Những ngôi sao biển
Hằng ngày, hằng giờ, trên vùng biển và các đảo, nhà giàn VN luôn có những chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Họ được ví như những “ngôi sao biển”, kề vai cùng các quân binh chủng giữ vững chủ quyền Tổ quốc.
Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân trong nghi thức chào cờ – Ảnh: M.T.H
Thanh Niên khắc họa vài nét về một số tập thể – cá nhân đại diện cho hàng vạn “ngôi sao biển”, dự Đại hội thi đua Quyết thắng Quân chủng Hải quân (giai đoạn 2009 – 2014) vừa được tổ chức ngày 20 – 21.12 tại TP.Hải Phòng.
Chất thép 161
Không “đao to búa lớn”, chất thép của Lữ đoàn 161, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, chỉ đơn giản là sự đoàn kết, gắn bó và kề vai sát cánh bên nhau mọi lúc mọi nơi. Một câu chuyện cụ thể: Mùng 8 Tết Giáp Ngọ, trung úy Nguyễn Văn Ngân, thuyền trưởng tàu HQ-628, đang chỉ huy tàu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển thì ở đất liền vợ anh là chị Lê Thị Bình trong lúc trở dạ đã bị băng huyết. Do tình hình trên biển đang khẩn trương căng thẳng nên không thể cho tàu rời vị trí chiến đấu, cũng không thể điều phương tiện chở trung úy Ngân về đất liền… Chỉ sau câu gợi ý, các cán bộ chiến sĩ ở đất liền đã xung phong hiến máu cứu chị Bình. Lúc đầu là 10 rồi 20, 30 người lính Lữ đoàn 161 thay nhau túc trực ngày đêm, tiếp máu liên tục. Sau 5 giờ cấp cứu, chị Bình đã qua cơn nguy kịch. Cả đơn vị đã có một đêm không ngủ căng thẳng, lo âu rồi vỡ òa trong niềm vui khi chị Bình được cứu sống…
Video đang HOT
Ở Lữ đoàn 161, chuyện những con tàu thầm lặng đi biển dài ngày là bình thường. Nhiệm vụ của đơn vị không chỉ là giữ yên biển Tổ quốc mà còn đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm của tàu nước ngoài. Đối mặt với các hành vi khiêu khích, uy hiếp, thậm chí lao thẳng vào tàu ta gây hư hỏng nặng, các biên đội tàu Lữ đoàn 161 đã gan dạ, dũng cảm kiên trì triển khai các phương án đấu tranh ngăn cản, xua đuổi, kiên quyết không cho đối phương thực hiện được ý đồ; đồng thời vẫn bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình.
Cá kình biển Đông
“Việc nhỏ có làm tốt, mới mong nghĩ đến việc lớn”, đó là tâm sự của đại úy Trần Trọng Hiển, thuyền trưởng tàu HQ-736, Hải đoàn 128. Với chất giọng miền Trung mạch lạc, vóc dáng nhanh nhẹn và nhất là bản lĩnh của người chỉ huy, thời gian qua đại úy Hiển đã chỉ huy tàu thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trực tại các khu vực khai thác dầu khí, đồng thời trực tiếp tìm kiếm cứu nạn 5 tàu cá và cấp cứu kịp thời 40 ngư dân tại Trường Sa.
Do đặc thù nhiệm vụ, tàu thường xuyên có những chuyến đi biển liên tục, dài ngày nên thuyền trưởng Hiển đặc biệt quan tâm đến việc bảo quản, bảo trì cùng anh em. Nhờ vậy, tàu luôn đảm bảo tốt hệ số kỹ thuật phục vụ sẵn sàng chiến đấu. Vừa qua, tàu HQ-736 hoạt động trên 250 ngày, nhưng không có sự cố kỹ thuật làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình làm nhiệm vụ trên biển, nhiều lần gặp tàu cá của ngư dân gặp nạn do hỏng máy trôi dạt, hết nước ngọt, ốm đau… mặc sóng to gió lớn, thuyền trưởng Hiển vẫn quyết định cho tàu cơ động nhanh chóng tiếp cận tàu cá của ngư dân bị nạn. Điển hình là tháng 6.2012, trên đường làm nhiệm vụ, phát hiện tàu cá QB-92836 đang gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, trong điều kiện sóng lớn, gió to không thể cập mạn 2 tàu, thuyền trưởng Hiển đã cử 3 thủy thủ sức khỏe tốt, dùng phao cá nhân bơi sang tàu cá bị nạn, mang theo lương thực, thực phẩm, sữa, thuốc quân y để chăm sóc ngư dân…
Theo Thanh Niên
Đưa thi thể chiến sĩ nhà giàn hy sinh về đất liền
Sáng nay, 9/10, thi thể thượng úy Dương Văn Bắc đã được đưa vào bờ.
Lúc 7 giờ ngày 9/10, thi thể thượng úy Dương Văn Bắc (40 tuổi, quê Nghệ An), đã được tàu kiểm ngư KN-812 đưa vào bờ, cập cảng Chi đội Kiểm ngư số 2, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thi thể anh Bắc được đưa lên bờ
Hàng trăm cán bộ chiến sĩ hải quân, người thân, vợ con thượng úy Bắc đã có mặt ở cảng từ sớm để đón thi thể thượng úy.
Thượng úy Bắc có vợ là chị Vương Thị Trâm (35 tuổi) và hai con Dương Văn Nguyên Khôi (8 tuổi), Dương Văn Anh Quân (3 tuổi). Chị Trâm hiện đang làm văn thư ở Trường tiểu học Phước Thắng thành phố Vũng Tàu (BR-VT).
Trước đó, thượng úy chuyên nghiệp Dương Văn Bắc, nhân viên Radar, vừa hi sinh trong khi làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống vật cản sàn cập tàu.
Chị Vương Thị Trâm đau đớn khi tàu đưa thi thể chồng về đất liền
Lúc 15 giờ 30 phút ngày 7/10/2014, thượng úy Dương Văn Bắc và chiến sĩ Đào Văn Điệp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hệ thống vật cản dưới sàn cập tàu. Do sóng to, gió lớn, Bắc đã bị rớt xuống biển và bị sóng nhấn chìm. Ngay sau đó, nhà giàn DK1/11 báo động cứu hộ cứu nạn, huy động lực lượng tìm kiếm.
Sau 30 phút, anh Bắc được vớt lên sàn cập tàu, được y sĩ cấp cứu tại chỗ, rồi chuyển lên nhà ở. Trong thời gian này, Bắc hôn mê sâu. Mặc dù đã được đồng đội tận tình cứu chữa, nhưng do ngạt thở lâu dưới nước, nên đến 20 giờ cùng ngày, thượng úy Dương Văn Bắc đã hi sinh.
Thượng úy Bắc quê ở xã Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2/1995. Sau khi học Trung cấp chuyên ngành Radar ở Trường trung cấp Kỹ thuật Hải quân (Cát Lái TP Hồ Chí Minh), anh Bắc được điều về DK1 công tác và có gần 20 năm làm nhiệm vụ ở các nhà giàn khác nhau. Ngày 12/11/2013, Bắc đi nhà giàn DK1/11 làm nhiệm vụ cho đến nay chưa về đất liền thăm vợ con.
Theo Khampha
Nhà giàn DK1 cột mốc chủ quyền giữa biển khơi 7 chiến sĩ đã hy sinh, hàng trăm chiến sĩ khác vẫn vững vàng bám trụ suốt 25 năm qua trên nhà giàn với mục đích cao cả là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 4/7, trong lúc các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) chuẩn bị cho buổi lễ kỷ...