Những người chạy đua với biến chủng Delta
Sau giai đoạn đen tối của Covid-19 tại Mỹ, Andrea Valencia, một người truy vết tiếp xúc, lại đứng trước nhiệm vụ quan trọng khi biến chủng Delta trỗi dậy.
Hồi tháng một, thành phố Richmond thuộc bang Virginia, Mỹ, ghi nhận tới 500 ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày, khiến Valencia và các đồng nghiệp tại cơ quan y tế cộng đồng địa phương phải làm việc cật lực bên điện thoại. Họ chỉ có vài phút để ghi lại lịch trình của mỗi người, nếu liên lạc được, thậm chí không kịp hướng dẫn cách ly hoặc đảm bảo người được gọi sẽ làm vậy.
Giờ đây, chỉ với khoảng 10 ca nhiễm mới mỗi ngày, Valencia có thể gọi điện cho tất cả ca nhiễm cùng những trường hợp tiếp xúc gần với họ, kêu gọi cách ly và đề nghị giúp đỡ. “Đôi khi chúng tôi gọi điện cho một người nhiều lần trong tuần. Chúng tôi có thể cùng họ vượt qua”, điều tra viên y tế cộng đồng 35 tuổi cho biết.
Andrea Valencia, điều tra viên y tế cộng đồng tại thành phố Richmond, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: WSJ .
Hồi mùa xuân năm ngoái, giới chức y tế và các học giả dự đoán Mỹ sẽ cần 100.000 – 300.000 người đảm nhiệm việc truy vết các ca nhiễm nCoV và những người tiếp xúc với họ nhằm ngăn virus lây lan, trong bối cảnh Mỹ trở thành vùng dịch nghiêm trọng nhất thế giới.
Adriane Casalotti, một lãnh đạo trong Hiệp hội Quốc gia của Quan chức Y tế Hạt và Thành phố, cho biết không rõ cuối cùng có bao nhiêu nhân viên truy vết đã được tuyển, nhưng đánh giá họ “dường như chưa bao giờ đạt được số lượng người cần thiết trên toàn quốc”.
Video đang HOT
Theo cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dẫn đầu, công tác truy vết tiếp xúc từ tháng 6 đến tháng 10/2020 không đủ để giảm mức độ lây nhiễm virus trong hầu hết cộng đồng, bởi cứ ba ca nhiễm thì hai người không liên lạc được, hoặc không liệt kê bất kỳ tiếp xúc nào khi được phỏng vấn.
Tuy nhiên, giới chức cho biết số ca nhiễm nCoV mới tại Mỹ giờ đây giảm mạnh đến mức nhu cầu nhân lực truy vết tiếp xúc thấp hơn nhiều. Các cơ quan y tế cộng đồng, bao gồm ở Richmond, đang cắt giảm số lượng nhân viên truy vết tiếp xúc, để họ rời đi hoặc trở lại công việc thông thường trước đây trong hệ thống y tế.
Giữa lúc tình hình đại dịch hạ nhiệt, biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ và có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, lại trở thành mối đe dọa mới. 20% số ca nCoV mới tại Mỹ hiện nay là nhiễm biến chủng này, tăng mạnh so với mức 10% hai tuần trước. Delta được dự đoán sẽ sớm trở thành biến chủng trội tại Mỹ.
Do đó, Crystal Watson, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết công tác truy vết tiếp xúc lại trở nên đặc biệt quan trọng. “Chúng ta có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm xuống thấp hơn nữa và tăng cường sự bảo vệ đối với những người chưa được tiêm chủng”, cô đánh giá.
Giới chức y tế cũng hy vọng xác định được tất cả trường hợp nhiễm hoặc tiếp xúc, ghi lại lịch trình và thuyết phục họ tránh xa những người khác. Valencia cho biết nhóm của cô giờ đây hướng đến mục tiêu chặn đứng các đợt bùng phát mới nhờ việc truy vết, nhiệm vụ được cho là nằm trong tầm với.
Các quỹ liên bang mới, bao gồm 7,4 tỷ USD từ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đang giúp đào tạo nhân lực phản ứng nhanh chóng với các cụm dịch Covid-19 và những bệnh khác. Sở Y tế Cộng đồng San Francisco, bang California, cho biết họ có 216 nhân viên chuyên điều tra các ca nhiễm và truy vết tiếp xúc vào lúc cao điểm của đợt bùng phát hồi mùa đông, giúp giám sát trung bình 240 ca nhiễm và 156 trường hợp tiếp xúc mới mỗi ngày.
