Những người bị chết cóng trong xe vì bão tuyết khủng khiếp ở Mỹ
Đợt bão tuyết chết chóc đã làm tê liệt thành phố Buffalo ( bang New York) trong dịp Giáng sinh, khiến hàng ngàn hộ gia đình mất điện, trong khi số người tử vong vì thời tiết khắc nghiệt tiếp tục gia tăng trên toàn nước Mỹ.
Một chiếc ô tô bị chôn vùi trong tuyết ở Regent, North Dakota. Ảnh REUTERS
Tính đến ngày 25.12 (giờ Mỹ), nước này ghi nhận ít nhất 34 người thiệt mạng vì bão tuyết. Dự kiến vài ngày tới số trường hợp tử vong sẽ còn tiếp tục gia tăng vì nhiều người bị mắc kẹt trong nhà vài ngày và tình trạng mất điện diễn ra trên diện rộng.
AP dẫn phân tích của các nhà khí tượng học cho biết quy mô của đợt bão tuyết lần này gần như ở mức chưa từng có, trải dài từ vùng Ngũ Đại Hồ gần Canada đến Rio Grande dọc theo biên giới với Mexico.
Khoảng 60% dân số Mỹ hiện đối mặt với tình trạng cảnh báo hoặc khuyến cáo liên quan đến thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ giảm mạnh từ phía đông dãy núi Rocky (biên giới Canada-Mỹ) đến vùng núi Appalachia ở các tiểu bang Alabama và Georgia, theo Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ.
Video đang HOT
Thành phố Buffalo của New York là nơi hứng trọn tổng lực tấn công của đợt bão tuyết Giáng sinh năm 2022, và các nỗ lực ứng phó khẩn cấp bị vô hiệu hóa trên toàn thành phố. Gần như mọi xe cứu hỏa ở Buffalo đều không thể triển khai vào cuối tuần qua, trong khi sân bay tiếp tục đóng cửa đến ngày 27.12, theo Reuters.
Tình hình ở Buffalo hôm 25.12. Ảnh REUTERS
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ cho biết sân bay quốc tế Buffalo Niagara ngập trong 1,09 m tuyết vào sáng 25.12.
Buffalo ghi nhận số trường hợp tử vong do bão tuyết trong khu vực thành phố ban đầu từ 3 tăng lên 12 vào hôm 25.12. Một số nạn nhân mới nhất được tìm thấy trong tình trạng bị đông cứng bên trong những chiếc ô tô mắc kẹt trên đường.
Thống đốc bang New York Kathy Hochul gọi những gì đang xảy ra là thảm họa thời tiết đầy thảm kịch “cả đời có một”.
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ cho biết bão tuyết đang di chuyển về hướng đông sau khi đẩy 1,5 triệu người vào tình trạng mất điện và hàng ngàn chuyến bay bị hủy.
Đến tối 25.12 (giờ địa phương), hơn 150.000 hộ gia đình và công ty tiếp tục bị mất điện. Ở Buffalo, khoảng 15.000 hộ dân vẫn chưa có điện đến thời điểm đó.
Một trạm biến áp cung cấp điện cho Buffalo đã ngừng hoạt động và bị phong tỏa bên dưới lớp tuyết dày khoảng 5,5 m. Khi xoay xở vào được bên trong trạm, các nhân viên phát hiện toàn bộ trạm biến áp đều bị đóng băng từ trong ra ngoài.
Hàng nghìn người tuần hành tại Mỹ kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng đạn
Ngày 11/6, hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường kêu gọi hành động nhằm giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn đang nhức nhối tại quốc gia này.
