Những người “bán” tình thương tại các bệnh viện
Ngày 3 bữa, các sơ chuẩn bị một nồi cháo lớn để phục vụ miễn phí cho tất cả bệnh nhân nghèo.
Đến nhà Dòng tại 37 phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) đúng vào giờ mở nồi cháo. Ở đây vẫn tĩnh lặng như thế, chỉ khác là có rất đông người xếp thành một hàng dài, tay cầm sẵn ca, cặp lồng, âu nhựa để được lấy cháo. Hình ảnh chẳng khác gì trong câu chuyện bao cấp mà bà tôi hay kể. Mọi người xếp hàng trật tự. Để ý mới thấy, họ hầu như đều mặc áo của bệnh viện Mắt Hà Nội, 37B Hai Bà Trưng.
Cảnh các sơ phát cháo tại bệnh viện Việt Đức.
Đứng cấp phát cháo cho mọi người là một nữ tu già, khuôn mặt hiền từ, khá kiệm lời. Khi biết có phóng viên đến viết bài, sơ liền từ chối với lý do: “Chúng tôi không cần quảng cáo”. Cố gặng hỏi, sơ tiết lộ vài chi tiết: Nồi cháo của nhà Dòng đã tồn tại từ hơn 10 năm nay, sáng các sơ phát cháo tại chính tu viện, chiều thì xe cháo được đẩy đến hai bệnh viện khác cách đó khoảng 1 cây số là bệnh viện Việt Đức và bệnh viện K.
Để ý vào bức tường nhỏ tôi thấy một chiếc bảng đen nhỏ có ghi hàng chữ: “Bát cháo tình thương phát vào thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, lúc 10 giờ”, tại cổng nhà Dòng. Xin phép chụp ảnh, sơ nhất quyết không đồng ý, sơ nói: “Cũng có rất nhiều báo đài đến bảo quay phim chụp ảnh để kêu gọi tài trợ, chúng tôi đều trả lời rằng chúng tôi không cần quảng cáo. Ai có lòng thì ủng hộ vào hòm công đức trong nhà thờ. Chúng tôi làm từ thiện, không muốn khoe khoang gì đâu”.
Các bệnh nhân và thân nhân của họ đến nhận cháo cho biết đồ ăn miễn phí của các nữ tu công giáo rất có ích. Họ dành tiền ăn để trả viện phí. Nhận cháo của các sơ trong suốt 5 tháng qua, anh Nguyễn Văn Hưng (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết: “Gia đình chúng tôi rất biết ơn các nữ tu công giáo. Nhờ cháo miễn phí này mà anh đã để dành được 1,2 triệu đồng đóng viện phí cho cha mình ở bệnh viện K”.
Dò hỏi thêm, tôi được biết, để có cháo phục vụ bệnh nhân mỗi ngày thì vào sáng sớm, 2 sơ cùng với 2 giáo dân đã phải đi chợ mua thịt và rau. Trong nhiều năm, các nữ tu thường xuyên lui tới thăm hỏi, động viên, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện như: Việt Nam – Cuba, Viện Mắt, Việt Đức… Chính nhờ sự gần gũi, yêu thương, chăm sóc mà các sơ thấu hiểu những bệnh nhân nghèo. Từ đó, các sơ luôn trăn trở phải làm gì đó, dù nhỏ bé thôi để giúp những bệnh nhân nghèo giảm bớt khó khăn trong khả năng của mình. Và rồi một ý tưởng lóe lên: “Mình có thể nấu những nồi cháo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Họ đi chữa bệnh mà không được ăn uống đầy đủ thì bệnh càng nặng hơn”. Từ ý tưởng đó nồi cháo tình thương đã ra đời.
Video đang HOT
Quyết tâm là vậy, nhưng những ngày đầu “nồi cháo tình thương” cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn về kinh phí, khó khăn về vấn đề tổ chức, những ánh mắt nghi ngại của mọi người. Vượt lên tất cả, với lòng yêu thương quảng đại, các sơ đã quyết tâm và kiên trì. Nồi cháo các sơ nấu ngon và đặc biệt. Ngon bởi vì thực phẩm để nấu luôn được các sơ lựa chọn kĩ càng. Đặc biệt bởi ngoài thực phẩm, gia vị thông thường, nó còn được ướp bởi hương vị của tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ. Đầu tiên, các sơ chỉ nấu khoảng 30 – 40 suất/bữa, rồi tăng dần lên 70 – 100 suất/bữa.
