Những ‘người bí ẩn’ khui sai phạm đất đai ở Bình Chánh
Nhiều bạn đọc giấu tên là những người dân địa phương đã góp sức cùng phóng viên vạch ra những sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng ở Bình Chánh.
Liên tiếp trong hai tháng 3 và 4-2019, Pháp Luật TP.HCM tung ra hai loạt bài “Nhà không phép ở Bình Chánh” và “Bất ổn quản lý đất đai, xây dựng ở Bình Chánh”. Đó là nỗ lực suốt nhiều tháng trời xâm nhập thực tế, thu thập dữ liệu của phóng viên (PV) và quá trình này chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn đọc. Đặc biệt, có cả những “bạn đọc bí ẩn” theo suốt quá trình tác nghiệp của PV nhưng chưa một lần gặp mặt.
Cùng phóng viên tác nghiệp
Một ngày gần cuối năm 2018, PV nhận được cuộc gọi của một người dân ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh phản ánh về tình trạng xây dựng không phép đang nở rộ ở xã này. Khi PV tiếp cận hiện trường ghi nhận thực tế đã gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn xã Vĩnh Lộc A rất rộng, chủ yếu là đường hẻm đất nhỏ xíu, ngoằn ngoèo. Các công trình xây dựng không phép chủ yếu nằm khuất trong các hẻm nhỏ, phải rành rẽ địa bàn lắm thì mới dễ dàng tiếp cận.
Để hỗ trợ cho PV tác nghiệp, nhiều bạn đọc đã cùng với PV đến tiếp cận các khu vực có nhà xây dựng không phép. Những ngày cuối năm nắng nóng gay gắt, họ đã cùng PV tác nghiệp nhễ nhại mồ hôi, thông tầm từ trưa đến chiều muộn, quên cả ăn trưa. Khi PV đã rành rẽ địa bàn, việc tìm hiểu về xây dựng không phép đụng chạm đến lợi ích của nhiều đối tượng. Biết PV một mình tác nghiệp, những người dân này luôn gọi điện thoại nhắc nhở phải luôn cẩn thận.
Cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh
Sau khi bài viết đầu tiên khởi đăng, nhiều bạn đọc là người dân tại hai xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) đã gọi điện thoại tới tòa soạn hoặc gọi, nhắn tin trực tiếp cho PV cung cấp thêm thông tin.
Một nữ bạn đọc đã tới tòa soạn trực tiếp trao đổi, cung cấp thêm thông tin cho vệt bài. “Những thông tin báo đăng chính là bức xúc của chúng tôi. Là dân địa phương có đất nhưng không thể nào xây dựng được, trong khi đầu nậu từ đâu tới lại có thể đàng hoàng xây không phép mà không bị xử phạt gì. Có những trường hợp chúng tôi đã phản ánh lên xã nhưng không những không bị xử lý mà công trình vẫn hoàn thành. Báo Pháp Luật TP.HCM vào cuộc, chúng tôi rất mừng” – chị chia sẻ. Nữ bạn đọc sau đó cũng đã cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh để PV tiếp tục sử dụng làm tư liệu.
Video đang HOT
Một bạn đọc đã hỗ trợ PV rất nhiều trong quá trình tác nghiệp. Ảnh: HOÀI NAM
PV hóa trang thành bà bán hàng chở thùng xốp to oành len lỏi tại xã Vĩnh Lộc A và B tìm tư liệu viết bài. Chiếc thùng được một chị bán rau ven đường cho. Ảnh: HN
Phản ánh hàng chục căn nhà xây không phép
Một nam bạn đọc khác ở xã Vĩnh Lộc A cũng khá đặc biệt. Ngay từ khi Pháp Luật TP.HCMkhởi đăng loạt bài về xây nhà “lụi” ở Bình Chánh, anh đã gọi điện thoại cho PV phản ánh thêm hàng chục căn nhà xây không phép tại ấp 1, xã Vĩnh Lộc A. PV đề nghị được biết tên và gặp trao đổi. Tuy nhiên, bạn đọc xin được làm “người bí ẩn”.
Khi PV đến hiện trường, chính bạn đọc này đã gọi điện thoại chỉ đường cặn kẽ và luôn căn dặn PV phải cẩn thận, đề phòng những tình huống nguy hiểm rình rập.
Loạt bài khởi đăng, Thành ủy, UBND TP vào cuộc chỉ đạo và hiện nay đã khởi tố vụ án. Huyện Bình Chánh cũng đang xử lý những công trình vi phạm và kiểm điểm, kỷ luật cán bộ. “Người bí ẩn” tiếp tục gọi điện thoại chia sẻ, động viên, khích lệ PV tiếp tục nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của TP.
Cũng liên quan đến huyện Bình Chánh, nhận thấy còn nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, PV quyết định thực hiện tiếp loạt bài “Bất ổn quản lý đất đai, xây dựng ở Bình Chánh”. Cũng lại là sự đồng hành và tiếp sức của những bạn đọc là người dân tại Bình Chánh. Từ sự góp sức của những người rành rẽ địa bàn, bức tranh về nạn phân lô, xây dựng trái phép cùng những chiêu thức tinh vi của đầu nậu được tái hiện sinh động và thuyết phục.
