Những ngôi nhà của người Palestin ở Bờ Tây bị san phẳng: “Sự phá hủy giống như cái chết”
Gia đình Nawaja đã dành dụm trong suốt 15 năm để xây nhà. Giờ đây, ngôi nhà của anh đã bị san phẳng, cùng với hơn 2000 ngôi nhà khác kể từ cuộc tấn công của Israel ngày 7/10 năm 2023, do sự mở rộng các khu định cư bất hợp pháp của Israel.
Khi lực lượng an ninh Israel bất ngờ đến với xe ủi đất và đội phá dỡ để phá dỡ ngôi nhà của Mahmoud Mahmud Jibril Nawaja, họ đã đến mà không đưa ra lời giải thích nào. “Mảnh đất này không thuộc về anh” – viên cảnh sát phụ trách nói với anh khi đưa cho Nawaja lệnh phá dỡ.
Họ cáo buộc anh xây dựng trên đất mà không có giấy phép, mặc dù gia đình anh đã sở hữu lô đất này qua nhiều thế hệ. Nawaja đã nộp đơn xin giấy phép, cung cấp giấy tờ sở hữu đất và các giấy tờ sở hữu khác, nhưng không nhận được phản hồi nào từ chính quyền trong một thời gian dài, cho đến khi họ đến vào ngày hôm đó trong tháng 6 vừa rồi.
Mahmud Nawaja ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy của mình. Ảnh: David Lombeida/ The Observer.
Gia đình Nawaja gồm bảy người đã chuyển đến một chiếc lều bên cạnh đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy của họ, với dấu vết của xe ủi đất vẫn còn nhìn thấy trên mặt đất xung quanh họ. Lực lượng an ninh tiếp tục quay trở lại và phá hủy chiếc lều vào một buổi sáng khi họ đang ăn sáng. “Những vụ phá dỡ này chẳng khác nào cái chết. Chúng đang giết chết chúng tôi, nhưng theo một cách khác” – Nawaja nói.
Anh ấy và gia đình chỉ là một trong số 2.155 người Palestine mà Liên hợp quốc ước tính đã phải di dời khắp Bờ Tây sau các cuộc tấn công ngày 7/10, khi các chiến binh Hamas tấn công các thị trấn và kibbutzim xung quanh Gaza, giết chết 1.200 người và bắt gần 250 người làm con tin (kibbutzim, Công xã hiện đại kiểu Israel, một kibbutz là một cộng đồng tập thể ở Israel theo truyền thống dựa vào nông nghiệp).
Khi một cuộc tấn công của Israel đã xé nát Gaza, giết chết gần 40.000 người, Bờ Tây đã phải chịu một hình thức bạo lực khác, bao gồm di dời hàng loạt, các cuộc tấn công của người định cư và một cuộc chiếm đất rõ rệt của chính phủ Israel. Vào tháng 6, những bình luận bị rò rỉ của Bộ trưởng Tài chính cực hữu của Israel, Bezalel Smotrich, đã mô tả những nỗ lực của ông nhằm sáp nhập hoàn toàn Bờ Tây.
Mahmud, Rihan và Joan chuẩn bị bữa sáng bên ngoài. Ảnh: David Lombeida/ The Observer.
Video đang HOT
Các chính phủ kế tiếp dưới thời Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã cho phép mở rộng khu định cư và làm suy yếu các hiệp định Oslo mang tính bước ngoặt năm 1993, chia Bờ Tây thành ba phần. Khoảng 18% lãnh thổ, cụ thể là các trung tâm đô thị đông dân, được gọi là Khu A, nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính quyền Palestine; có quyền kiểm soát hành chính nhưng không có quyền kiểm soát an ninh đối với Khu B. Khu C, ước tính chiếm 60% Bờ Tây, nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền dân sự Israel và là nơi có ngày càng nhiều khu định cư của Israel, tất cả đều là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Theo nhóm nghiên cứu Peace Now của Israel, chính quyền Israel đã thúc đẩy kế hoạch xây dựng hơn 12.000 đơn vị nhà ở định cư vào năm ngoái, trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Israel Smotrich và các thành viên của chính quyền dân sự phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng tại Knesset rằng 95% đơn xin cấp phép xây dựng do người Palestine nộp tại Khu C đã bị từ chối. Kể từ tháng 10, chính quyền Israel đã tuyên bố hơn 24.000 mẫu Anh (tương đương 97.128.000 mét vuông) đất ở Bờ Tây nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, lớn nhất kể từ hiệp định Oslo. Hiệp định Oslo là một cặp thỏa thuận tạm thời giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) bao gồm Hiệp định Oslo I, được ký tại Washington, DC, năm 1993 và Hiệp định Oslo II, được ký tại Taba, Ai Cập, năm 1995.