Người dân Mỹ tuần hành kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng đạn tại quảng trường National Mall ở thủ đô Washington, ngày 11/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người tuần hành thuộc mọi độ tuổi đã đổ về quảng trường National Mall tại thủ đô Washington, nơi các nhà hoạt động đã đặt hơn 45.000 bình hoa trắng tưởng niệm cho mỗi nạn nhân thiệt mạng do súng đạn tại Mỹ trong năm 2020. Những người tham gia đã mang theo biểu ngữ với dòng chữ "Bảo vệ người dân chứ không phải súng", "Không có chỗ cho nỗi sợ hãi tại trường học".
Không chỉ riêng thủ đô Washington, hàng trăm cuộc tuần hành khác cũng đã diễn ra trên khắp nước Mỹ trong ngày 11/6, trong đó có thành phố Parkland của bang Florida, nơi các nhà hoạt động giương cao biểu ngữ "Liệu tôi có phải là người tiếp theo". Hàng nghìn người cũng đã xuống đường tại thành phố New York. Tại quận Brooklyn, các hàng rào trắng đã được dựng lên để tưởng nhớ các em bé bị sát hại tại thành phố Uvalde của bang Texas và ảnh những người thiệt mạng trong vụ xả súng tại thành phố Buffalo của bang New York.
Hai vụ xả súng nghiêm trọng tại một trường tiểu học ở bang Texas và một siêu thị ở bang New York vào tháng trước là nguyên nhân dẫn đến các cuộc tuần hành do tổ chức March For Our Lives tổ chức. Đây là một tổ chức do sinh viên điều hành với các thành viên sáng lập là những nạn nhân may mắn sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học ở thành phố Parkland, Florida, hồi tháng 2/2018. Một tháng sau đó, cuộc tuần hành tại thủ đô Washington do March For Our Lives phát động đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.
Cuộc tuần hành mới nhất đã thể hiện sự thất vọng của người dân khi các cơ quan chức năng không đạt được tiến triển trong việc ngăn chặn bạo lực súng đạn. Theo nhóm nghiên cứu Gun Violence Archive, đây là nguyên nhân đã cướp đi sinh mạng của hơn 19.300 người tại Mỹ từ đầu năm tới nay, với hơn một nửa là do tự tử.
Việc dễ dàng tiếp cận vũ khí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần góp phần dẫn đến các vụ tấn công bằng súng, điển hình như vụ xả súng tại trường tiểu học Robb tại thành phố Uvalde, bang Texas, khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng vào ngày 24/5 vừa qua. Thủ phạm đã mua 2 khẩu súng trường ngay sau khi đủ 18 tuổi.
Những người ủng hộ kiểm soát súng đạn đã kêu gọi chính quyền ban hành các quy định hạn chế chặt chẽ hơn hay thậm chí là cấm sử dụng súng. Tuy nhiên, nhóm phản đối lại cho rằng các vụ xả súng quy mô lớn chủ yếu là do vấn đề tâm thần, chứ không liên quan đến vũ khí. Tuần này, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua gói đề xuất nhằm nâng độ tuổi mua súng bán tự động từ 18 lên 21 tuổi, song đảng này không có đủ 60 phiếu cần thiết để đưa vấn đề ra Thượng viện. Trong khi đó, một nhóm các nghị sĩ của hai đảng cũng đang phác thảo đề xuất kiểm soát chặt súng đạn, nhiều khả năng đây sẽ trở thành nỗ lực nghiêm túc đầu tiên về các cải cách quy định kiểm soát súng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đề xuất này không bao gồm việc cấm sử dụng vũ khí tấn công hay kiểm tra lý lịch cá nhân khi cấp phép sử dụng như kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đối tượng xả súng tại siêu thị ở New York (Mỹ) bị cáo buộc 25 tội danh Ngày 1/6, nhà chức trách Mỹ thông báo đã hoàn tất cáo trạng với đối tượng 18 tuổi gây ra vụ xả súng khiến 10 người da màu thiệt mạng tại một siêu thị ở thành phố Buffalo, bang New York, Mỹ. Nhân viên điều tra làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ xả súng tại cửa hàng tạp hóa ở bang New...