Những ‘ngựa thồ’ độc thân chốn công sở phương Tây
Nhiều người độc thân ở phương Tây thường xuyên phải làm thêm giờ, đi công tác nhiều hơn và nghỉ phép ít hơn đồng nghiệp có gia đình.
Janice Chaka, hiện là một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc cho nhiều tập đoàn lớn của Mỹ. Ảnh: BBC.
Janice Chaka tranh thủ buổi trưa ra ngoài để tìm món quà cho một người bạn cũ lâu năm không gặp. Cô về văn phòng trễ mất 5 phút.
“Mọi người hỏi tôi vì sao về trễ. Cảm thấy ngại nên cuối giờ, tôi đành phải ở lại muộn và xử lý thêm một số việc. Nhưng tôi biết rằng nếu hôm đó tôi quay trở lại văn phòng muộn vì đưa con đi khám thì chắc không có vấn đề gì, thậm chí còn có thể được nghỉ hẳn cả buổi chiều”, Chaka kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây 10 năm.
Những tình huống tương tự lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt những năm Chaka làm việc cho các tập đoàn lớn ở Mỹ và Mexico, nhiều nơi nằm trong danh sách 100 công ty lớn nhất của Mỹ do tạp chí Fortune xếp hạng dựa trên doanh thu hàng năm, theo BBC.
Theo Chaka, những đồng nghiệp đã lập gia đình và có con thường được ưu tiên khi xin nghỉ phép, trong khi đó, nhân viên độc thân rất khó mở lời nếu muốn có thời gian nghỉ ở nhà để chăm sóc người thân bị ốm.
“Người ta mặc định rằng anh có thể dễ dàng bỏ lại mọi thứ hoặc người ta cho rằng anh chẳng có ai để chăm sóc, quan tâm cả. Nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc sống độc thân đắt đỏ hơn, bạn phải tự làm mọi việc và nếu có chuyện gì không may xảy ra, bạn cũng chẳng có ai để nương tựa tài chính”, Chaka giải thích.
Ngựa thồ chốn văn phòng
Theo kết quả một nghiên cứu gần đây của hãng kiểm toán và tư vấn tài chính PWC, 2/3 trong tổng số 25.000 nữ nhân viên văn phòng ở độ tuổi 28-40 tại Anh cho biết dường như họ có nghĩa vụ phải làm thêm nhiều giờ hơn.
“Tôi đã gặp không biết bao nhiêu nhân viên độc thân phàn nàn rằng trong mắt sếp, họ lúc nào cũng rảnh rỗi và sẵn sàng làm việc vào đêm muộn hoặc cuối tuần. Vì họ làm gì có con cái hay vợ chồng để mà bận tâm”, Eric Klinenberg, một giáo sư xã hội học giảng dạy tại trường đại học New York, cho biết. Sau khi phỏng vấn hàng trăm người ở khắp châu Âu và Mỹ để lấy tư liệu viết sách về xu hướng sống độc thân, giáo sư Klinenberg phát hiện ra rằng “có một quan điểm phổ biến cho rằng người độc thân là những con ngựa thồ ở chốn văn phòng”.
“Một số trường hợp phụ nữ độc thân tôi gặp nói rằng họ không được tăng lương vì sếp tin rằng họ không có nhiều việc cần đến tiền như những đồng nghiệp có con nhỏ”.
Xu hướng sống độc thân
Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook, là tác giả cuốn sách “Lean In” cổ vũ phụ nữ tự tin thể hiện khả năng trong công việc. Ảnh: BBC.
Video đang HOT
Theo một khảo sát do trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện năm 2014, ước tính cứ một trong 4 người Mỹ trưởng thành không kết hôn cho đến tận năm 50 tuổi. Trong khi đó, theo thống kê của Eurostat, mô hình phổ biến ở châu Âu vào năm 2016 là hộ gia đình chỉ có một người.
“Vấn đề ở đây không phải là anh làm gì trong thời gian nghỉ phép, anh có thể đi nghỉ, mua sắm, hẹn hò hoặc đưa con cái đi chơi. Miễn sao anh tự sắp xếp để làm việc đủ 40 tiếng một tuần”, David Carter, chuyên gia tư vấn doanh nghiệp ở Anh, nhận xét.
Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook, đồng tình với quan điểm trên. Trong cuốn sách nổi tiếng “Lean In” (Tạm dich: Dấn thân), Sandberg kể về một nữ nhân viên độc thân dưới quyền bà đã lý luận rằng tan sở đúng giờ để tối đi tiệc tùng cũng chính đáng như về đúng giờ để đưa con đi đá bóng. Bởi vì, cô ấy cần mở rộng mối quan hệ xã hội, có thêm cơ hội gặp được đúng người để tiến tới hôn nhân.
“Hãy đảm bảo các nhân viên độc thân hiểu rằng họ cũng quyền sống cuộc sống của họ”, Sandberg đưa ra lời khuyên.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng nói bao giờ cũng dễ hơn làm.
“Nếu anh chưa làm cha mẹ, anh chưa thực sự hiểu việc có con cái thay đổi cuộc sống và những ưu tiên của anh như thế nào”, Jonas Almeling, giám đốc đổi mới sáng tạo tại một công ty về xuất nhập khẩu của Thụy Điển, nhận xét.
Là người bố một con, Almeling cho biết anh không thể linh hoạt sắp xếp công việc bằng những người độc thân.
“Rõ ràng làm sao có thể so sánh giữa một người nói rằng ‘Ồ xin lỗi nhé, tôi đi chèo thuyền kayak đây!’ với một người phải lao đi đón con ở nhà trẻ”, anh nói.
Đã 10 năm sau lần đi ăn trưa về văn phòng trễ, Janice Chaka giờ là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, nhớ lại cảm giác tội lỗi trước kia khi mỗi lần cô xin nghỉ phép trùng đúng vào dịp một đồng nghiệp nữ cũng muốn xin nghỉ để đi du lịch với gia đình. Cô thừa nhận từng bịa ra những lý do “to tát” để tan sở đúng giờ vì không muốn bị đồng nghiệp soi xét là kẻ thờ ơ và ích kỷ.
“Cho dù có hay không có con, bạn cũng không nên cảm thấy có lỗi chỉ vì muốn cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, cô nói.
An Hồng
Theo VNE
Học được gì ở quốc gia làm ít, chơi nhiều nhất thế giới?
Ít khi trò chuyện, tán gẫu ngoài công việc, thẳng thắn và súc tích trong giao tiếp với đồng nghiệp, văn hóa công sở của người Đức dường như có rất nhiều điều để học hỏi.
Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này
Đức là quốc gia làm việc ít nhất thế giới, theo số liệu năm 2015 của tổ chức OECD. Điều đặc biệt là, người Đức đồng thời rất nổi tiếng với năng suất làm việc hiệu quả và chất lượng. Chúng ta có thể học hỏi được gì từ văn hoá công sở và phong cách sống của người Đức? Loạt bài này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên.
Theo số liệu năm 2015 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức hiện đang là quốc gia làm việc ít nhất thế giới. Người Đức trung bình chỉ làm việc 1.371 tiếng/năm, tương đương khoảng 26 tiếng/tuần. Nếu mỗi tuần làm việc 5 ngày, trung bình người Đức chỉ làm khoảng hơn 5 tiếng/ngày.
Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này. Theo Huffington Post, Đức là cường quốc công nghiệp của châu Âu và cũng là một nhà sản xuất hàng đầu, xuất khẩu hàng hóa cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Không phải tự nhiên mà sự siêu việt của các kĩ sư người Đức làm việc cho hãng xe hơi Volkswagen trở nên nổi tiếng toàn thế giới.
Là động cơ thúc đẩy kinh tế của EU, Đức đã một tay cứu khu vực đồng euro khỏi sự sụp đổ vào năm 2012, theo Huffington Post. Nhưng cùng lúc, công nhân Đức lại được hưởng những điều luật bảo vệ người lao động chưa từng có và giờ làm việc ngắn hơn so với hầu hết các nước khác. Vậy, làm thế nào mà quốc gia làm việc ít nhất thế giới này lại có thể duy trì năng suất cao như vậy?
Phương thức làm việc của người Đức là nghiêm túc và chuyên nghiệp
Phương thức làm việc của người Đức là nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm chính trong văn hóa công sở tại Đức, những điều không chỉ người dân Việt Nam mà nhiều quốc gia khác đều có thể học hỏi để làm việc hiệu quả hơn.
Tập trung tuyệt đối
Trong văn hóa kinh doanh của Đức, khi một nhân viên đang làm việc, họ không nên làm bất cứ điều gì khác ngoài công việc. Facebook, email cá nhân, "tám" chuyện với đồng nghiệp,... thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở.
