Những người cao tuổi lạc quan trong đại dịch
Nhiếp ảnh gia Neil Kramer, sống tại New York, ghi lại những khoảnh khắc hài hước khi “mắc kẹt” cùng mẹ và vợ cũ suốt gần 200 ngày cách ly.
Khi dịch Covid-19 tràn qua, Neil Kramer, một nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia đến từ Australia mắc kẹt trong căn hộ chật chội ở New York cùng với mẹ và vợ cũ. Thời gian giãn cách xã hội bắt đầu từ tháng 3. Tuổi đã cao, cả gia đình ông nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Thay vì trải qua thời gian u ám và căng thẳng, ông ghi lại đời sống thường nhật của mình cùng người thân bằng lăng kính hài hước.
Nhân viên siêu thị giao nhu yếu phẩm tận cửa nhà ông Kramer.
“Chúng tôi chưa từng đặt giao hàng từ siêu thị trước đây, nhưng một người bạn giới thiệu dịch vụ Instacart. Chúng tôi sử dụng nó dù có tới ba cửa hàng ở dưởi nhà”, ông có viết.
Ông phải xịt thuốc khử trùng tất cả hàng hóa trước khi mang chúng vào nhà, sau đó tìm nơi để cất giữ lượng lớn đồ ăn.
“Thật căng thẳng. Tôi phải chợp mắt sau đó”, ông chia sẻ.
Ông Kramer trang điểm cho mẹ.
“Buổi gắn kết tình cảm gia đình đầy bất ngờ. Chúng tôi đều trông thật kinh khủng nên đã quyết định giúp nhau chỉnh tề hơn trong trường hợp phải gọi video với ai đó”, ông nói.
Ông chia sẻ cách ly là khoảng thời gian khó khăn. Cả gia đình phải thay đổi lối sống một cách đáng kể. Những thay đổi đó ảnh hưởng về cả thể chất và tinh thần.
Video đang HOT
Gia đình ông Kramer cùng nhau uống thuốc và thực phẩm bổ sung. Họ nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, người cao tuổi là “đối tượng cần được quan tâm” trong thời kỳ đại dịch vì thường đối mặt với cảm giác cô đơn. Căng thẳng tâm lý của người già không đến từ nguy cơ tử vong mà từ chính những biện pháp giãn cách, hạn chế.
“Hồi tôi còn ở Queens, một người bạn trên Facebook đã giới thiệu phương pháp tắm bồn, nói rằng đó là cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng khi bị nhốt trong căn hộ. Tôi không chắc điều này có hiệu quả hay không”, ông Kramer hài hước bình luận.
Gia đình ông Kramer vui sướng khi nhận được giấy vệ sinh gửi từ phương xa.
“Một người bạn xinh đẹp ở Colorado cuối cùng đã gừi giấy vệ sinh cho chúng tôi qua đường bưu điện. Chúng tôi mừng đến rớt nước mắt”, ông cho biết.
Tình trạng ’sốt’ giấy vệ sinh xảy ra kể từ khi đại dịch mới bùng phát. Những kệ hàng trống rỗng thành khung cảnh quen thuộc ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp hay Australia trong cơn hoảng loạn.
Ông Kramer cùng mẹ thay bóng đèn. Ông cho biết mình vô cùng cảm kích trước các nhân viên y tế đang ngày đêm làm việc để điều trị cho những người nhiễm nCoV.
“Trất cả y bác sĩ đều cống hiến hết mình, giúp chúng tôi được nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, ông viết
Ông Kramer mở “tiệm cắt tóc tại gia” cho mẹ và vợ cũ.
Ngày thứ 61 cách ly, gia đình ông ông Kramer cùng nhau nhảy múa.
“Chúng tôi đã vượt mốc 2 tháng.Tất cả mọi người đều ngủ quá nhiều, ngay cả vào buổi chiều. Bạn không cần phải là bác sĩ thần kinh để biết rằng đó là dấu hiệu của chứng trầm cảm. Cách ly trong khoảng thời gian lâu nhất định sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn”, ông nói.
Ông Kramer quyết định cùng mẹ và vợ cũ tập thể dục.
“Chúng ta cần nhảy múa, vì sức khỏe tinh thần của mình”, ông khuyến khích cả gia đình .
Theo Kramer, điều bất tiện nhất trong hai tháng qua là giặt quần áo. Căn hộ của gia đình ông không có máy giặt. Họ phải sử dụng phòng giặt của sảnh tòa nhà.
“Đầu tháng 3, đây là nơi đông đúc và đáng sợ. Mọi người đều chạm tay lên cùng một bề mặt. Chúng tôi quyết định chuyển sang giặt quần áo trong bồn tắm”, ông kể lại.
Kramer và vợ cũ giúp mẹ ông khử trùng cơ thể sau khi ra ngoài, dù bà đã đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ.
“Một trong những lý lẽ của nhóm phản đối khẩu trang là quyền tự do. Đối với nhiều người, yêu cầu họ làm một việc gây phiền hà là vi phạm quyền cá nhân. Hộ cho rằng những người rủi ro cao nhiễm virus chỉ nên ở nhà. Nhưng điều này nói dễ, làm khó”, ông chia sẻ.
Ông Kramer giúp mẹ và vợ cũ thư giãn trong thời gian cách ly. Đây là liệu pháp giảm căng thẳng tinh thần hiệu quả khi phải ở trong nhà liền 85 ngày.
“ Thế giới đã mở cửa trở lại, dù sẵn sàng hay không. Mọi người xuống đường biểu tình đòi công bằng chủng tộc. Bạn bè tôi bắt đầu đi tàu điện ngầm. Nhưng ở nhà, Covid-19 vẫn làm chúng tôi hoang mang và lo lắng”, ông chia sẻ.
Ông thường e ngại cho mẹ mình, tự hỏi liệu bà có cần cách ly với bạn bè, ngừng các hoạt động xã hội đến tận khi có vaccine hay không.
Cả gia đình ông Kramer chia sẻ một cái ôm trong ngày thứ 151 cách ly. Đây là liệu pháp tâm lý họ đọc được trên tờ Wall Street Journal.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...