Những người bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc
Những người khoan đá cho các công trình xây dựng ở Thâm Quyến mắc bệnh phổi nặng, khiến họ yêu cầu thành phố này bồi thường.
Công nhân khoan đá tại một công trình ở Trung Quốc. Ảnh: Alamy.
Chỉ cần đi 4-5 bước, Wang Zhaogang, 52 tuổi, quê ở Hồ Nam, lại phải dừng để hít thở. Ông thở khò khè đầy khó nhọc, theo SCMP.
Wang chỉ nặng 40kg, sụt 15 kg so với năm trước. Trong năm nay, ông đã 5 lần đi từ quê ở huyện Tang Thực – một trong 10 huyện nghèo nhất ở Trung Quốc – đến thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông để đề nghị chính quyền thành phố giúp đỡ những công nhân xây dựng như ông.
Nhìn lên những tòa nhà chọc trời của thành phố, nơi ông đã làm công nhân xây dựng từ năm 2004 và phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình, Wang nói: “Chúng tôi được đối xử như lũ kiến chứ không phải con người. Tôi đã bán mạng cho Thâm Quyến. Nếu tôi biết sự nguy hiểm của việc dùng búa khoan đá, tôi sẽ không bao giờ làm việc đó dù nghèo đến mức nào”.
Tháng 8 năm ngoái, Wang biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu khi ông nhiễm bệnh bụi phổi silic giai đoạn ba vì nhiều năm tiếp xúc với bụi silic trong công việc. Thay vì lặng lẽ chấp nhận số phận, ông đã kiến nghị để đòi chính quyền Thâm Quyến bồi thường.
Ông là một trong số hơn 600 công nhân từ Hồ Nam muốn được nhận tiền điều trị y tế và hỗ trợ gia đình, phản ánh cái giá mà người lao động phải trả cho phép màu kinh tế biến Thâm Quyến từ một làng chài im lìm thành thành phố với GDP 338 tỷ USD vào năm 2017.
Trong khi Thâm Quyến kỷ niệm 40 năm kể từ khi chính sách mở cửa của Trung Quốc giúp thành phố này trỗi dậy, hoàn cảnh bi đát của những công nhân từng xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và tòa nhà nổi bật của thành phố cho thấy rằng bảo vệ người lao động vẫn là vấn đề, một thập niên sau khi Trung Quốc ra luật vào năm 2008 yêu cầu chủ lao động ký hợp đồng với nhân công.
Gu Fuxiang, 51 tuổi, mắc bệnh bụi phổi silic giai đoạn hai, nói rằng Thâm Quyến không thể đạt được thành công “mà không có sự đóng góp của những bệnh nhân như chúng tôi. Tôi đã phải trả giá bằng mạng sống của mình để đóng góp cho thành tựu của Thâm Quyến”.
“Tôi rất cần tiền”, Gu nói thêm. “Tôi cần tiền để phụng dưỡng bố mẹ, đóng học phí cho con và trả hết nợ. Tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi còn phải lo chuyện hậu sự của chính mình”.
Bụi phổi Silic là bệnh viêm phổi không chữa được do hít phải bụi silic trong không khí kéo dài khi các công nhân dùng búa khoan để khoan đá granite cứng ở lòng đất Thâm Quyến nhằm xây móng cho các tòa nhà. Họ kiếm được 200-300 NDT (29-44 USD) một ngày, cao hơn ba lần so với các loại công việc xây dựng khác tại thời điểm đó.
Kể từ những năm 1990, người lao động từ Hồ Nam đổ xô đến các thành phố như Thâm Quyến, nhận khoan đá để nhanh chóng kiếm tiền. Nhưng vào những năm 2000, nhiều người bắt đầu ngã bệnh và qua đời.
“Nhiều người bị bệnh viêm phổi do họ hít bụi mỗi ngày mà không có công cụ bảo hộ lao động”, Geoffrey Crothall, phát ngôn viên của China Labor Bulletin, tổ chức bảo vệ quyền cho người lao động có trụ sở tại Hong Kong, cho biết.
Các kiến nghị của người lao động chỉ giúp họ nhận được những khoản từ thiện nhỏ, một phần vì hầu hết người lao động thiếu tài liệu chứng minh họ đã làm việc tại các công trình trước khi mắc bệnh.
Hơn 200 công nhân đã đến Thâm Quyến lần thứ sáu để gây sức ép với chính quyền thành phố vào tháng 9. Họ lên kế hoạch đi thêm chuyến nữa trong tháng này, sau khi các quan chức chưa giữ lời hứa giúp đỡ họ.
Biên bản từ các cuộc họp cho thấy giới chức cam kết đẩy nhanh tiến độ xử lý yêu cầu bồi thường của 227 công nhân có thể xuất trình hồ sơ làm việc. Giới chức cũng hứa hẹn rằng sẽ điều phòng khám di động đến Hồ Nam để kiểm tra các công nhân khác. Lãnh đạo thành phố Thâm Quyến đồng ý đến thăm những công nhân ốm yếu.
Crothall cho rằng mặc dù có những biện pháp pháp lý mà người lao động có thể thực hiện, chúng tốn nhiều thời gian và công sức. “Rất nhiều người không có tài liệu chứng minh việc làm”, ông nói. “Một số có thẻ làm việc từ những năm 1990, nhưng với bệnh nguy hiểm do nghề nghiệp, bạn phải nộp đơn yêu cầu bồi thường trong một năm sau khi mắc bệnh”.
Video đang HOT
“Vì vậy, các thủ tục pháp lý thực sự không khả dụng với họ. Lựa chọn duy nhất là kiến nghị với thành phố Thâm Quyền giàu có và phát triển với hy vọng họ làm điều đúng đắn”, Crothall bình luận.
