Những ngôi sao tủi hổ rời Olympic
Say xỉn, phân biệt chủng tộc hay dương tính với chất cấm là nguyên nhân khiến các VĐV này buộc phải tạm biệt London ngoài ý muốn.
Ghfran Almouhamad, nữ VĐV chạy vượt rào của Syria bị Ủy ban Olympic quốc tế IOC “gửi trả” về nước do mẫu thử nước tiểu của cô dương tính với chất cấm methylhexaneamine. Trước khi rời Olympic, VĐV 23 tuổi này đã thi đấu ở cự ly 400m vượt rào và cán đích ở vị trí thứ 8 và không thể lọt vào vòng trong.
Đội đua xe đạp lòng chảo của Bỉ thi đấu không thành công nhưng tay đua 20 tuổi, Gijs Van Hoecke, vẫn tiệc tùng đến say xỉn “không biết trời đất là gì” tại London. Ngay sau khi những bức ảnh chàng trai trẻ say khướt, quần áo lôi thôi xuất hiện trên báo, Ủy ban Olympic Bỉ trục xuất ngay anh về nước.
Olympic kết thúc sớm với Nick Delpopolo, VĐV judo người Mỹ tranh tài ở hạng cân 73 kg, sau khi anh bị phát hiện dương tính với cần sa. Dù Nick một mực khẳng định có thể anh vô tình ăn phải một thứ gì đó kẹp lẫn chất cấm nhưng anh vẫn phải về nước, không được tiếp tục thi đấu.
Victoria Baranova, nữ cuarơ xe đạp lòng chảo cũng phải về nước sớm vì dương tính với chất cấm. Từng giành HC đồng giải vô địch châu Âu, Victoria là một trong ba nữ VĐV trong đội đua xe đạp lòng chảo Nga tham dự ở nội dung đua Keirin.
Video đang HOT
VĐV đua thuyền của Australia, Josh Booth (ở giữa) bị Ủy ban Olympic Australia trừng phạt “đuổi” về nước sau khi đập vỡ hai cửa sổ tại Egham Surrey, London, sau một buổi đi chơi tối và say xỉn. Josh cứ ngỡ mình anh ở nhà nhưng sau đó anh bị cảnh sát bắt và đưa về đồn.
Đang háo hức được dự Olympic thì Paraskevi Papahristou tự hại mình với một bình luận vu vơ trên mạng xã hội nhưng lại có ý xúc phạm, phân biệt với những người gốc Phi nhập cư vào Hy Lạp, quê hương cô. Vì lý do này mà nữ VĐV nhảy ba bước xinh đẹp không được tới London.
Michel Morganella (áo trắng), cầu thủ đội Olympic Thụy Sỹ, bị Ủy ban Olympic nước nhà trục xuất về nước sau khi anh viết Twitter, gọi các cầu thủ Hàn Quốc là “những kẻ thiểu năng trí tuệ”. Hành động bộc phát của Michel diễn ra sau khi Olympic Thụy Sỹ bị thua đội bóng trẻ xứ sở kim chi 1-2 ở vòng bảng.
Một ngày sau khi Olympic hạ màn, bi kịch xảy đến với nhà vô địch đẩy tạ nữ, Nadezhda Ostapchuk, sau khi VĐV người Belarus bị tước HC vàng do phản ứng dương tính với chất cấm.
IOC xóa hết các thông tin liên quan tới Diego Palomeque, VĐV người Colombia, thi đấu ở cự ly 400m sau khi anh này bị phát hiện dương tính với chất cấm. Nhà vô địch 200m khu vực Nam Mỹ 2011 cung cấp mẫu thử nước tiểu đúng vào lúc đặt chân tới sân bay Heathrow, chuẩn bị dự Olympic.
Luiza Galiulina, VĐV thể dục dụng cụ của Uzbekistan cũng bị cấm thi đấu tại Olympic vì dương tính với chất cấm trong một cuộc kiểm tra trước Thế vận hội.
VĐV điền kinh quốc tịch Pháp, Hassan Hirt (trái), buộc phải rời Olympic đầu tiên trong sự nghiệp sớm ngoài ý muốn vì dính tới chất cấm. Hassan về thứ 11 trong cuộc đua 5.000m nhưng mọi thông tin liên quan tới anh đều bị xóa hết.
Fanny Lecluyse, nữ kình ngư 20 tuổi người Bỉ bị Ủy ban Olympic của nước này “đuổi” về sớm với lý do có hành vi không đúng mực. Theo một số nguồn tin, Fanny có lần đi chơi khuya tới 3h30 sáng mới trở về làng Olympic.
Kim Collins, VĐV của hòn đảo nhỏ bé St Kitts & Nevis, bị các quan chức thể thao của nước mình rút tên khỏi cự ly chạy 100m sau khi anh qua đêm với vợ tại một khách sạn để phản đối việc ở trong làng Olympic. VĐV cầm cờ cho St Kitts & Nevis này sau đó tuyên bố không bao giờ thi đấu cho nước mình nữa.
Liên đoàn đua thuyền Hàn Quốc phải đưa ra lời xin lỗi công khai sau khi Lee Jae-cheol, HLV đội đua thuyền nước này lái xe trong tình trạng say rượu trong một bữa tiệc trước khi Thế vận hội diễn ra. Lee bị phạt 340 bảng, đồng thời bị cấm lái xe tại Anh 18 tháng.
