Những người cấm kỵ tuyệt đối với tỏi, ăn có thể mất mạng
Tỏi dù rất tốt và chữa nhiều bệnh hiệu quả, nhưng với một số người mắc bệnh hoặc đang điều trị thuốc, ăn tỏi có thể khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí mất mạng.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi sẽ chứa 6,36 g protein, 33g carbs, 150g calo, và các dưỡng chất như vitamin (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, mangan, magie, kali, photpho. Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Tuy nhiên, tỏi mặc dù tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Những người mắc bệnh sau hoặc đang điều trị bệnh cần tuyệt đối tránh xa món tỏi.
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Người suy nhược và nóng trong
Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày. Ảnh minh hoạ: Internet
Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.
Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
Người mắc bệnh liên quan tới mắt, có thị lực yếu
Những người này thì không nên ăn tỏi bởi trong loại củ này có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.
Không ăn tỏi cùng một số loại thực phẩm sau: Trứng, cá trắm, thịt chó, thịt gà.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi. Ảnh minh hoạ: Internet
Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan
Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi
Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hoá
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nuốt khó là triệu chứng của bệnh gì?
Nếu bạn bị nuốt vướng, nuốt khó; nên đến bác sĩ để thăm khám. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh ung thư ác tính
Bệnh nhân N.V.P, 49 tuổi đến bệnh viện khám vì nuốt nghẹn đã 2 tháng nay. Chị chỉ nuốt nghẹn khi nuốt nước bọt, trong khi ăn uống vẫn bình thường. Chị nghĩ là mình có thể có khối u ở cổ mà chưa phát hiện ra. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận không có bất cứ tổn thương nào các cơ quan tham gia quá trình nuốt. Đây là hiện tượng loạn cảm họng. Chúng tôi đã sử dụng thuốc an thần duy trì 2 tuần. Sau 2 tuần khám lại bệnh nhân hết biểu hiện nuốt nghẹn.
Còn ông P.Đ.H, 55 tuổi, đến với chúng tôi khi có biểu hiện nuốt vướng và đau tăng dần, ăn cơm và uống nước đều xuất hiện vướng kèm theo đó người bệnh có hạch ở cổ, ấn đau. Khám họng và hạ họng thấy có khối sùi ở vùng gần miệng thực quản. Với một số phương pháp cậm lâm sàng hỗ trợ như siêu ám vùng cổ, chụo cộng hưởng từ và sinh thiết khối sùi... Chẩn đoán cuối cùng là ung thư hạ họng.
Phẫu thuật cắt bỏ u được tiến hành sau đó 2 tuần.
Nuốt vướng, nuốt khó có thể là triệu chứng của những bệnh gì?
Nuốt khó khiến người bệnh lo lắng. Đúng là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng. Có nhiều bệnh nguy hiểm biểu hiện là nuốt vướng: nuốt vướng thường xuyên, tăng dần, nuốt vướng khi ăn uống, thậm chí nghẹn và sặc. Có thể có những khả năng sau đây:
* Nuốt vướng trong các bệnh lành tính
Biểu hiện: lúc vướng lúc không, ăn và uống không vướng.
Có ba loại chứng khó nuốt chung:
Một là: Khó nuốt ở miệng (khó nuốt cao) - do yếu lưỡi sau đột quỵ, khó nhai thức ăn hoặc rối loạn quá trình vận chuyển thức ăn từ miệng.
Hai là: Chứng khó nuốt ở họng: thường được gây ra bởi một vấn đề thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh (như bệnh Parkinson, đột quỵ hoặc xơ cứng teo cơ bên), liệt hầu họng do tai biến mạch máu não.
Ba là: Chứng khó nuốt thực quản (khó nuốt thấp) - vấn đề là ở thực quản. Điều này thường là do tắc nghẽn hoặc kích thích.
Nguyên nhân bao gồm:
- Xơ cứng bì bên - do thoái hóa thần kinh tiến triển; theo thời gian, các dây thần kinh ở cột sống và não dần mất chức năng.
- Cơ thực quản dưới không giãn đủ để thức ăn vào dạ dày, hoặc co thắt thực quản không đồng bộ.
Cấu trúc bất thường thực quản: Vòng thực quản - một phần nhỏ của thực quản thu hẹp, ngăn đôi khi thức ăn rắn đi qua.
- Đột quỵ - tế bào não chết do thiếu oxy vì lưu lượng máu bị giảm. Nếu các tế bào não kiểm soát việc nuốt bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra chứng khó nuốt.
- Viêm thực quản bạch cầu ái toan - nồng độ bạch cầu ái toan tăng cao dẫn đến nôn mửa và khó nuốt thức ăn.
- Bệnh đa xơ cứng - hệ thống thần kinh trung ương bị hệ thống miễn dịch tấn công, phá hủy myelin, thường bảo vệ các dây thần kinh.
- Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson - Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh thoái hóa dần dần tiến triển, làm suy yếu các kỹ năng vận động của bệnh nhân.
- Xạ trị - một số bệnh nhân được xạ trị (xạ trị) vùng cổ và đầu có thể gặp khó khăn khi nuốt.
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Khô miệng - không có đủ nước bọt để giữ cho miệng ẩm ướt.
* Nuốt vướng trong các bệnh ác tính:
- Ung thư vùng khoang miệng, họng miệng, hạ họng, hạ họng - thanh quản.
Khối u ác tính ở họng
- Ung thư thực quản.
Ung thư thực quản
- Ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp.
* Ngoài ra, có những bệnh nhân nuốt vướng do loạn cảm họng: Người bệnh có biểu hiện nuốt vướng mà không tìm ra nguyên nhân
Điều trị nuốt khó, nuốt vướng như thế nào?
Các bác sĩ sẽ thăm khám và tùy theo nguyên nhân mà có hướng điều trị thích hợp:
* Điều trị nội khoa theo nguyên nhân:
- Điều trị trào ngược
- Giãn cơ trơn
- Hỗ trợ thần kinh
- An thần
* Nếu do các khối u, thì tùy theo bản chất của khối u mà bác sĩ quyết định:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
- Miễn dịch trị liệu
Bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi - sinh hoạt hợp lý. Cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với từng người bệnh: Ăn ít chất xơ, không ăn cay, chua, lạnh, không ăn khuya. Khi đi ngủ nên gối cao đầu. Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
PGS TS Phạm Thị Bích Đào - BV Đại học Y Hà Nội
Theo VOV
Cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ lách mà không cần phẫu thuật Thông tin từ Bệnh Viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công bệnh nhân vỡ lách độ 3 đang ra máu trong ổ bụng bằng phương pháp nút mạch . Bệnh nhân là anh Lê.M.K (35 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) nhập viện trong tình trạng vỡ lách, gãy xương đòn, gãy...