Những ngôi nhà chống tuyết hơn 250 năm tuổi ở Nhật Bản
Shirakawa và Gokayama là hai ngôi làng cổ nằm ở quận Gifu và Toyama (Nhật Bản), nổi tiếng bởi những ngôi nhà truyền thống gassho-zukuri có tuổi đời trên 250 năm.
Shirakawa và Gokayama là hai trong số những nơi tuyết rơi nhiều nhất trên trái đất, đó là lý do mà những ngôi nhà gassho-zukuri ra đời để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt.
Ảnh: Flickr/Joel.
Gassho-zukuri có nghĩa là hai bàn tay chụm vào nhau cầu nguyện và đây chính là hình ảnh chiếc mái dốc được lợp bằng tranh của những ngôi nhà cổ nơi đây.
Ảnh: Flickr/shin-k.
Thiết kế của ngôi nhà gassho-zukuri đặc biệt chắc chắn, kết hợp với những đặc tính của tranh, nó hoàn toàn đứng vững trước những trận mưa tuyết lớn vào mùa đông.
Ảnh: Wikipedia.
Những ngôi làng này được lập nên từ thế kỷ 12, ở thượng nguồn sông Shogawa. Nhiều năm sau khi chế độ quân chủ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đổi mới, lối sống và những văn hóa cổ truyền của người dân nơi đây vẫn được duy trì.
Ảnh: Wikimedia.
Video đang HOT
Nhiều ngôi nhà ở đây đã hơn 300 năm tuổi, có ngôi đã tồn tại tới 400 năm.
Ảnh: Flickr/Jaque Tseng.
Ngôi nhà gassho-zukuri có diện tích rộng, thường có 3-4 tầng, trần thấp, dành cho gia đình nhiều thế hệ vừa sinh sống vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Không gian rộng để nuôi tằm và cất trữ lá dâu tằm là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự ra đời kiểu nhà gassho-zukuri.
Ảnh: Flickr/Todd Fong.
Các tầng trên thường được dành riêng để nuôi tằm, trong khi tầng trệt là nơi sản xuất ni-tơ, một trong những nguyên liệu thô làm thuốc súng. Tầng 1 là nơi sinh sống của gia đình. Hơi ấm từ tầng này sẽ làm ấm cả tầng trên nơi tằm ở, nên người nông dân có thể nuôi tằm kể cả trong thời tiết mùa đông lạnh giá.
Ảnh: Flickr/Jaque Tseng.
Ngoài trồng dâu nuôi tằm, dân làng cũng trồng lúa khi mùa đông qua đi.
Ảnh: Flickr/Alexis.
Với đường rải nhựa và đèn điện thắp sáng, khó mà tin được những ngôi nhà này đã có từ vài thế kỷ nay.
Ảnh: Flickr/Piyaphon Phemtaweepon.
Ngôi làng phủ tuyết trắng đẹp như cổ tích.
Ảnh: Flickr/Joel.
Khu làng cổ này được UNESCO đề cử là di sản văn hóa thế giới năm 1995. Ảnh: Wikipedia.
Theo VNExpress
Xứ sở mặt trời mọc đẹp như mơ trong 'Sắc màu Nhật Bản'
Aomori, Yamagata, Niigata, Toyama, Nagano, Oita và Kagoshima..., mỗi tỉnh của Nhật Bản đều mang vẻ đẹp cuốn hút đến lạ kỳ qua những thước phim.
Tỉnh Aomori nổi tiếng với lễ hội đèn lồng Nebuta cùng khu vườn tràn ngập sắc hoa anh đào Hirosaki.
Tỉnh Yagamata nổi tiếng với đỉnh núi Za-o cao hơn 800 m so với mực nước biển. Khu vực này có riêng một con đường đi bộ quanh núi để du khách ngắm cảnh.
Tỉnh Niigata có hòn đảo quý Sado, nơi nổi tiếng với loại kịch Noh truyền thống. Hòn đảo này cũng được biết đến với nhiều món ăn ngon và lịch sử văn hóa lâu đời.
Tỉnh Toyama có thị trấn nổi tiếng với nghề đúc đồng với nhiều sản phẩm được chế tác vô cùng tinh xảo và đẹp mắt.
Tỉnh Nagano có núi Yaritagake - ngọn núi đẹp thứ 2 của Nhật Bản sau núi Phú Sĩ; thành cổ Machimoto - một trong ba thành cổ đẹp nhất Nhật Bản.
Tỉnh Oita có thành phố Beppu là trung tâm du lịch có nguồn nước khoáng nóng quanh năm vớinhững món ăn hải sản tươi ngon.
Tỉnh Kagoshima ở phía Nam của đảo Kyushui trong quá khứ là cửa ngõ giao thương và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Ở đây cũng có ngọn núi Sakurajima được đánh giá là ngọn núi Di sản của Thế giới.
Bộ phim tài liệu "Sắc màu Nhật Bản" bao gồm 9 tập, dự kiến phát sóng trên VTV trong khung giờ từ 9h25 đến 10h25 sáng chủ nhật, bắt đầu từ ngày 24/1-27/03.
Thông qua bộ phim, khán giả sẽ có cơ hội được ngắm nhìn và chiêm ngưỡng những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng như có dịp khám phá nền văn hóa lâu đời của đất nước xứ sở mặt trời mọc.
Theo Zing News
Hội thảo hợp tác Nhật - Việt trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao Tham dự Hội thảo hợp tác Nhật Việt trong nông nghiệp có hơn 80 đại biểu, bao gồm gần 70 doanh nghiệp Nhật Bản tại Toyama và các khu vực lân cận. Nằm trong nội dung triển khai chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong Kế hoạch ngoại giao phục vụ kinh tế năm 2015, ngày 14/10 Tổng Lãnh sự...