Hysen Pulaku, VĐV cử tạ của Albani, trở thành VĐV đầu tiên của Olympic không được thi đấu do liên quan tới việc sử dụng chất cấm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tủi hổ làm vợ bé của đại gia
Chỉ vì thiếu thốn, nghèo khổ mà em sẵn sàng làm nô lệ tình dục cho đại gia.
Cha mẹ em làm nông, chắt chiu hết sức cũng chỉ có thể gửi cho em mỗi tháng 1,5 - 2 triệu đồng. Cách đây 2 năm, khoản tiền này tuy không nhiều nhưng cũng tạm để em trang trải tiền nhà trọ, tiền điện nước, chi tiêu hàng ngày. Để có thêm tiền chi tiêu cho việc học Anh văn, thỉnh thoảng đi cà phê, hay mua bộ quần áo mới, em phải đi bán hàng bán thời gian...
Thế nhưng, thời gian gần đây, mọi chi phí đều tăng khiến tất cả sinh viên bọn em đều chóng mặt. Em và cô bạn cùng phòng đã lên kế hoạch tiết giảm rất nhiều khoản chi tiêu hàng ngày, trong đó nói không với rất nhiều thứ, vậy mà chật vật vẫn hoàn chật vật!
Em biết có nhiều nữ sinh viên cũng đang cặp các đại gia để được bao bọc, nhàn thân. Trước đây, em cực lực phản đối chuyện này và cho rằng phải làm "cây tầm gửi" là điều nhục nhã. Vậy mà rơi vào tình cảnh khó khăn về kinh tế này, em lại thay đổi quan niệm sống, cho phép mình buông thả để tìm sự an nhàn, sung sướng.
Nhân vật khiến em gật đầu làm phận bé là một người đàn ông lớn tuổi hay đến quán cà phê nơi em làm thêm. Ông ta đi xe hơi bóng lộn và thường kêu cà phê đen không đường. Mỗi lần đến quán, ông ấy ngồi rít thuốc lá rất lâu và hay xoa trán với vẻ mệt mỏi. Khi em mang cà phê đến thì ông ấy nhìn em với một ánh mắt hơi lạ. Thỉnh thoảng ông hỏi thăm em một cách vu vơ. Lúc đầu em cũng phớt lờ ánh mắt đó và chẳng buồn quan tâm đến ông ta. Thế nhưng, chẳng biết bằng cách nào ông ấy có được số điện thoại của em và nhắn tin thăm hỏi, rủ em đi ăn.
Không tỏ ra quá săn đón nhưng ông ấy gieo vào lòng em một ý nghĩ "có thể bám làm phao cứu sinh" lúc này. Vì muốn giải thoát bế tắc về tài chính nên em đồng ý. Chẳng có hợp đồng nào ràng buộc nhưng em hiểu chỉ cần mình làm cho ông ta vui vẻ là " muốn gì được nấy".
Cuộc sống vật chất của em từ đó luôn đầy đủ nhưng có điều em vẫn cảm thấy tủi hổ vì "danh phận" là vợ bé của đại gia. Trước đây tuy nghèo khó nhưng đi đâu em cũng ngẩng cao đầu. Em phải làm gì để tìm lại được chính mình?
Thanh Hoa (Bình Thuận)
Thanh Hoa thân mến!
Như em giãi bày, thời khủng hoảng kinh tế kèm theo cơn bão giá phong tỏa, sinh viên xa nhà là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đúng là chưa bao giờ sinh viên lại phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền như bây giờ.
Thật tiếc là lúc đầu em đã cố chống chọi với cơn bão giá để tồn tại nhưng mới đi được một đoạn đường ngắn thì đã bị tâm bão xô đẩy dẫn đến dao động, bi quan. Em đã chọn đường thoát thân khỏi tâm chấn thời bão giá bằng việc tìm một chỗ dựa về tài chính. Chỗ dựa ấy lúc đầu êm ái nhưng dần dần nó sẽ bộc lộ cạm bẫy gây bao vết thương làm nhức nhối lương tâm, lòng tự trọng của người phụ nữ. Là trí thức, hơn ai hết em hiểu rõ điều đó khi dấn thân làm phận lẽ, "bồ nhí" của "đại gia".
Theo chị, để thoát khỏi tình trạng "nô lệ tình dục" này thì em phải tự trả lời được câu hỏi: " Mình có muốn sống tự lập? Mình có đủ nghị lực, quyết tâm rời cám dỗ về vật chất và những đồng tiền không sạch sẽ này không?". Khi trả lời được những câu hỏi này thì em đã tìm được hướng đi tốt nhất cho mình. Chị chỉ nói nhỏ với em rằng đối với người phụ nữ, lòng tự trọng, phẩm giá là đáng quý nhất. Đừng bao giờ bán rẻ nó.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lấy chồng chỉ để sinh con?! Phụ nữ bước chân về nhà chồng hơn hai tháng trở đi đã bắt đầu ngán ngẩm trước câu hỏi của những người xung quanh: "Có em bé chưa?" hoặc "có gì chưa?". Chẳng lẽ lấy chồng chỉ để sinh con? Và sau khi cưới chồng buộc phải sinh con ngay? "Bao giờ có em bé?" Chị Hiền ở Cầu Giấy kể: Mới...