Những người bị án oan sẽ làm gì trong năm mới 2017?
Những trường hợp án oan sau khi được trả tự do có người đã được nhận bồi thường thiệt hại, có người vẫn đang trong quá trình đòi bồi thường. Những số phận đó, những con người “nổi tiếng” một cách bất đắc dĩ, đều có những mong ước trong năm mới 2017.
1. Ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang): Phải chữa bệnh đã!
Năm 2015, ông Nguyễn Thanh Chấn được nhận khoản tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan, cũng như những mất mát mà ông và gia đình phải gánh chịu trong suốt hành trình kêu oan. Nhiều người nghĩ rằng, với khoản tiền đó ông Chấn sẽ được sống yên ổn, tuy nhiên người đàn ông này lại phải “đánh vật” với bệnh tật.
Ông Chấn liên tục phải điều trị bệnh sau khi được trả tự do
Bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) kể: “Có dạo ông Chấn bị bệnh, hai tay đau đến mức không bưng được bát cơm, tôi phải đưa ông lên nhà thầy thuốc ở tận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn để điều trị gần 3 tháng rưỡi. Mặc dù chưa khỏi hẳn nhưng gia đình vẫn đưa ông về để theo dõi thêm. Về đến nhà thấy ông ho nhiều quá, đi khám lại phát hiện thêm bệnh lao, bác sĩ nói phải điều trị liên tục trong khoảng thời gian 6 tháng”.
Ông Chấn cho biết, thời gian tới việc lớn nhất chỉ là chữa bệnh để mau khỏe chứ chưa dám nghĩ gì đến các việc khác.
2. Ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận): Mong sớm được bồi thường
Khác với ông Chấn, ông Huỳnh Văn Nén – được mệnh danh là người tù thế kỷ đến nay vẫn đang trong quá trình thương lượng để giải quyết bồi thường oan sai. Ông Nguyễn Thận – nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), từng là thầy giáo và người tham gia kêu oan cho ông Nén cho biết vừa qua ông Nén đã vào TP.HCM đã khám bệnh. Các bác sĩ cho hay ông Nén bị trầm cảm khá nặng. Do điều kiện nên gia đình đưa ông Nén về nhà để chăm sóc, thuốc thang.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Nén mất sức lao động hoàn toàn.
“Khi được trả tự do ông Nén bị mất sức lao động hoàn toàn, những việc lặt vặt trong nhà cũng không làm được, thứ hai do bệnh liên quan đến tâm thần ông Nén không chủ động những việc làm của mình. Cuộc sống của ông Nén phải có người chăm lo từ bữa ăn cho đến thuốc men” – ông Thận nói.
Ông Thận cho biết thêm, điều mong muốn nhất của ông Nén trong năm 2017 là việc giải quyết bồi thường oan sai được giải quyết nhanh chóng để ông Nén có tiền cũng như dành thời để lo điều trị bệnh tật.
3. Cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh): Chỉ cần mạnh khỏe
Cụ Trần Văn Thêm được TAND Tối cao tổ chức xin lỗi công khai vào tháng 8.2016, sau hơn 40 năm bị kết án tử hình oan sai. Sau buổi xin lỗi đó, ông Nguyễn Văn Hòa (Công ty luật Hòa Lợi, Hà Nội – người được cụ Thêm ủy quyền) đã gửi đơn cho TAND Tối cao yêu cầu bồi thường cho cụ Thêm 12 tỷ đồng.
Tuổi đã cao cụ Thêm chỉ mong việc bồi thường được giải quyết nhanh chóng.
Sau một số buổi làm việc, đến nay việc thương lượng bồi thường oan sai của cụ Thêm vẫn chưa có kết quả. Cụ Thêm cho biết, năm nay đã bước sang tuổi 82, chỉ mong giữ được sức khỏe và mong việc bồi thường oan sai được Nhà nước giải quyết dứt điểm trong năm 2017.
4. Ông Hàn Đức Long (Bắc Giang): Chờ lời xin lỗi công khai
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016. Ông Long cho biết, được trở về nhà trước hết ông dành thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho sức khỏe sau 11 năm tù oan.
Ông Hàn Đức Long đã nhờ luật sư tư vấn để thực hiện những dự đình trong năm 2017.
Điều mong muốn của ông Long trong năm 2017 là được cơ quan tiến hành tố tụng công khai xin lỗi. Trên cơ sở đó ông và luật sư sẽ tiến hành yêu cầu bồi thường oan sai, tiến hành tố cáo người đã vu khống cho ông cũng như những người có sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng khiến ông bị oan sai.