Trong một bộ phim tài liệu của BBC "Làm cho tôi trở thành người Đức" (Make Me A German), một phụ nữ trẻ người Đức đã kể lại cú sốc văn hóa của cô khi đến Anh quốc trong một lần trao đổi công việc.
"Tôi đang ở trong văn phòng và mọi người luôn kể chuyện riêng tư của họ. Họ nói về kế hoạch tối nay, trong lúc uống cà phê cũng vậy". Cô đã khá ngạc nhiên trước tính cách "kì lạ" này của người Anh.
Facebook, email cá nhân, "tám" chuyện với đồng nghiệp,... thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở
Rõ ràng, tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, những hành vi này không phải là quá nghiêm trọng. Theo American Express, người Mỹ thậm chí còn có xu hướng dành nhiều thời gian để giao lưu nơi công sở hơn, trong khi người châu Âu thì ngược lại và nhanh chóng trở về nhà sau giờ làm việc.
Tác giả Thomas Geoghegan từng viết trên tờ New York Times: "Ở Mỹ, vừa uống cà phê vừa nói chuyện với đồng nghiệp là chuyện bình thường. Do đó, một ngày làm việc ở Mỹ kéo dài hơn, nhưng lại thoải mái hơn. Tuy nhiên, kéo dài hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn. Vì một khối lượng công việc nhất định đều có thể hoàn thành trong cả hai trường hợp trên".
Bầu không khí làm việc của Mỹ được cho là thoải mái và thân thiện hơn, trong khi công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, thời gian làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc.
Công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc
Thẳng thắn và trực tiếp
Văn hóa kinh doanh của Đức cũng ủng hộ sự thẳng thắn và trực tiếp trong giao tiếp. Trong khi người Mỹ có xu hướng coi trọng những cuộc nói chuyện nhỏ bên lề và duy trì một bầu không khí lạc quan, người Đức hiếm khi vòng vo. Người lao động Đức sẽ trực tiếp nói chuyện với quản lý về đánh giá hiệu suất, lao vào một cuộc họp mà không bị lên án là "phá ngang" và sử dụng ngôn ngữ chỉ huy mà không cần tới các cụm từ lịch sự.
Ví dụ, nếu một người Mỹ nói: "Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể làm xong việc này cho tôi và lúc 3 giờ chiều", thì một người Đức sẽ nói: "Tôi cần việc này làm xong lúc 3 giờ chiều".
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, tờ American Express nhận định.
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn
Họp ít hơn
Một người Mỹ làm quản lý ở Đức đã nhận xét những nhân viên Đức là "cá nhân và khép kín". Trong khi người Mỹ có xu hướng họp mặt mỗi khi gặp phải vấn đề, thì người Đức lại ít "họp hành" hơn.
Thông thường người Đức sẽ làm việc từ xa và mất nhiều thời gian đi lại trong ngày, kết quả là, các buổi làm việc cá nhân của họ sẽ buộc phải tập trung hơn mà mang lại kết quả cao hơn.
Tại Mỹ, dường như có quá nhiều cuộc họp được tổ chức tại các công ty. Thế nhưng, người Đức đã học được rằng các cuộc họp và năng suất lao động không đi kèm với nhau.
Văn hóa làm việc của Đức, nhìn chung, rất khác so với Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, chắc chắc có những bài học có thể rút ra từ các "đối tác" Đức. Tách rời công việc và giải trí sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống cân bằng hơn. Đặt điện thoại xuống sau giờ làm việc giúp chúng ta nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi có việc gì đó cần phải làm, hãy tắt Facebook và các thông báo khác, để trí óc được yên tĩnh và tập trung. Trò chuyện trực tiếp có thể giúp tăng năng suất và tăng sự minh bạch giữa các thành viên trong nhóm.
Theo Danviet
Lính Ukraine đóng giả đặc nhiệm SEAL Mỹ dọa quân ly khai Binh sĩ Ukraine mặc trang phục, treo cờ đặc nhiệm Mỹ nhằm răn đe lực lượng ly khai ở miền đông nước này. Binh sĩ Ukraine tại một trung tâm huấn luyện. Ảnh: Daily Signal. Trong một nỗ lực gây chiến tranh tâm lý với lực lượng ly khai ở miền đông, các binh sĩ Ukraine gần đây thường xuyên đóng giả làm...