Những người ‘chia lửa’ cùng tuyến đầu trong khủng hoảng COVID-19 ở Thái Lan
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Thái Lan, nhiều người đã tình nguyện góp sức giúp đỡ những trường hợp mắc bệnh gặp khó khăn, chia sẻ gánh nặng cùng các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch.
Tình nguyện viên vận chuyển bình ôxy cho một bệnh nhân mắc COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan hôm 5/8. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin CNA, hồi tháng 4, video phát trực tiếp của Kunlasub Up Wattanaphon, 34 tuổi, huyền thoại làng thể thao điện tử Thái Lan, đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
“Tôi sắp không thể gắng gượng nữa rồi. Tôi đang tự cách ly nhưng tôi không nghĩ mình sẽ vượt qua được”, anh nói trong video. Wattanaphon đã cố tìm cách hỗ trợ y tế điều trị COVID-19 suốt hơn một tuần trong vô vọng và tình trạng của anh ngày càng xấu đi, với các triệu chứng như ho nhiều và khó thở.
Wattanaphon kể lại những gì mình trải qua với nỗi tuyệt vọng: “Bệnh viện không nhận tôi. Các đường dây nóng đều không hoạt động. Tôi phát trực tiếp như thế này mong bạn bè có thể giúp tôi. Làm ơn giúp tôi”.
Ngày hôm sau, Wattanaphon được nhập viện nhưng chức năng phổi của anh chỉ còn 20%. Anh đã không qua khỏi 2 ngày sau đó. Buổi phát trực tiếp trên Facebook cuối cùng không chỉ ghi lại những khoảnh khắc đau đớn của Wattanaphon mà còn khiến hệ thống y tế Thái Lan bị đưa vào tâm điểm chú ý.
Vào thời điểm đó, quốc gia Đông Nam Á đang trải qua sự bùng phát của làn sóng COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Biến thể Delta lây lan nhanh chóng từ những khu phố ăn chơi sầm uất nhất thủ đô Bangkok tới các cộng đồng dân cư nghèo, những nhà tù chật chội và các khu ký túc xá tồi tàn của công nhân. Số ca nhiễm tăng vọt đã biến thủ đô trở thành tâm dịch, gây áp lực lớn chưa từng có cho hệ thống y tế công cộng của nước này.
Giữa bối cảnh đó, các nhóm tình nguyện do những người dân thường lập nên, đã bắt tay hành động, chia sẻ gánh nặng với hệ thống y tế, giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất.
Các tình nguyện viên đến thăm một bệnh nhân COVID-19 ở Bangkok Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Đối với người dân Bangkok, một ngày mới sẽ bắt đầu bằng những thông tin về hàng nghìn ca mắc COVID-19 mới, nhưng đối với Kamonlak Mahmud Anusornweeracheewin, một cựu tử tù, một ngày của ông bắt đầu bằng cuộc chạy đua với thời gian để cứu càng nhiều sinh mạng càng tốt.
Mahmud ra tù sau 15 năm 10 tháng thụ án với các tội danh liên quan đến ma túy. Ban đầu, ông bị tuyên tử hình nhưng sau đó giảm xuống chung thân và nỗ lực cải tạo tốt đã giúp Mahmud được tự do. Hiện tại, ông tham gia tình nguyện trong nhóm phản ứng COVID-19 mang tên Zendai, chuyên hỗ trợ những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Nhiều người trong số họ đã lớn tuổi, suy nhược và sống một mình, không có người thân chăm sóc.
Mahmud, 41 tuổi, hiểu rõ nỗi khổ khi bị bỏ rơi như thế nào. Ông cũng biết rõ cảm giác khi được trao thêm một cơ hội trong cuộc đời giữa lúc không còn hy vọng là vô cùng đáng quý.
“Bất cứ khi nào gặp trường hợp nghiêm trọng, tôi đều thấy đồng cảm với họ.Vì vậy, nếu có cơ hội giúp đỡ họ, tôi sẽ không chần chừ”, ông chia sẻ.
Zendai có vai trò như một cầu nối giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhóm tình nguyện được thành lập vào tháng 4, ngay sau cái chết của Wattanaphon, bởi những người không muốn câu chuyện của anh lặp lại.
Tình nguyện viên Mahmudmặc một bộ đồ bảo hộ trong quá trình làm việc. Ảnh: Zendai
Zendai đã cung cấp hỗ trợ y tế cho hàng chục nghìn người tại Bangkok và các tỉnh lân cận. Trang Facebok của nhóm nhận khoảng 1.000 yêu cầu trợ giúp mỗi ngày, từ nhờ chuyển viện tới tìm giường bệnh, chưa kể đến khoảng 1.000 yêu cầu khác từ đường dây nóng. Các tình nguyện viên đã cung cấp dịch vụ chuyển viện khẩn cấp cho những người bị nhiễm virus nhưng không thể tự đi lại. Zendai cũng hỗ trợ những người cần chăm sóc y tế cơ bản và cung cấp xét nghiệm nhanh trong cộng đồng địa phương.
