Những người có nguy cơ cao mắc loại virus gây bệnh nguy hiểm cho gan
Viêm gan C tại Việt Nam có tỉ lệ mắc vào khoảng 4% dân số và ngày càng gia tăng.
Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những biểu hiện của nó không rõ ràng. Nếu không đi khám, rất khó để phát hiện bệnh nếu chỉ bằng triệu chứng.
Viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua 3 con đường là: đường máu, từ mẹ sang con (hiếm gặp) và quan hệ tình dục không an toàn. Những người tiếp xúc với các con đường này một cách không an toàn sẽ là người có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn, bao gồm:
- Người được cấy ghép nội tạng hoặc dùng chung ống dịch từ những người bị viêm gan C.
- Những người chạy thận nhân tạo.
Video đang HOT
- Những người quan hệ tình dục không an toàn.
- Những người tiêm chích ma túy.
- Nhân viên y tế có tiếp xúc thường xuyên với bệnh phẩm có chứa virus viêm gan C như: kim tiêm, máy lọc thận hoặc máu bị nhiễm bệnh.
- Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan C.
- Những người có xỏ lỗ, xăm mình bằng các dụng cụ không được khử trùng triệt để.
Vấn đề đáng quan ngại là hầu hết bệnh nhân mắc viêm gan C không biết rằng bản thân đang mang virus. Do đó, việc phòng ngừa lây lan không được quan tâm dẫn đến nguy hại cho sức khỏe của những người liên quan. Khi không phát hiện bệnh sớm, người bệnh không có dấu hiệu lâm sàng trong khi gan vẫn đang bị tấn công. Người bị viêm gan C vì thế dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan hơn.
Hiểu về những trường hợp có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn không chỉ giúp cho mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình mà còn tránh gây nguy hại đến sức khỏe của những người thân xung quanh.
Phòng ngừa viêm gan C có khó?
Tôi nghe nói viêm gan C rất nguy hiểm, có thể lây bệnh qua cắt tóc. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi rõ hơn về phương thức lây và cách phòng bệnh?
nguyenvanhadh@yahoo.com
Ảnh minh họa
Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn).
Bệnh không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như ăn chung mâm, dùng chung bát đũa, cốc chén, chậu rửa mặt...
Cách phòng bệnh tốt là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, không dùng chung các dụng cụ có thể gây chảy máu như bấm móng tay, cây lấy ráy tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió (đánh cảm)...
Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virus viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (động tác này còn giúp việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác).
Khi chúng ta đã biết đường truyền bệnh của virus viêm gan C thì trong cuộc sống hằng ngày không sợ sống chung, không sợ bắt tay, ôm hôn hoặc không sợ ngồi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
Điều kiện sức khỏe để hiến máu? Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Nam tuổi từ 18-60, nữ tuổi từ 18-55. Cân nặng từ 45kg trở lên. Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút. Huyết áp tối đa 100-140 mHg, tối thiểu 60-90 mHg. Ảnh minh họa Cháu là du học sinh đang học online...