Không chụp được ảnh tại nhà Dòng, tôi quyết định quay lại bệnh viện Việt Đức vào buổi chiều. Ở đây, hằng ngày người ta đã quen thuộc với hình ảnh một nữ tu hiền lành, cần mẫn với khuôn mặt toát lên niềm hạnh phúc, bình an đẩy chiếc xe cháo vào bệnh viện vào lúc 4 giờ chiều. Nhìn sơ múc cháo cho một hàng dài bệnh nhân, có người đi qua thì thầm: “Bà ấy bán cháo chạy quá nhỉ?” Quả đúng vậy! Sơ đang bán nhưng là “bán” tình thương yêu…
Theo NDT
Hơn 90 tuổi vẫn đau đáu vì những bệnh nhân nghèo
Trong chiến tranh, cụ là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, từng 5 lần bị giặc bắt và nhiều lần đối mặt với cái chết vẫn không nản lòng. Trong thời bình, cụ là một người thầy thuốc tận tâm, luôn hết lòng vì bệnh nhân nghèo.
Năm nay đã hơn 90 tuổi, cụ vẫn đau đáu những nghĩ suy làm sao để giúp đỡ được nhiều hơn những người nghèo, những người bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn. Tên cụ giờ đã quá đỗi thân thuộc đối với nhiều người dân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) - bác sĩ Kiều Xuân Cư.
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, bác sĩ Kiều Xuân Cư vẫn đau đáu lo cho bệnh nhân nghèo
Tham gia cách mạng, 5 lần bị địch bắt
Cụ Kiều Xuân Cư tham gia hoạt động cách mạng trong vùng địch từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian hoạt động trong lòng địch (1946 - 1952), cụ từng 5 lần bị địch bắt, có những lần đã đối mặt với cái chết.
Cụ nhớ lại lần đầu tiên: "Vào đầu năm 1946, giặc Pháp nghi tôi có liên quan đến vụ nổ lựu đạn tại nhà ăn dành cho hạ sĩ quan ở đường Hai Chùa. Sau 2 ngày giam hãm, giặc đem tôi xuống Bãi Dương cùng 8 người nữa để bắn. Có 12 lính lê dương bắt chúng tôi đào một rãnh sâu để làm hố chôn tập thể. Tôi nhẩm trong đầu mấy câu khẩu hiệu để hô trước khi chết. Bỗng trên kia đường, một chiếc xe Jeep đi tới. Linh mục Nguyễn Văn Sồ cùng Charles Cang - viên sĩ quan người Việt lai Pháp bước xuống. Linh mục Sồ chỉ tôi và nói với tên Cang. Liền sau đó, tên Cang vẫy tôi, ra hiệu dừng đào đất. Sau này, tôi mới biết mình thoát chết là nhờ sự can thiệp của linh mục Nguyễn Văn Sồ ở nhà thờ Ngọc Hội. Trước đó, tôi có cộng tác làm từ thiện cùng linh mục Sồ".
Những năm hoạt động, cụ Kiều Xuân Cư lại bị bắt 2 lần nữa vào tháng 8/1946 và đầu năm 1947, nhưng vì không đủ chứng cứ nên đều được trả tự do sau vài tháng. Ngày 28 tháng Chạp năm 1949, cụ tiếp tục bị bắt tại nhà ở đường Độc Lập (nay là đường Thống Nhất, TP Nha Trang). Đên năm 1952, cụ Kiều Xuân Cư lại bị bắt, nhưng lại may mắn thoát chết.
Sau khi bị tuyênán, cụ Cư bị tù ở Khám Lớn, rồi chuyển sang nhà lao Chí Hòa, nhà lao Hạnh Thông Tây. Cụ cùng nhiều đồng chí chỉ được trao trả ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào tháng 10/1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết.
Bác sĩ của người nghèo
Bác sĩ Kiều Xuân Cư (thứ 3 từ phải qua) trong một lần đi làm từ thiện ở huyện miền núi Khánh Sơn (ảnh tư liệu)
Sau khi tập kết ra Bắc, cụ Kiều Xuân Cư được theo học ở Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian học tập tại đây, cụ đã vinh dự và may mắn được gặp Bác Hồ.
Cụ kể lại: "Năm 1960, có cuộc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội) và tôi đã gửi tới triển lãm tập báo từng làm với các đồng chí ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã tới trường gặp tôi, nói chuẩn bị trang phục để vào thăm Bác Hồ. Chiều 20/5/1960, tôi và Bộ trưởng được vào Phủ Chủ tịch thăm Bác. Bác đã dặn: "Cháu ở trong Nam bận công tác không học hành được. Bây giờ về đây, cháu cố gắng học tốt để về giúp đỡ đồng bào miền Nam".
Ghi nhớ lời Bác dặn, cụ Kiều Xuân Cư cố gắng học tập tốt, với mong muốn sẽ dốc sức để giúp đỡ cho đồng bào mình. Điều bác sĩ Kiều Xuân Cư nung nấu là chữa bệnh cho những người nghèo.
Ra trường, bác sĩKiều Xuân Cư về công tác ở Hòa Bình, rồi Bệnh viện Việt Đức (1966 - 1975). Khi đất nước thống nhất, cụ trở về quê hương Khánh Hòa.
Trong những năm công tác ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cụ đã 10 lần liên tiếp nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Năm 1988, BS Kiều Xuân Cư được tặng Huân chương Lao Động hạng Ba...
Năm 1989, khi đã nghỉ hưu, bác sĩ Kiều Xuân Cư lại dành phần lớn thời gian cho hoạt động từ thiện. Cụ đã tham gia sáng lập Hội Ái mộ Yersin để khám bệnh cho người nghèo, tham gia Hội từ thiện Trầm Hương.
Hội Những người ái mộ Yersin có hơn 350 thành viên tham gia và đã hoạt động được gần 20 năm. Hội có một phòng khám y tế ở số 11 đường Sinh trung (TP. Nha Trang). Tại đây, mỗi tuần các bác sĩtổ chức 4 buổi khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. Bác sĩ Kiều Xuân Cư đã vận động các nhà tài trợ ở trong tỉnh và liên lạc với Hội những người ái mộ Yersin ở Pháp tổ chức mổ mắt, hở hàm ếch miễn phí cho hơn 3.000 trường hợp.
Hội cũng đã tổ chức hàng chục đợt khám chữa bệnh cho người nghèo, người dân tộc thiểu số miền núi.
Tham gia trong Hội từ thiệnTrầm Hương, bác sĩ Kiều Xuân Cư đã góp phần mỗ mắt miễn phí cho hơn 3.500 trường hợp. Bác sĩ Kiều Xuân Cư có chuyên nghành Răng - Hàm - Mặt đã góp phần giúp cho hàng ngàn người nghèo được mổ mắt, được phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch...
Tuy tuổi cao, nhưng những chuyến đi từ thiện của Hội Ái mộ Yersin và Hội từ thiện Trầm Hương không hề thiếu bóng dáng cụ. Không chỉ giúp bệnh nhân nghèo mổ mắt, phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch..., bác sĩ Kiều Xuân Cư còn dõi theo cuộc sống của họ, xem thế hệ sau có bị ảnh hưởng không. Cụ tâm sự: "Mình đã là gì đâu, nhiều người còn hy sinh mất mát rất nhiều trong hoạt động cách mạng mà không ai suy tính gì...".
Theo Dân Trí
Những khu trọ chẳng có mùa xuân Sài Gòn trưa cuối năm, trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, những bệnh nhân (BN) ung thư chui ra khỏi phòng, đứng tựa cửa để tìm chút gió... Túng quẫn vì bệnh tật Khu nhà trọ ở số 26 đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhìn từ ngoài vào thấy hun hút. Nếu như không nhìn thấy chữ "cho...