Cả ngày lẫn đêm, các tình nguyện viên đi khắp Bangkok thăm những bệnh nhân mắc kẹt tại nhà, mang thực phẩm, thuốc men và bình ôxy, đến cho họ.
Người đồng sáng lập Zendai Chris Potranandana cho biết: “Hệ thống y tế công cộng đã thực sự quá tải. Sứ mệnh của Zendai không chỉ là giúp đỡ mọi người, chúng tôi còn muốn hỗ trợ nhà chức trách quản lý hệ thống y tế một cách hiệu quả”.
Các tình nguyện viên Zendai hỗ trợ một bệnh nhân COVID-19 ở Bangkok. Ảnh: Zendai
Với 130 tình nguyện viên, Zendai đã cứu sống được không ít bệnh nhân khi hệ thống y tế của Bangkok bị quá tải. Chiến dịch mới nhất của họ là thiết lập các điểm xét nghiệm miễn phí ở những khu vực khác nhau của thủ đô. Nếu bất kỳ ai có kết quả dương tính, họ có thể chọn tự cách ly tại nhà và được hỗ trợ từ xa do Zendai và Hiệp hội Chữ thập Đỏ Thái Lan phối hợp thực hiện. Nếu không, Zendai sẽ giới thiệu họ tới các bệnh viện phù hợp.
“Chúng tôi là bên trung gian, kết nối bệnh nhân với bệnh viện, cả viện công lẫn viện tư”, ông Chris cho biết.
Các tình nguyện viên đến thăm một bệnh nhân COVID-19 ở Bangkok Ảnh: Reuters
Dữ liệu từ Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan cho biết dịch COVID-19 tại Bangkok diễn biến nghiêm trọng hơn so với các tỉnh khác. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Thái Lan đã ghi nhận trên 1,36 triệu ca mắc và 25% trong số này được ghi nhận tại thủ đô. Bangkok cũng báo cáo trên 5.400 ca tử vong, chiếm 39% cả nước.
Nhiều tháng đối phó với dịch bệnh đã khiến thủ đô cạn kiệt nguồn lực y tế. Hành lang bệnh viện chật kín bệnh nhân COVID-19 và vẫn còn nhiều người khác đang xếp hàng chờ nhập viện. Dù tình hình tại Bangkok đã cải thiện với số ca nhiễm đang có xu hướng giảm, vẫn còn rất nhiều bệnh nhân trong cộng đồng cần đến hỗ trợ khẩn cấp từ các tình nguyện viên.
Công việc của tình nguyện viên Mahmud vẫn tiếp diễn hàng ngày suốt 5 tháng qua. Với ông, mỗi phút đều có ý nghĩa sống còn. Ông lái một chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân vào các buổi sáng và túc trực hàng đêm, sẵn sàng phản ứng khi có ca bệnh nặng. Công việc tuy mệt mỏi nhưng nó mang lại cho ông nhiều niềm vui.
“Nếu tôi chậm trễ, dù chỉ một chút, tình trạng bệnh của họ có thể trở nên nghiêm trọng và không thể cứu chữa được nữa. Đôi khi, có người còn tử vong ngay sau khi chúng tôi đến nhà. Bất cứ khi nào nhìn thấy ai đó đau khổ và bị bỏ lại, tôi như thấy chính mình trước đây. Tôi rất vui vì có thể giúp đỡ mọi người”, ông chia sẻ.
THẾ GIỚI 24H: Thủ tướng Thái Lan bị phạt tiền vì không đeo khẩu trang
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bị phạt 6.000 bath (hơn 4,3 triệu đồng) vì không đeo khẩu trang khi dự một cuộc họp ở Bangkok.
Thủ tướng Thái Lan không đeo khẩu trang khi dự họp.
"Tôi đã thông báo cho Thủ tướng rằng việc đó vi phạm quy định phòng dịch", Thống đốc Bankok Aswin Kwanmuang viết trên trang Facebook cá nhân hôm 26/4 và nói thêm rằng Thủ tướng Thái Lan đồng ý đóng mức phạt trên . Quyết định phạt được đưa ra không lâu sau khi trang Facebook cá nhân của ông Prayuth Chan-ocha đăng tải hình ảnh chụp lại cuộc họp giữa Thủ tướng Thái Lan với các cố vấn. Trong bức ảnh, các quan chức đều đeo khẩu trang, riêng Thủ tướng Thái Lan không đeo. Bức ảnh này sau đó bị gỡ bỏ. Thủ đô Bangkok và nhiều tỉnh tại Thái Lan quyết định phạt nặng người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, bắt đầu từ 26/4. Ngày 26/4, Thái Lan ghi nhận 2.048 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh của nước này lên 57.508 trường hợp. Riêng Bangkok ghi nhận 901 ca mắc mới trong 24 giờ qua.