Trong số những kết quả đáng chú ý của Hiệp định Oslo là việc thành lập chính quyền quốc gia Palestine, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền tự quản hạn chế của Palestine đối với một số khu vực của Bờ Tây và Dải Gaza. Và sự công nhận quốc tế của Tổ chức Giải phóng Palestine PLO là đối tác của Israel trong các cuộc đàm phán về quy chế thường trực liên quan đến bất kỳ vấn đề nào còn tồn tại xoay quanh cuộc xung đột Israel-Palestine.
Rihan Nawaja rửa bát đĩa trong lều, nơi được dùng làm nhà mới của họ kể từ khi ngôi nhà của cô bị chính quyền dân sự Israel phá hủy ở Jawaya, phía nam đồi Hebron. Ảnh: David Lombeida/ The Observer.
Các nhà hoạt động định cư coi sứ mệnh của họ là tuyên bố chủ quyền nhiều đất hơn bằng cách xây dựng các tiền đồn ở Bờ Tây, tin tưởng rằng sau này chính quyền Israel sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng và có thể hợp pháp hóa hoàn toàn khu định cư. “Đó là một cuộc cạnh tranh”, Daniella Weiss (30/8/1945) cho biết. Bà là một người cực đoan theo phong trào định cư Do Thái Chính thống giáo Israel và là cựu thị trưởng của Kedumim, một khu định cư của Israel nằm ở Bờ Tây. Bà được bầu làm thị trưởng Kedumim lần đầu tiên vào tháng 9/1996 và được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11/2001 đến năm 2007.
Bà là một người định cư gần đây bị Canada trừng phạt. Phương pháp của bà là nhắm vào các khu vực Bờ Tây mà nhà nước Israel tuyên bố chủ quyền để xây dựng các tiền đồn mới. Những người chỉ trích và những người ủng hộ các khu định cư đều mô tả việc xây dựng này là tạo ra “sự thật trên thực địa”, đánh dấu một thực tế mới khó có thể xóa bỏ sau khi đã xây dựng.
Peace Now, tổ chức theo dõi việc mở rộng khu định cư, cho biết chính phủ của Netanyahu “đã đầu tư nguồn lực khổng lồ vào việc tạo ra sự thật trên thực địa” sau các cuộc tấn công ngày 7/10. “Điều này bao gồm việc mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây và đẩy nhanh quá trình sáp nhập, với mục đích loại bỏ khả năng giải pháp hai nhà nước và hòa bình giữa người Israel và người Palestine”.
Gia đình Nawaja đã tiết kiệm trong suốt 15 năm để xây dựng ngôi nhà mơ ước của họ; trân trọng từng mảnh đá vôi tạo nên những bức tường trắng của ngôi nhà, cho đến tận khung cửa sổ. Vợ của Nawaja, Rihan, đã bán hết đồ trang sức bằng vàng của mình từ của hồi môn để góp một phần ba số tiền. “Khi bọn trẻ biết rằng chúng tôi sẽ không còn nhà nữa, chỉ trong một phút, điều đó có nghĩa là ước mơ và hy vọng của chúng đã bị phá hủy ngay trước mắt chúng… Ký ức của chúng tôi đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát”, bà nói.
Mahmud, con trai Walid, 3 tuổi, con gái Joan, 5 tuổi, đang đợi bên trong, nơi hiện là nhà của họ trong khi Beyan, con gái lớn hơn, giúp chuẩn bị bữa sáng ở Jawaya, phía nam đồi Hebron. Ảnh: David Lombeida/ The Observer.
