Những ngọn núi thách thức phượt thủ Việt
Không là phượt thủ để chinh phục những ngọn núi vắng dấu chân người, song Fansipan, Langbiang… cũng khiến chuyến du lịch của bạn thêm lý thú.
Không chỉ cao nhất Việt Nam, Fansipan còn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Độ cao, những thử thách trên đường khiến ngọn núi này trở thành điểm đến yêu thích của phượt thủ và du khách. Hành trình chinh phục này kéo dài khoảng 2 ngày, gồm lên và xuống núi, ngủ qua đêm. Lưu ý: không bao giờ rời nhóm và luôn có người hướng dẫn đi kèm. Ảnh: Sapaponoramahotel.
Đỉnh thiêng Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có hai cách chinh phục ngọn núi này là hoàn toàn bằng đường bộ, hoặc đi cáp treo. Phương án nào cũng mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, như uống nước trong khe núi, lao vào màn sương, bò trên dốc đá… Ảnh: Flick.
Langbiang, cao nguyên tuyệt đẹp của Lâm Đồng mời gợi du khách với không khí mát lạnh, sương mù lãng đãng, hay vị ngon của xiên nướng nóng hổi. Trái ngược với vẻ nhộn nhịp, tất bật của đỉnh thấp, đỉnh thứ hai (cao nhất) của Langbiang còn hoang sơ với bụi cây thấp, cũng như không có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Ảnh: Pinoymountaineer.com.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất (986 m) Nam Bộ. Núi thuộc thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ngoài là một trong những điểm hành hương nổi tiếng nhất miền Nam, ngọn núi này cũng là điểm đến yêu thích của người thích leo núi. Điểm nổi bật của hành trình chinh phục núi Bà Đen là những màn đu cây, len lỏi trong rừng, hay rạp người trên các vách đá… Ảnh: Panoramio.
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ, tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Không được xếp vào top những ngọn núi cheo leo, nguy hiểm, nhưng đường lên núi gần như không có. Các nhóm trekking phải phát cây, vượt cỏ mà đi. Đôi lúc, nếu không cẩn thận, bạn sẽ loanh quanh mãi một chỗ. Bù lại, đỉnh núi Chứa Chan hiện ra đẹp như miền cổ tích. Trong ảnh là thuyền Bát Nhã trên núi Chứa Chan. Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn.
Video đang HOT
Núi Bà Rá cao thứ 3 ở Nam Bộ, thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Người S’Tiêng gọi ngọn núi này là Bơnom Brah, nghĩa là Ngọn núi Thần. Tuy không cao như các ngọn núi khác, độ dốc cầu thang khá cao, dễ mất sức nên thời gian chinh phục cũng dài hơn. Ảnh: Thăng Cò.
Theo Zing
Những điểm thăm quan lý tưởng cho hành trình Sa Pa
Vùng đất nơi đây được biết đến với nhiều phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của thiên nhiên.
Sa Pa là một thị trấn vùng cao của tỉnh Lào Cai, Việt Nam, nổi tiếng là khu nghỉ mát từ thời Pháp thuộc cho đến ngày nay.
1. Thăm quan bản Cát Cát
Bản Cát Cát hay còn gọi là thôn Cát Cát là một làng dân tộc H'Mông nằm cách thị trấn Sa Pa 2 km. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Sa Pa.
Thác tình yêu.
Nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc H'Mông qua những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn độc đáo. Chế tác các trang sức bằng bạc và bằng đồng. Bạn có thể thấy được nét kiến trúc nhà cửa của người H'Mông ở bản Cát Cát nổi bật nhất là nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà là kèo ba cột ngang. Cột nhà đều được kê lên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách nhà được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào. Cửa chính ở giữa luôn được đóng kín, chỉ mở khi nhà có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Không gian thờ được đặt chính giữ gian nhà, sàn gác, lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
2. Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng nằm ngay tại trung tâm thị trấn Sa Pa, có bán vé tham quan. Băng qua hàng trăm bậc đá, bạn sẽ đến được với Hàm Rồng.
Phong cảnh nhìn từ núi Hàm Rồng.
Đây là thế giới của các loài hoa với nhiều loại hoa đủ các màu sắc khác nhau. Khi leo lên đến đỉnh núi Hàm Rồng, bạn sẽ nhìn được toàn cảnh thị trấn Sa Pa. Vào những ngày sương mùa đứng trên đây bạn sẽ được ngắm Sa Pa chìm trong biển mây.
3. Chinh phục Fansipan
Đứng trên Nóc Nhà Đông Dương nhìn ra bốn phương tám hương là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Đây có lẽ là địa điểm được nhiều người yêu thích nhất khi đến Sapa. Cảm giác được đứng trên độ cao 3.143 m hít thở không khí trong lành nhất, nhưng cơn giá lạnh buốt vào tận da thịt, cùng bạn bè chụp những bức ảnh để đời,... chắc hẳn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị không phải ai cũng có.
Du khách nước ngoài chinh phục đỉnh Fansipan.
Nhưng ngày nay, việc được đứng trên đỉnh núi Fansipan kì vĩ không còn quá xa vời với các bạn nữa, khi quãng đường chinh phục Fansipan đã dễ dàng hơn. Hệ thống cáp treo đã được khởi công xây dựng và sẽ nhanh chóng hoàn thành.
4. Nhà thờ đá cổ
Nhà thờ được biết đến với nhiều cái tên như nhà thờ đá cổ Sa Pa, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nhà thờ đá.
Nhà thờ đá Sa Pa.
Nằm giữa trung tâm thị trấn, nhà thờ được xây dựng từ đá đẽo theo lối kiến trúc Gothic của La Mã. Nhà thờ được các du khách yêu mến bởi khung cảnh xung quanh mang những nét đặc trưng của châu Âu. Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ là nơi không thể bỏ qua trong chuyên du lịch Sa Pa của bạn.
5. Bản Tả Phìn, bản Tả Van, bản Lao Chải
Những bản làng của các dân tộc thiểu số là một phần không thể thiếu trong chuyến thăm quan của bạn. Bạn có thể lựa chọn ngủ lại nhà dân để được sống như một người dân bản địa. Những văn hóa truyền thống, những đặc trưng bản sắc dân tộc sẽ mang đến cho các du khách những trải nghiệm thú vị.
Một ngôi nhà của người dân tộc.
Ngoài ra bạn có thể mua những món trang sức hay những món hàng dệt thổ cẩm của địa phương. Thử nghiệm dịch vụ độc đáo tắm lá thuốc - một nét độc đáo trong văn hóa của người dân tộc Dao Đỏ.
6. Thác Bạc, thác Cát Cát, thác Tình yêu, suối vàng
Những con thác nổi tiếng gắn liền với nhiều truyền thuyết, những câu chuyện ly kì được người dân địa phương kể lại sẽ là những kiến thức bổ ích cho các du khách.
Dòng nước trắng xóa và hùng vĩ.
Đây là những con thác kỳ vĩ, xung quanh có nhiều quang cảnh đẹp. Những con thác chảy từ trên cao chảy xuống tạo nên những âm thanh ấn tượng.
Theo Zing
Pu Ta Leng Đỉnh cao thách thức dân phượt dịp Tết Dương Với chiều cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3.143m), Pu Ta Leng ở Lai Châu còn được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương". Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng theo tiếng H'Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ "Pú" nghĩa là núi. Để chinh...