“Giờ là năm 2018 rồi nhưng các công việc nguy hiểm vẫn tồn tại”, Wang nói. “Không có sự cải thiện. Nhiều người lao động tiếp tục bị viêm phổi. Chính quyền tiếp tục phớt lờ chúng tôi”.
“Nhưng chúng tôi rất quyết tâm. Nếu kiến nghị ở đây không được thì chúng tôi muốn kiến nghị lên chính quyền tỉnh Quảng Đông. Nếu Quảng Đông cũng không được thì chúng tôi có thể đến Bắc Kinh”.
Gia đình các công nhân xây dựng giơ dòng chữ “Thâm Quyến, hãy đền bù cho lá phổi của chồng chúng tôi”. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, thời gian cũng là trở ngại. Nhiều người từng làm việc cùng Wang đã chết, những người còn sống đang vật lộn với các hóa đơn bệnh viện.
Zhong cho biết công nhân cảm thấy bị bỏ rơi dù đã đóng góp cho sự phát triển của Thâm Quyến. “Chúng tôi bị bệnh và sắp chết; chính phủ ít nhất nên trả các hóa đơn y tế cho chúng tôi”, ông nói. “Họ không thể chỉ ngồi đó và nhìn chúng tôi chết. Không có gì buồn hơn là nhìn các anh em của mình chết một cách chậm chạp và đau đớn, để lại vợ con. Chẳng bao lâu nữa cũng đến lượt chúng tôi”.
Crothall đồng ý rằng việc giải quyết các kiến nghị diễn ra quá lâu dù chính quyền Thâm Quyến đã đồng ý lắng nghe ý kiến của người lao động.
“Nhiều người sẽ sớm ra đi”, Crothall nói. “Thật đáng buồn rằng nhiều chính quyền địa phương nghèo hơn đang chờ họ chết và hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết theo cách đó”.
Theo Phương Vũ (VNE)
"Nhà quan tài" ở Hong Kong và những căn hộ nhỏ đến mức khó tin trên TG
Sự bùng nổ dân số tại các thành phố lớn trên thế giới, khiến người có thu nhập thấp buộc phải sống trong những căn hộ siêu nhỏ.
Cô gái ngồi trong căn hộ nhỏ dành cho sinh viên và công nhân thuê trọ tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.
Đây là một căn hộ cho thuê được xây dựng bởi công ty Mofang ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Nó có diện tích nhỏ nhưng được trang bị đầy đủ tiện nghi như điều hòa và máy giặt.
Sinh viên kiểm tra một căn hộ siêu nhỏ tại tòa nhà Pearl River Delta ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Ngoại thất của tòa nhà chung cư Pearl River Delta được trang trí theo phong cách trẻ trung phù hợp với sinh viên...
...nhưng không gian sống của tòa nhà tương đối chật hẹp.
Tại thành phố Thượng Hải ở Trung Quốc, mọi người cũng phải sống trong những căn hộ chật hẹp.
Sau khi nghỉ hưu, ông Wang Cunchun, 93 tuổi, hiện đang sống trong căn hộ rộng 9 m2 cùng với người con trai.
Các công nhân công nghệ thường sống chung trong những căn hộ như thế này tại công ty Công nghệ N-Wei ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tại thành phố Hợp Phì ở Trung Quốc, bệnh nhân không đủ tiền thuê giường tại bệnh viện buộc phải điều trị ở một trong những căn phòng rộng 8 m2 tại tòa nhà chung cư gần đó.
Thành phố lớn nhất Ấn Độ, Mumbai, cũng đối mặt với vấn đề tương tự như các thành phố ở Trung Quốc. Dharavi, một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á ở thành phố Mumbai, bao gồm những căn hộ cực nhỏ.
Giá thuê căn hộ 1 giường tại thành phố Mumbai trung bình khoảng 190 USD/tháng, cao hơn so với khả năng đáp ứng của nhiều người.
Chi phí cuộc sống cao đẩy nhiều người dân vào các khu ổ chuột như Dharavi.
Những đứa trẻ sống tại khu ổ chuột Dharavi ở thành phố Mumbai.
Tại Hong Kong, giá nhà đất tăng cao khiến nhiều người dân phải sống trong căn hộ như cũi sắt. Người đàn ông ngồi trong căn hộ siêu nhỏ có giá thuê 230 USD/tháng.
Người đàn ông xem tivi tại khu sinh hoạt chung của toàn nhà chung cư "cũi sắt" ở Hong Kong.
Khung cảnh bên trong một căn hộ chật hẹp ở giữa trung tâm tài chính của Hong Kong.
Những sinh viên và người mới đi làm tại thành phố Seattle, Mỹ, buộc phải thuê các căn hộ nhỏ rộng khoảng 18 m2 như thế này.
Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng căn hộ mini ở thành phố Seattle có đầy đủ tiên nghi dành cho người sống độc thân.
Những tòa nhà như thế này ở thành phố Seattle có tới 55 căn hộ cho thuê.
Thành phố New York, Mỹ, cũng dần theo xu hướng căn hộ siêu nhỏ nhằm tiết kiệm chi phí cho người thuê.
Những căn hộ siêu nhỏ ở New York sang trọng hơn nhiều so với tại Mumbai hay Thượng Hải.
Theo Danviet
Từ làng chài nghèo thành siêu đô thị phát triển nhanh nhất Trung Quốc Trong tổng số 500 công ty lớn nhất toàn cầu, 400 công ty đặt văn phòng ở Thâm Quyến. Thành phố Thâm Quyến (nghĩa là &'con lạch sâu'), nằm giáp Hongkong và trực thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là thành phố phát triển bậc nhất Trung Quốc khi chuyển mình ngoạn mục từ một làng chài nghèo khó. Hiện nay, đây...