Các cộng đồng người Palestine trên khắp các vùng nông thôn xa xôi như Jawaya ở phía nam đồi Hebron, nơi nhà Nawaja sinh sống, biết ai quản lý từng khu đất, đến từng viên đá cuối cùng. Nawaja chỉ vào những ngôi nhà lân cận, bao gồm một ngôi nhà mà phần đất bên dưới một nửa tòa nhà thuộc quyền quản lý của chính quyền dân sự Israel, trong khi nửa còn lại của ngôi nhà nằm dưới quyền kiểm soát của người Palestine trên danh nghĩa.
Yonatan Mizrahi, một nhà nghiên cứu của Peace Now, cho biết: “Rõ ràng là chính quyền dân sự Israel không muốn người Palestine ở đó”. Sự khác biệt về số lượng giấy phép xây dựng mà chính quyền dân sự cấp cho những người định cư Israel so với người Palestine trong nhiều thập kỷ đã làm rõ điều này. “Bạn có thể đếm số lượng giấy phép mà người Palestine đã nhận được trong hai thập kỷ qua, con số đó rất ít”, ông nói. Cogat, cơ quan giám sát chính quyền dân sự của Israel đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Bên cạnh các xa lộ và trạm kiểm soát quân sự của Israel bao phủ Bờ Tây, thành quả của sự bùng nổ xây dựng kéo dài hàng thập kỷ có thể nhìn thấy từ các biển quảng cáo căn hộ sang trọng hoặc biệt thự lớn trong các khu định cư. Một số bất động sản hiện đang được bán với mức giá không thể tưởng tượng được cách đây vài năm, được thúc đẩy bởi khoản đầu tư lớn của nhà nước Irael vào cơ sở hạ tầng. Vào năm 2023, sự can thiệp của Bộ trưởng Smotrich đã đảm bảo rằng chính phủ sẽ cung cấp 733 triệu bảng Anh (23.456 tỉ VNĐ) để nâng cấp và trải nhựa các con đường mới ở Bờ Tây trong hai năm tiếp theo.
Yehuda Shaul, thuộc nhóm nghiên cứu và vận động Ofek (Trung tâm các vấn đề công cộng của Israel), gọi hàng thập kỷ đầu tư của nhà nước Israel vào cơ sở hạ tầng Bờ Tây là một dự án “ngoại ô hóa” lãnh thổ. Ông giải thích rằng mạng lưới đường cao tốc ngày càng mở rộng để kết nối ngay cả những khu định cư xa xôi nhất với Jerusalem hoặc Tel Aviv thu hút những người định cư có thể không công khai theo chủ nghĩa tư tưởng như Weiss và những người theo bà. Shaul cho biết: “Cho đến ngày nay, các khu định cư không phải là một dự án kinh tế khả thi – khoảng 60% lực lượng lao động ở đó đi làm hàng ngày đến Israel”. “Vì vậy, mạng lưới đường cao tốc là điều quan trọng nhất đối với dự án định cư theo nghĩa đó… nó bình thường hóa dự án này đối với người dân Israel mức trung bình và cách để thực hiện điều đó là đưa ra vùng ngoại ô”.
Dữ liệu do Peace Now biên soạn cho thấy kể từ ngày 7/10, chính phủ Israel, trong những nỗ lực một lần nữa do Smotrich dẫn đầu, đã công nhận 70 tiền đồn trước đây bị coi là bất hợp pháp (theo luật quốc tế) ngay cả theo tiêu chuẩn của chính phủ Israel, cung cấp cho họ nguồn tài trợ và cơ sở hạ tầng như điện hoặc nước. Nội các cũng đã phê duyệt việc thành lập năm khu định cư mới, trong khi những người định cư đã thành lập hàng chục tiền đồn mới và mở hàng chục km đường mới để mở rộng phạm vi chiếm đất của riêng họ, chiếm thêm lãnh thổ từ người Palestine.
Trong khi Hoa Kỳ và các nước khác bao gồm Vương quốc Anh đã trừng phạt những người định cư riêng lẻ cũng như các tiền đồn trong những tháng gần đây, thì cho đến nay chỉ có lệnh trừng phạt của Canada nhắm vào Amana, một công ty tham gia vào việc xây dựng các tiền đồn bất hợp pháp. Theo báo cáo trước đây của Peace Now, công ty này là một phần của một nhóm nhỏ những người định cư và những người chơi kiên quyết có mục tiêu là “tạo ra sự thật trên thực địa”.
Đối với gia đình Nawaja, tương lai vẫn còn rất bất định, khi họ phải tìm cách sống trong bóng râm của một “tòa nhà” lều bạt mở với tầm nhìn trực tiếp ra đống đổ nát của ngôi nhà mình. Khi nói chuyện với những người khác trong làng có nhà cũng bị phá hủy, họ tin rằng họ thậm chí còn bị cấm chạm vào đống cốt thép kim loại và tấm ván trắng rối rắm, chứ đừng nói đến việc dọn dẹp. Nawaja, người làm việc trong ngành xây dựng, đã thất nghiệp kể từ ngày 7/10 vì chính quyền Israel đã ngừng cấp giấy phép cho người Palestine ở Bờ Tây vào Israel để làm việc, kìm hãm ngành xây dựng Palestine hoàn toàn. Hiện tại, gia đình họ dành những ngày của mình để cố gắng thiết lập lại cuộc sống bình thường trong một chiếc lều, được bao quanh bởi những cây ô liu, những cơn gió mùa hè nóng nực thổi vào bên trong. Khi mô tả về điều kiện sống, vợ của Nawaja, Rihan chỉ nói đơn giản: “Bạn phải uống cát bụi mà thôi”.
Bất chấp căng thẳng leo thang, Israel tiếp tục không kích, giết chết một chỉ huy Hamas
Hãng thông tấn WAFA của Palestine cho biết một cuộc không kích của Israel trong ngày 3/8 vào một chiếc xe ở Bờ Tây đã giết chết một chỉ huy của nhóm vũ trang Hamas và 4 người khác cũng đã thiệt mạng.
Khói bốc lên trong cuộc đụng độ giữa người định cư Israel và người Palestine tại Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng WAFA, danh tính của những người thiệt mạng trong cuộc không kích vẫn chưa được xác định.
Trong khi đó, các nguồn tin y tế xác nhận với Al Jazeera cùng ngày rằng một trong những người thiệt mạng là Haitham Balidi, thủ lĩnh của Lữ đoàn Qassam ở khu vực Nablus. Một người khác được một người họ hàng xác định là một trong những thủ lĩnh của Lữ đoàn al-Quds, cánh vũ trang của nhóm chiến binh Hồi giáo.
Về phần mình, quân đội Israel cho biết họ đã thực hiện một cuộc không kích nhằm vào một nhóm phiến quân xung quanh thành phố Tulkarm của Bờ Tây. Theo phương tiện truyền thông Hamas, một chiếc xe chở các chiến binh đã bị tấn công và một trong những chỉ huy của lữ đoàn Tulkarm đã thiệt mạng.
Căng thẳng trên toàn khu vực đã tăng vọt trong tuần này sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran vào ngày 31/7, một ngày sau một cuộc không kích của Israel ở Beirut đã giết chết chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah Fuad Shukr.
Cái chết của thủ lĩnh Haniyeh là một trong loạt vụ giết hại các nhân vật cấp cao của Hamas trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza giữa lực lược Hamas và Israel đang chuẩn bị bước sang tháng thứ 11 mà không có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc xung đột đang lan rộng khắp Trung Đông.
Cả Hamas và Iran đều cáo buộc Israel thực hiện vụ ám sát và đã cam kết đáp trả. Về phần mình, Israel không nhận cũng không phủ nhận trách nhiệm về cái chết của nhân vật này.
Liên hợp quốc lo ngại tình trạng kiệt quệ của người dân ở vùng lãnh thổ Palestine Ngày 1/8, Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc (LHQ) tại các vùng lãnh thổ Palestine, ông Andrea De Domenico đã bày tỏ quan ngại về tình hình nhân đạo ở Dải Gaza và Bờ Tây, nhấn mạnh tình trạng kiệt quệ của người dân tại các vùng lãnh thổ Palestine. Cảnh đổ nát...