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Sở chỉ phải theo dõi trung bình 17 ca nhiễm mới và 19 trường hợp tiếp xúc mới mỗi ngày. Tiến sĩ Stephanie Cohen, quyền giám đốc phụ trách kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tại cơ quan này, cho biết 35 nhân viên của họ đang theo dõi các ca nhiễm nCoV và một nhóm nòng cốt sẽ được duy trì.
Cohen cho hay họ đang đặc biệt tập trung vào những người đã tiêm vaccine Covid-19, bởi đối tượng này vẫn có nguy cơ nhiễm biến chủng Delta đáng lo ngại. Khoản trợ cấp liên bang 5 năm giúp họ tuyển thêm các chuyên gia xử lý dịch bệnh và cải thiện hệ thống dữ liệu, nhằm phát hiện và ứng phó các cụm lây nhiễm.
Đội ngũ truy vết tiếp xúc tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ, hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters .
Trong khi đó, bang Virginia điều chỉnh chiến lược truy vết tiếp xúc, triển khai các nhóm nhỏ hơn đã được đào tạo thêm về y tế cộng đồng nhằm xây dựng mối quan hệ trong trường học, doanh nghiệp, nhà tù và những cơ sở khác có thể bùng phát dịch. “Họ đang đóng vai trò là các nhà dịch tễ học cơ sở”, Elena Diskin, quản lý về dịch tễ học cho chương trình truy vết tiếp xúc bang Virginia, cho biết.
Virginia sở hữu ứng dụng truy vết tiếp xúc riêng, giúp người dùng biết họ có tiếp xúc với ca nhiễm hay không hoặc báo cáo y tế. Tuy nhiên, công cụ này không dùng để thay thế đội ngũ nhân viên y tế cộng đồng, mà là “sự bổ sung thực sự tuyệt vời”, Diskin nhận xét.
Valencia, người di cư từ Colombia đến Mỹ từ nhỏ, tập trung vào các cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tại thành phố Richmond. Trong đợt bùng phát hồi mùa đông, nhiệm vụ của cô là gọi điện cho mọi người để thông báo họ đã nhiễm nCoV, cung cấp thông tin và các dịch vụ.
Đôi khi việc liên lạc gặp khó khăn. Trong số những người nhấc máy, nhiều trường hợp cần hỗ trợ, nên nhóm của Valencia đã sắp xếp giao đồ ăn cho họ, hoặc gọi dịch vụ giặt là cho hộ gia đình bị cách ly. Giờ đây, ngày càng nhiều người đáp lại cuộc gọi.
“Tôi hy vọng cộng đồng đã tin tưởng chúng tôi một chút, hiểu rằng chúng tôi muốn giúp đỡ họ”, cô cho biết.
Bố dùng súng bất cẩn khiến đạn găm trúng ngực con trai 9 tuổi
Một bé trai 9 tuổi bị trúng đạn vào ngực do lỗi tra súng bất cẩn của người cha.
Cảnh sát tới hiện trường điều tra vụ nổ súng bất cẩn khiến cậu bé 9 tuổi bị trúng đạn. Ảnh: ABCNews
Vụ việc xảy ra vào cuối tuần trước tại khu Fifth Ward thuộc phía đông thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Theo lời khai của người bố, khi đang lái xe chở theo cậu con trai trên đường thì anh có rút súng ra khỏi bao để phòng vệ, vì tin rằng có một chiếc xe bám theo. Hai cha con cuối cùng cũng về đến nhà mà không xảy ra chuyện gì trên đường.
Nhưng trong quá trình tra súng vào bao để cất, người cha đã vô tình làm súng nổ, khiến đạn găm vào vùng ngực của con trai. Cậu bé được đưa vào viện ngay lập tức, được các bác sĩ chẩn đoán bị thương nặng, nhưng có thể không nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện chưa rõ liệu xe ô tô của hai cha con có bị thực sự bị theo dõi, dượt đuổi trên đường về nhà hay không. Cảnh sát Houston cho biết người bố hợp tác tốt với đội điều tra, còn cậu bé cũng đang dần hồi phục sau khi được điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Texas. Nhiều khả năng cha cậu bé sẽ không phải đối diện với cáo buộc hình sự vì cảnh sát cho rằng đây chỉ là một tai nạn vô tình.
Hai bé gái bị thả qua tường biên giới Mỹ đoàn tụ gia đình Hai chị em người Ecuador bị những kẻ buôn người thả qua tường biên giới Mỹ - Mexico đã được đoàn tụ với gia đình ở thành phố New York. "Chúng tôi có thể thông báo rằng hai bé gái đã đoàn tụ với cha mẹ tại thành phố New York từ hôm 17/4", Bộ Ngoại giao và Di dân Ecuador hôm 21/4...