Những ngọn núi lửa kỳ vĩ nhất thế giới, Việt Nam cũng góp tên một nơi
Với vẻ đẹp hùng vĩ cùng những đợt phun trào mãnh liệt, núi lửa là đại diện cho sức mạnh của tự nhiên.
Ngoài những núi lửa ở đất nước vạn đảo Indonesia, Chư Đăng Ya ở Việt Nam và Diamond Head ở Hawaii, Mỹ cũng là những điểm đến đáng để đến tham quan.
Vesuvius, Italia
Vesuvius tọa lạc ở vịnh Naples, Italia và là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền từng phun trào trong hàng trăm năm qua.
Vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Vesuvius nhìn từ trên cao (Ảnh: Vesuvius National Park)
Núi lửa Vesuvius là một phần của công viên quốc gia Vesuvius, có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hóa địa phương. Hiện nay, danh thắng này rất nổi tiếng với khách du lịch. Các bãi đỗ xe và lối đi bộ được xây dựng xung quanh hình nón lên miệng núi lửa.
Rinjani, Indonesia
Ngọn núi này nằm trên đảo Lombok và chiếm ưu thế lớn trong cảnh quan của đảo, trên đỉnh núi có một hõm chảo được lấp đầy bởi một hồ miệng núi lửa có tên là Segara Anak.
(Ảnh: Internet)
Với sự hùng vĩ và khung cảnh ngoạn mục, ngọn núi trở thành mục tiêu chinh phục của rất nhiều du khách. Đây cũng là địa điểm hấp dẫn dành cho người leo núi và mạo hiểm.
Grabrokarfell, Iceland
Video đang HOT
Grabrokarfell tại Iceland mang đến một khoảnh khắc tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao xuống. Cảnh quan xung quanh đẹp như một bức tranh hài hòa về màu sắc, miệng núi lửa phủ đầy cỏ kết hợp lớp đất đen sườn núi tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.
(Ảnh: Luca Micheli)
Ijen, Indonesia
Là một trong số 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động ở Indonesia, Với vẻ ngoài rộng lớn và kỳ vĩ, miệng núi lửa Ijen được ghi nhận có bán kính 361m, diện tích bề mặt là 410m2, sâu 200m và có thể tích 3,600m3.
(Ảnh: The World Travel Guy)
Đặc biệt, hồ nước lưu huỳnh màu ngọc lam ở miệng núi lửa này có tính axit cao nhất thế giới, nơi này lại thay đổi cảnh sắc hoàn toàn, không còn đẹp như tiên cảnh mà mang vẻ ma mị nức lòng du khách.
Diamond Head
Nằm ở rìa phía Đông của bờ biển Waikiki, Diamond Head là một miệng núi lửa nổi tiếng là địa điểm dễ dàng nhận biết nhất khi đến Hawaii.
Núi lửa được bao phủ bởi màu xanh đầy sức sống. (Ảnh: Lewis Liu)
Núi có hình dạng chiếc đĩa với độ cao 232m, được hình thành cách đây 300.000 năm. Con đường mòn chạy qua khu vực này thu hút rất nhiều người đi bộ đường dài vì tầm nhìn tuyệt đẹp ra khung cảnh ven biển.
Chư Đăng Ya, Gia Lai
Núi lửa Chư Đăng Ya là một trong 10 ngọn núi đẹp nhất thế giới. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan độc đáo của các thửa ruộng bậc thang nhiều kích thước và hình thù đa dạng chắp vá thành “chiếc chăn lớn” bao phủ toàn khu vực.
Núi lửa Chư Đăng Ya (Ảnh: Internet)
Núi lửa này đã ngừng hoạt động hàng triệu năm nhưng nham thạch để lại vùng đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp cho người dân địa phương trồng trọt nhiều loại cây như ngô, khoai, bí đỏ,…
Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều 'kho báu' quý
Ở Việt Nam, chỉ có tỉnh này được đặt tên theo một trong 54 dân tộc đang sinh sống ở nước ta.
Tỉnh này có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực Tây Nguyên.
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng này. Xét trên quy mô toàn quốc, Gia Lai có diện tích lớn thứ hai, chỉ sau Nghệ An, đứng thứ 18 về dân số (số liệu tính đến năm 2023).
Biển Hồ T'Nưng Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Gia Lai xuất phát từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngày nay, người Ê đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia vẫn dùng cách gọi này để gọi Gia Lai.
Ngày 12/8/1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ của Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Nơi đây có đến 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu tính đến tháng 4/2019). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 53,77%. Người Kinh ở Gia Lai chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku.
Núi lửa Chư Đăng Ya ở Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN
Sân bay Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Pleiku cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào năm 1905, trong một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương với cách viết Plei-Kou-Der. Có nguồn tin cho rằng "Plei" là biến thể của "Plơi", mang nghĩa là "làng". "Kou" hay "Kơdưr" mang nghĩa là "hướng Bắc" và "trên cao". Những đặc điểm đó đều phù hợp với vị trí địa lý của Pleiku bởi thành phố này nằm ở phía Bắc nơi người Gia Rai sinh sống trước đây, có địa hình cao hơn các khu vực khác.
Hàng thông trăm tuổi. Ảnh: Bùi Văn Hải
Cỏ hồng Gia Lai vào mùa. Ảnh: TNR
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày hơn 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh này gần như nằm hoàn toàn ở phía đông dãy Trường Sơn, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Điều kiện thời tiết của Gia Lai giúp tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, kết hợp với nông lâm nghiệp.
Thác K50. Ảnh: Anh Chiêm
Khung cảnh quanh thác K50 tạo ra nhiều góc ảnh đẹp. Ảnh: Anh Chiêm
Đặc biệt, Gia Lai có đến 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản dồi dào là tiềm năng cực lớn của Gia Lai, có thể kể đến như vàng, bô xít, đá quý...
Đến với ngọn núi lửa ở Tây Nguyên từng được tờ báo Anh ca ngợi là "một trong 10 ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới" Báo Anh từng ca ngợi Chư Đăng Ya là "một trong 10 ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới". Quả thật là vậy, ngọn núi sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ cùng các nét văn hoá đặc sắc của người dân bản địa. Mỗi khi nhắc tới du lịch Gia Lai, du khách thường nhớ ngay đến những địa...