Ngày 26/4, Ủy ban châu Âu thông báo khởi kiện hãng dược phẩm AstraZeneca do không tôn trọng hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19. Thông báo nhấn mạnh, 27 nước thành viên đều hoàn toàn ủng hộ quyết định khởi kiện.Theo hợp đồng, công ty AstraZeneca có nghĩa vụ cung cấp 180 triệu liều vaccine COVID-19 cho Liên minh châu Âu trong quý 2 năm nay trong tổng số 300 triệu liều theo kế hoạch 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, vào tháng trước, công ty AstraZeneca thông báo chỉ cung cấp 1/3 số vaccine đã cam kết.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 26/4 tuyên bố tình hình Ấn Độ, nơi số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gia tăng đột biến, là "vô cùng thương tâm" và WHO sẽ triển khai thêm nhân viên và hàng tiếp tế cho Ấn Độ để trợ giúp chiến đấu chống đại dịch . Phát biểu họp báo, Tổng Giám đốc WHO nêu rõ: "WHO đang làm mọi điều trong khả năng của mình, cung cấp thiết bị quan trọng cũng như hàng tiếp tế, trong đó có hàng nghìn máy tạo oxy, bệnh viện dã chiến di động được lắp đặt sẵn cũng như vật tư phòng thí nghiệm." Ngoài ra, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đã cử hơn 2.600 nhân viên từ các chương trình khác của WHO tới hỗ trợ Ấn Độ chống đại dịch COVID-19.
Nhà chức trách vùng Veneto ở miền Bắc Italy ngày 26/4 thông báo vùng này vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất phát từ Ấn Độ. Chủ tịch vùng Veneto, ông Luca Zaia xác nhận 2 trường hợp vừa được phát hiện là hai cha con gốc Ấn Độ sống ở thành phố Bassano del Grappa thuộc tỉnh Vicenza và vừa từ Ấn Độ trở về Italy thời gian gần đây.
Bộ Ngoại giao Rumani cho biết sẽ trục xuất một nhà ngoại giao Nga khỏi nước này. Động thái của Rumani được coi là một sự khẳng định ủng hộ tình đoàn kết với Czech, quốc gia đang có căng thẳng ngoại giao với Nga liên quan đến vụ nổ kho đạn ở Vrbetice, Czech vào năm 2014 . Theo đó, Bộ Ngoại giao Rumani đã triệu tập Đại sứ Nga tại Rumani và thông báo về việc trục xuất một cán bộ ngoại giao của Nga với cáo buộc Nga đã vi phạm công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. Nhà ngoại giao của Nga ở Rumani sẽ phải về nước là Phó Tùy viên Quân sự Nga Alexei Grishayev.
Ngày 26/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Ukraine để trả đũa việc nước này đầu tháng 4/2021 đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga . Đầu tháng 4, sau khi Nga cáo buộc một nhân viên lãnh sự quán Ukraine tại St. Petersburg cố tình đánh cắp thông tin mật, cả Nga và Ukraine, mỗi bên đã trục xuất một nhà ngoại giao của nhau.
Ủy ban châu Âu ngày 26/4 cho biết Liên minh châu Âu và các quan chức chính quyền Mỹ đã bắt đầu thảo luận về việc công nhận các chứng nhận tiêm vaccine và xét nghiệm của nhau để có thể mở cửa đón khách du lịch Mỹ đến châu Âu trong hè này. Thông tin trong buổi họp báo chiều ngày 26/04 tại trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, Adalbert Jahnz cho biết Liên minh châu Âu đang theo dõi sát sao chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ và với tốc độ triển khai rất nhanh hiện nay tại Mỹ, Liên minh châu Âu sẽ lên kế hoạch gỡ bỏ lệnh cấm đi lại với Mỹ, cho phép các du khách Mỹ đã tiêm vaccine được nhập cảnh châu Âu trong mùa du lịch Hè năm nay.
Nhà Trắng ngày 26/4 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu chia sẻ khoảng 60 triệu liều vaccine AstraZeneca từ nguồn dự trữ của mình cho các nước khác. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 26/4 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tìm hiểu cách thức chia sẻ vaccine AstraZeneca trong những tháng tới. Theo bà Psaki, vaccine AstraZeneca chưa được cấp phép sử dụng tại Mỹ và nước này chưa cần tới loại vaccine này trong thời gian tới. Bà Psaki cũng cho biết Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ xác nhận độ an toàn của vaccine AstraZeneca trước khi được chuyển sang các nước khác.
Ngày 26/4, Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020 thông báo sẽ nỗ lực đảm bảo triển khai 500 nhân viên y tế phục vụ cho công tác chăm sóc y tế trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao toàn cầu mùa Hè này. Đảm bảo đủ bác sỹ và y tá cho Thế vận hội Tokyo là một thách thức lớn đối với ban tổ chức khi hệ thống y tế của Nhật Bản đang chịu áp lực do số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng mạnh. Yêu cầu đã được gửi tới Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản.
Quy định về vaccine nhập cảnh khoét sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và phương Tây Khi hoạt động di chuyển quốc tế sắp được nối lại, nhiều người bỗng nhận ra rằng lựa chọn tiêm loại vaccine ngừa COVID-19 có thể sẽ quyết định việc họ được phép đến nước nào. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch cho phép...