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016.
Theo Danviet
Tử tù Hàn Đức Long yêu cầu sớm được xin lỗi công khai
Gửi đơn đề nghị cơ quan tư pháp sớm xin lỗi công khai, gia đình ông Hàn Đức Long yêu cầu buổi lễ minh oan phải diễn ra trọng thị, đủ thời gian cho các bên phát biểu.
Ngày 24/12, gia đình ông Hàn Đức Long (Bắc Giang) cùng luật sư đã gửi đơn về việc tổ chức minh oan và xin lỗi công khai cho "tử tù 11 năm" này.
Vợ ông Hàn Đức Long ký vào đơn đề nghị tổ chức minh oan và xin lỗi công khai.
Trong đơn nêu rõ, ngày 20/12, VKSND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án "hiếp dâm, giết bé gái 5 tuổi" đối với bị can Hàn Đức Long; hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông. Như vậy, ông Long được xác định không phải thủ phạm, trong khi đã bị bắt giam oan, truy tố oan, xét xử oan và chịu giam cầm trong suốt 11 năm qua (từ tháng 10/2005 đến tháng 12/2016).
Trong suốt 11 năm, ông Long và gia đình phải chịu đựng nhiều nỗi đau đớn, tủi nhục cả thể xác lẫn tinh thần. Gia đình đề nghị việc tổ chức minh oan, xin lỗi phải diễn ra công khai và trọng thị, chu đáo để khôi phục danh dự, nhân phẩm và bù đắp phần nào những tổn thương, mất mát họ đã gánh chịu.
Cụ thể, việc xin lỗi phải tổ chức tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) để thuận tiện cho gia đình, người thân, họ hàng và bà con lối xóm tham dự. Cơ quan đứng ra xin lỗi ông Long phải báo trước cho gia đình ông 2 ngày để họ và người thân thu xếp thời gian tham dự. Thông tin về việc tổ chức xin lỗi công khai được phổ biến rộng rãi để các ban ngành, cơ quan báo chí về tham dự, đưa tin.
Gia đình ông Long cũng đề nghị phải dành đủ thời lượng buổi xin lỗi để ông Long, luật sư và một vài thành viên gia đình phát biểu, chia sẻ ý kiến, tránh tình trạng người đi tù oan 11 năm việc xin lỗi chỉ diễn ra trong 11 phút.
Ngoài ra, trong đơn, gia đình ông Long nhấn mạnh yêu cầu đại diện các cơ quan tư pháp và một số cán bộ đã tham gia vụ án, gây oan cho ông Long phải có mặt tại buổi xin lỗi.
Về phía Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã khẳng định hỗ trợ gia đình ông Long trong công tác giải quyết bồi thường oan sai.
Ông Trần Việt Hưng (Cục phó Cục Bồi thường nhà nước) cho biết cơ quan này sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ ông Hàn Đức Long thực hiện các thủ tục, tính toán khoản bồi thường dựa trên cơ sở yêu cầu và chứng cứ mà gia đình ông Long đưa ra.
Theo ông Hưng, để nhận sự hỗ trợ nói trên, sau khi được xin lỗi công khai, gia đình ông Long cần làm đơn yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường cho quãng thời gian ngồi tù oan, nêu rõ các thiệt hại cùng tài liệu chứng minh.
Cục phó Cục Bồi thường nhà nước thông tin thêm, nguyên tắc giải quyết thương lượng bồi thường cần có sự thiện chí của cả hai bên, giữa cơ quan nhà nước và gia đình ông Long. Nếu không thể thương lượng thành công, người bị oan có thể khởi kiện cơ quan tố tụng ra tòa án để đòi bồi thường.
Trường hợp gia đình ông Long có đơn yêu cầu tạm ứng bồi thường, theo ông Hưng, hiện nhà nước đang đổi mới quy định về công tác bồi thường, theo đó các cơ quan chức năng sẽ xem xét nguyện vọng của gia đình và giải quyết thấu tình đạt lý.
Bảo Hà - Mai Chi
Theo VNE
"Cần xem xét trách nhiệm hình sự những người gây oan sai cho ông Hàn Đức Long" Trao đổi với PV Dân trí, TS. Dương Thanh Biểu - nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao - cho rằng cần kiểm điểm nghiêm túc và xem xét trách nhiệm hình sự với những người đã gây ra oan sai cho ông Hàn Đức Long. "Một vu an co nhiêu sai sot vê tô tung và không có chứng cứ để chứng...