Hai loạt bài nêu trên đã tạo ra được hiệu quả xã hội rất tích cực. Lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo ngành công an cùng các sở, ngành có liên quan và huyện Bình Chánh vào cuộc xử lý.
Đây là kết quả của sự phối hợp giữa báo chí và nhân dân, những đầu mối thông tin quan trọng của báo chí. Đằng sau thành công của các loạt bài này chính là những ân tình, sự yêu quý và tin tưởng gửi gắm của bạn đọc.
Tác phẩm “Những bất ổn quản lý đất đai, xây dựng ở Bình Chánh” của tác giả Việt Hoa đoạt giải báo chí TP.HCM (giải nhì). Kết quả hôm nay, chúng tôi xin dành để tri ân sâu sắc tới bạn đọc, những người đã cùng chúng tôi đồng hành vì sự phát triển của TP.
VIỆT HOA
Theo PLO
Kiểm soát quyền lực trong phòng, chống tham nhũng: Khó nhưng phải làm tốt!
Đó là khẳng định của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN), ông Đặng Thế Vinh, tại Hội thảo "Cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực KTNN góp phần phòng, chống tham nhũng (PCTN) - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện" do KTNN tổ chức sáng qua (11/4).
Đại diện KTNN cho rằng kiểm soát quyền lực là việc khó nhưng nhất thiết phải làm tốt
Kiểm toán nhà nước - Cầm trịch hay chỉ tham gia?
Dẫn Luật KTNN và Luật PCTN, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh khẳng định: "Với địa vị pháp lý là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN là một trong những cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng...".
PGS, TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng việc, sửa đổi cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện hành lang pháp lý để lấp đầy những khoảng trống, những kẽ hở trong kiểm soát quyền lực và tổ chức thực hiện nghiêm minh là những vấn đề có ý nghĩa quyết định để phát huy vai trò của KTNN trong kiểm soát quyền lực, góp phần PCTN.
Không đồng tình với vai trò "là một trong các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm" như lời Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, khẳng định, KTNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiểm soát quyền lực, nhất là quyền lực trong lĩnh vực kinh tế - tài chính xuất phát từ bản chất quyền lực và thực thi quyền lực ở Việt Nam, từ đó KTNN là công cụ quan trọng để PCTN. KTNN chính là cơ quan thực hiện một trong 3 quyền lực của Quốc hội, đó là quyền giám sát tối cao của Quốc hội...
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng thừa nhận, thực tế vai trò của KTNN trong kiểm soát quyền lực nói chung, PCTN nói riêng chưa được qui định cụ thể, đầy đủ và phù hợp cũng như chưa được thể hiện rõ ràng, hiệu quả và hiệu lực trong thực thi vai trò đó. Đơn cử tại Điều 55 của Luật KTNN cũng đã hạn chế khá nhiều vai trò của KTNN.
"Như hiện nay thì kiểm toán tham nhũng chỉ là cái đuôi thêm vào của KTNN, Vấn đề đặt ra là KTNN có muốn làm không và làm như thế nào?" - TS Vũ Đình Ánh đặt vấn đề và cho rằng việc nhận thức đúng vai trò, cũng như thể chế để KTNN thực hiện đúng vai trò của mình trong kiểm soát quyền lực, PCTN là rất quan trọng và cấp bách nhằm vừa hoàn thiện hệ thống quyền lực của Việt Nam vừa góp phần tích cực PCTN.
Kiểm soát quyền lực - Nhiều việc phải làm!
Theo Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, trong thời gian qua, hoạt động KTNN phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước (Điều 3 Luật KTNN), đồng thời thực hiện Luật PCTN, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xẩy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT, hệ thống ngân hàng thương mại với phương châm phòng là chính.
Khẳng định tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh của quyền lực" và để PCTN thì phải kiểm soát được quyền lực, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, thừa nhận kiểm soát được quyền lực là vấn đề rất khó. "Nhưng nhất thiết phải làm tốt, nếu không cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta sẽ không thể đạt hiệu quả!" - Ông Vinh khẳng định. Vì vậy, để kiểm soát được quyền lực, KTNN phải thực hiện rất nhiều công việc, rất nhiều biện pháp.
Trước hết cần công phá mạnh vào các vấn đề then chốt trong đó phải thực hiện nghiêm việc giới hạn quyền lực Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật; kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, gắn với việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng và bổ sung cán bộ có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ tốt trong công tác kiểm tra, giám sát. Tích cực đổi mới công tác này theo hướng: Tập trung kiểm tra, giám sát thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; thanh tra, kiểm toán tập trung vào lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực; giám sát đột xuất, thường xuyên.
Theo PLVN
Chủ đàn chó dữ cắn chết bé trai 7 tuổi đe dọa phóng viên tác nghiệp Trong lúc nhiều phóng viên đang tác nghiệp trước cổng, bà An (chủ nhân đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi) bất ngờ chạy tới, tay cầm theo mảnh vỡ từ lọ hoa đe dọa và có những lời lẽ xúc phạm phóng viên. Bà An (mặc áo tím) cầm theo mảnh vỡ lọ hoa chạy ra đe dọa phóng viên -...