số lớp có từ khi tổ tiên của chúng ta là các sinh vật đơn bào và những lớp khác xuất hiện gần đây hơn.
Một trong những lớp này bao gồm các kháng thể, có thể vô hiệu hóa virus. Một số kháng thể tìm thấy trong mũi và bắt đầu tấn công các loại virus như SARS-CoV-2 trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
“Nếu lượng virus trong giọt bắn tương đối nhỏ, kháng thể tại mũi có thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm”, Tiến sĩ Chiu nói.
Tế bào T của hệ miễn dịch cũng có thể loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus trước khi virus phát triển quá nhiều hoặc lây lan khắp cơ thể.
Tuy nhiên, rất khó để đo lường các yếu tố trên.
Bởi vậy, ngoài việc chủng ngừa và chăm sóc bản thân, mọi người không thể làm gì nhiều để xây dựng hệ miễn dịch mà SARS-CoV-2 không thể xâm nhập.
Một số người có thể có hệ miễn dịch phản ứng nhanh với nhiễm trùng đến mức virus không có thời gian để tái tạo nhiều trước khi bị đánh bật. Đây là lý do trẻ em nói chung có phản ứng nhẹ khi nhiễm COVID-19.
Một số người có thể ít bị lây nhiễm hơn vì gần đây họ đã nhiễm các loại virus khác nhau, như cảm lạnh thông thường. Điều này kích hoạt một phần của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ ngắn hạn khỏi các virus khác bao gồm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sự bảo vệ đó sẽ mất đi nhanh chóng.
Từng nhiễm bệnh
Theo một nghiên cứu được công bố cuối tháng 3, từng nhiễm COVID-19 dường như có khả năng bảo vệ trong khoảng 20 tháng.
Peter Nordstrom, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư y khoa nhi tại Đại học Umea ở Thụy Điển, cho biết khả năng miễn dịch do từng nhiễm bệnh sẽ tăng cường thêm tác dụng với những người đã tiêm vắc xin. Sau 6 tháng, khả năng bảo vệ có từ vắc xin còn khoảng một nửa.
Tuy nhiên, ông khuyến cáo, sự gia tăng các biến thể khác nhau cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch do từng nhiễm bệnh. Mọi người vẫn có thể mắcCOVID-19 dù đã tiêm phòng hay mắc trước đó.
Giáo sư Nordstrom nói: “Bảo vệ chống lại bệnh nặng dường như kéo dài hơn so với bảo vệ chống lại kết quả xét nghiệm dương tính”.
Phát hiện mới về nguyên nhân, cơ chế gây hội chứng COVID kéo dài
Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Tây Ban Nha tiến hành cho thấy việc virus SARS-CoV-2 gây tổn thương dây thần kinh phế vị có thể là nguyên nhân chính gây ra hội chứng COVID kéo dài.
Hình chụp X-quang phổi của một bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Trung tâm CHR tại Liege, Bỉ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Reuters
Khái quát về dây thần kinh phế vị: Dây thần kinh phế vị (vagus nerve) là dây thần kinh số 10, cũng là dây thần kinh dài nhất, phức tạp nhất. Dây này chạy từ não qua toàn bộ khuôn mặt, đến vùng ngực và vùng bụng. Dây thần kinh phế vị đóng vai trò là kênh kết nối chính giữa não và đường tiêu hóa, gửi lại thông tin về trạng thái của các cơ quan bên trong cơ thể.
Dây thần kinh phế vị cũng có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, bởi nó cũng kiểm soát việc vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày và qua ruột. Đây cũng là dây thần kinh đảm nhận nhiều chức năng khác cho những quá trình vận động trong cơ thể như kiểm soát nhịp tim, tiết mồ hôi và phản xạ miệng, các cử động cơ nhất định trong miệng, chuyển động lời nói.
Công trình này do tiến sĩ Gemma Lladós và tiến sĩ Lourdes Mateu, thuộc Bệnh viện Đại học Germans Trias i Pujol, Badalona, Tây Ban Nha, thực hiện. Nghiên cứu sẽ được trình bày tại Đại hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu (ECCMID) năm 2022, điều tra mối liên hệ giữa di chứng hậu COVID-19 (COVID kéo dài) và dây thần kinh phế vị, diễn ra từ ngày 23-26/4 tới ở Lisbon, Bồ Đào Nha.
Hội chứng COVID-19 và tổn thương dây thần kinh phế vị: Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Tây Ban Nha phát hiện rối loạn chức năng dây thần kinh phế vị khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng COVID kéo dài. Các biểu hiện thường là mơ hồ, khó nuốt, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, huyết áp thấp và các vấn đề tiêu hóa.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Long COVID-19 là hội trứng với nhiều vấn đề bất ổn về sức khỏe mà người nhiễm COVID-19 mắc phải sau khi đã khỏi bệnh. Nó có thể ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra một số rối loạn sức khỏe tâm thần, hệ thần kinh. Triệu chứng phổ biến nhất của hậu COVID-19 là mệt mỏi, đau đầu, khó thở, mất khứu giác - vị giác, yếu cơ.
Để hiểu thêm về hiện tượng này, các nhà nghiên cứu sử dụng xét nghiệm hình ảnh, chức năng cũng như đánh giá hình thái của dây thần kinh phế vị của người nhiễm phải trải qua một hoặc nhiều di chứng hậu COVID-19.
Trong số 348 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 228 người (chiếm 2/3 mẫu) có ít nhất một triệu chứng liên quan rối loạn dây thần kinh phế vị (VND - vagus nerve dysfunction). Sau đó, 22 người đầu tiên có các triệu chứng rối loạn dây thần kinh phế vị được làm xét nghiệm. Nhóm này gồm 20 nữ giới, độ tuổi trung bình là 44. Các triệu chứng xuất hiện trong 14 tháng sau khi khỏi bệnh.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến VND là tiêu chảy (73%), tim đập nhanh (59%), chóng mặt, khó nuốt, các vấn đề về giọng nói (45%). Ngoài ra, 14% bệnh nhân bị huyết áp thấp. Có đến 86% bệnh nhân có ít nhất 3 triệu chứng liên quan đến VND.
6/22 người có sự thay đổi dễ nhận thấy ở dây thần kinh phế vị tại cổ, có thể quan sát được khi siêu âm với hiện tượng dây thần kinh phình to kèm theo tình trạng viêm nhẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đường cong cơ hoành phẳng hơn ở 10 người (tỉ lệ 46%), cho thấy khả năng vận động của cơ này bị giảm khi thở.
Nhiều bệnh nhân cũng gặp phải những bất ổn về tiêu hóa. 13/18 người (72%) bị chứng khó nuốt. Khi đánh giá chức năng dạ dày và ruột được theo dõi trên 19 bệnh nhân, 8 người bị suy giảm khả năng đưa thức ăn đến dạ dày.
Đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác về các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nhà có thể sẽ có tác động, tạo ra thay đổi lớn trong nhận biết và điều trị chứng COVID-19 kéo dài, với điểm mấu chốt là xác định được vai trò liên đới của rối loạn dây thần kinh phế vị.
3 công cụ hữu hiệu để phát hiện ung thư vú Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%. 3 công cụ để tầm soát ung thư vú Chụp nhũ ảnh Việc sử dụng phương pháp nội soi tia X với liều lượng bức xạ thấp của...