Những ngư dân đầu tiên nhận tiền bồi thường từ Formosa
Với tinh thần bám biển, các ngư dân khi nhận tiền cho biết sẽ sửa lại tàu, mua lưới cụ để tiếp tục mưu sinh.
Chiều 21/10, ngư dân các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) là những người đầu tiên của 4 tỉnh miền Trung nhận tiền tạm cấp bồi thường của Formosa sau sự cố môi trường biển.
Ngư dân Nguyễn Thuyến đến sớm để làm thủ tục nhận tiền chi trả từ Formosa. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo UBND xã Lộc Điền, toà xã có chủ tàu và 14 lao động trên tàu nhận chi trả tạm cấp, tổng cộng 575 triệu đồng. Trong đó, người nhiều nhất nhận 61 triệu đồng, ít nhất 23 triệu đồng
Chủ tàu Nguyễn Thuyến, 60 tuổi, cho biết nhận tổng tiền hỗ trợ 91 triệu đồng song đợt này mới tạm ứng 50%. Ông sẽ dùng tiền để trả nợ, phần còn lại mua ngư lưới cụ, sửa sang tàu để tiếp tục ra khơi.
Ngư dân đến nhận tiền, chỉ việc mang theo giấy chứng minh và giấy thông báo nhận tiền. Ảnh: Võ Thạnh.
Vừa nhận hơn 45 triệu đồng dành cho đối tượng lao động trên tàu, vợ chồng anh Nguyễn Chái (37 tuổi) cho biết sẽ mua ngư lưới cụ, số còn lại gửi ngân hàng để làm vốn sau này chuyển đổi nghề khác nếu môi trường biển vẫn gặp sự cố.
Video đang HOT
Trong số 19 ngư dân xã Lộc Điền nhận tiền chi trả bồi thường từ Formosa, ngư dân Trần Kính (34 tuổi, thôn Trung Chánh) nói sẽ “sửa lại tàu, tiếp tục ra khơi bám biển. Nhận số tiền lớn không làm gì, để rứa ăn cũng hết”, anh nói.
Chị Ngô Thị Bé nhận tiền bồi thường. Ảnh: Võ Thạnh.
Việc tổ chức chi trả tiền cho ngư dân tại xã Lộc Điền tiến hành nhanh gọn. Ngư dân chỉ cần mang theo giấy thông báo nhận tiền chi trả bồi thường, giấy chứng minh nhân dân nộp cho cán bộ xã, sau đó chờ gọi theo thứ tự. Nhiều ngư dân không biết chữ nên điểm chỉ tay. Chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ, các ngư dân đã nhận xong tiền.
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chủ tịch xã Lộc Điền cho biết, để thuận tiện cho người dân, xã đã họp trước đề xuất phương án trả tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản qua ngân hàng nhưng người dân chọn phương án trả trực tiếp.
Cùng ngày, ngư dân xã Vinh Hưng, Vinh Giang (Phú Lộc) cũng nhận tiền tạm cấp chi trả của Formosa. Xã Vinh Giang có 3 chủ tàu, 6 lao động nhận khoảng 200 triệu đồng, xã Vinh Hưng nhận 114 triệu đồng.
Dự kiến vào 25/10, tỉnh Thừa Thiên- Huế tiếp tục chi trả tiền bồi thường từ kinh phí tạm cấp 400 tỷ đồng của Chính phủ. Tỉnh chi trả trước cho người dân 50% số tiền được bồi thường thiệt hại. Theo đó, các huyện Phong Điền được cấp hơn 48,1 tỷ đồng, Quảng Điền 27,9 tỷ đồng, Phú Vang 137,1 tỷ đồng, Phú Lộc 147,2 tỷ đồng và thị xã Hương Trà 39,5 tỷ đồng.
Võ Thạnh
Theo VNE
Thừa Thiên Huế trả bồi thường từ Formosa cho ngư dân
Hôm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được chi trả tiền tạm cấp bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cách đây nửa năm khiến cá biển chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền và thị trấn Lăng Cô là 4 địa phương đầu tiên của huyện Phú Lộc cũng như của tỉnh nhận tiền tạm cấp bồi thường sự cố môi trường biển. Các địa phương khác sẽ nhận trong các ngày tiếp theo.
Theo ông Phương, với nguồn kinh phí tạm cấp 400 tỷ đồng, tỉnh sẽ tập trung chi trả cho người dân trên số liệu điêu tra, kê khai, thông kê tông hơp 7 nhom thiêt hai do sư cô môi trương biên đã được phê duyệt.
Hôm nay ngư dân Huế được nhận tiền bồi thường tạm cấp từ nguồn đền bù của Formosa. Ảnh: Võ Thạnh.
Hiện nay, tiền tạm cấp bồi thường đã đưa về cho các huyện, thị xã có ngư dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Để đảm bảo trả đúng đối tượng và an toàn, ông Phương đề nghị các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh thành lập các Tổ chi trả. Tổ chi trả có 3 nhóm, gồm 2 nhóm thực hiện chi trả và một nhóm giải quyết vướng mắc của người dân. Các địa phương cũng có thể mời ngân hàng tham gia tại các buổi chi trả để người dân có thể gửi tiền khi chưa sử dụng.
Lực lượng công an được điều động bảo vệ tại các địa điểm chi trả tiền tạm cấp bồi thường cho ngư dân.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Sự cố môi trường gây ra những hậu quả nào
- Trên 100 tấn hải sản tự nhiên (chủ yếu là hải sản sống ở tầng đáy) bị chết trôi dạt vào bờ, hải sản bị chết chìm xuống đáy biển còn khá lớn.
- 17.682 tàu thuyền khai thác hải sản với 40.966 người trực tiếp, 176.285 người phụ thuộc bị ảnh hưởng do sự cố môi trường gây ra. Sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng bị thiệt hại ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng.
- Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000 m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị chết.
- Tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố, tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến 50% só với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt tại Hà Tĩnh, công suất sử dụng phòng sau thời điểm sự cố xảy ra chỉ từ 10 đến 20%.
- Thiệt hại về môi trường sẽ được công bố vào đầu tháng 8/2016. Sơ bộ, diện tích các rạn san hô bị tác động trực tiếp khoảng 450 ha, tại một số điểm khảo sát ban đầu đã được ghi nhận trung bình 40% đến 60% rạn san hô bị phá huỷ.
- Ngoài ra còn có các hậu quả về xã hội, an ninh chính trị.
Võ Thạnh
Theo VNE
Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng Chủ tàu cá công suất từ 800 CV trở lên không thể ra khơi sau sự cố môi trường biển Formosa sẽ nhận tiền bồi thường hơn 37 triệu đồng/tháng và ngư dân nhận gần 9 triệu đồng. Ảnh minh họa Ngày 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh...