Những người có sốt, ho, khó thở trở về từ vùng dịch phải cách ly ngay tại cơ sở y tế
Ngày 29/2, Bộ Y tế đã có Công văn gửi các tỉnh, thành về tổ chức cách ly tế người về từ vùng dịch Covid-19.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan nhanh, rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tính đến ngày 29/2/2020, thế giới đã ghi nhận 85.177 trường hợp mắc tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.920 trường hợp tử vong.
Một số quốc gia có số mắc cao như: Trung Quốc (79.247 trường hợp), Hàn Quốc (2.931 trường hợp), Ý (889 trường hợp), Iran (388 trường hợp).
Do đó, nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới.
Bộ Y tế cho biết, nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới. (Ảnh: PLO)
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện:
Tiếp tục thực hiện việc cách ly y tế đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch.
Video đang HOT
Bổ sung việc áp dụng khai báo y tế và cách ly đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch tại các quốc gia Iran và Ý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổ chức việc tiếp nhận, sàng lọc người nhập cảnh từ các vùng đang có dịch được như sau:
- Tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran) phải thực hiện việc khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu.
- Những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay tới các cơ sở y tế để cách ly và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tại các cơ sở cách ly tập trung, căn cứ tờ khai y tế (giấy hoặc điện tử), tờ khai y tế bổ sung và bằng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh các trường hợp để áp dụng các hình thức cách ly cho phù hợp.
Việc xác định địa chỉ lưu trú tại quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran) của người nhập cảnh vào Việt Nam phải được gia đình, các đối tác làm việc tại Việt Nam xác định và có cam kết khẳng định khi về địa phương, nơi làm việc phải được tiếp tục theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc xác định trường hợp nhập cảnh từ quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran) áp dụng các hình thức cách ly cụ thể như sau:
Các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở), áp dụng hình thức cách ly tập trung theo quy định.
Các trường hợp đến, đi qua các khu vực không thuộc các vùng dịch, áp dụng hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với tổ bay, đề nghị các hãng vận chuyển hàng không áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân và thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú, nếu có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đến ngay các cơ sở y tế để cách ly, khám, xét nghiệm theo quy định.
Đối với những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chính thức (sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ), cũng phải được giám sát, kiểm tra sức khỏe và cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sau khi sàng lọc, những trường hợp không phải cách ly tập trung thì Sở Y tế (của địa phương nơi tổ chức cách ly ban đầu) lập danh sách và gửi văn bản đến các địa phương có đối tượng trên để tổ chức đón công dân của mình về địa phương để tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú đến khi đủ 14 ngày theo quy định.
Theo danviet.vn
Iran kêu gọi người dân nên ở nhà sau khi số ca tử vong tăng lên 16 người
Ngày 25/2, trong bối cảnh số ca tử vong do virus SAR-CoV-2 tại Iran đã tăng lên 16 người, Bộ Y tế nước này đã hối thúc người dân nên ở trong nhà.
Phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết hiện đã có thêm 34 trường hợp nhiễm mới được xác nhận tại nước này trong 24 giờ qua, trong đó có 16 người tại thành phố Qom. Do đó, Bộ này cho rằng sẽ an toàn hơn khi người dân ở trong nhà.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Tehran, Iran ngày 24/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính đến nay, Iran đã xác nhận tổng cộng 95 ca nhiễm virus SAR-CoV-2 tại nước này.
Cùng ngày, Bộ Y tế Iraq thông báo đã xác nhận thêm 4 ca nhiễm mới virus SAR-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 5 trường hợp.
Các bệnh nhân mới là thành viên trong cùng một gia đình và từng có chuyến đi tới Iran. Tất cả những người này đều đang bị cách ly. Trước đó, hôm 24/2, Iraq đã xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên là một sinh viên Iran sống tại thành phố Najaf, cách thủ đô Baghdad 160 km về phía Nam.
Do lo ngại nguy cơ virus lây lan, Iraq đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ Trung Quốc và Iran, đồng thời cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ 5 quốc gia gồm Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy và Singapore.
Lệnh cấm này không áp dụng với công dân, nhà ngoại giao và phái đoàn chính thức của Iraq. Bộ Y tế Iraq cũng khuyến cáo người dân tránh tới những quốc gia trên, đồng thời nhấn mạnh những biện pháp này đều nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân trên khắp đất nước, cũng như kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Sau khi xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, chính quyền Iraq đã yêu cầu đóng cửa các trường học tại Najaf trong 10 ngày, đồng thời khuyến cáo người dân tránh tới đây hay rời khỏi tỉnh này. Các sự kiện tụ họp tại Najaf cũng bị cấm cho tới khi có thông báo tiếp theo, trong khi Bộ Y tế cũng khuyến cáo tránh tổ chức các sự kiện như vậy trên khắp Iraq.
Để phòng ngừa nguy cơ virus lây lan, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đình chỉ toàn bộ các chuyến bay qua Iran trong ít nhất 1 tuần. Quyết định này sẽ ảnh hưởng tới các chuyến bay chở khách và chở hàng của các hãng hàng không Emirates, Flydubai và Air Arabia.
Dubai, một trong những khu vực có sân bay đông đúc nhất thế giới, là điểm trung chuyển chính cho các hành khách tới và bay từ Iran. Kể từ ngày 28/1 vừa qua, UAE đã xác nhận tổng cộng 13 ca nhiễm bệnh, trong đó hai trường hợp mới nhất là du khách người Iran.
Trong khi đó, tại Oman, cảng Khasab cũng đã đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tới Iran từ ngày 26/2 do lo ngại dịch bệnh.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Pháp lý việc các tỉnh muốn công bố hết dịch COVID-19 Khi nào được công bố hết dịch? Trường hợp nào thì bộ trưởng Bộ Y tế có quyền công bố hết dịch, trường hợp nào thì phải là Thủ tướng mới được ký quyết định công bố hết dịch?... Đến nay đã 30 ngày Khánh Hòa không ghi nhận ca nhiễm mới nên đủ điều kiện để công bố hết dịch. Ảnh: Công...