Những ngôi nhà bỏ hoang, cho cũng không ai ở tại Nhật Bản
Một ngôi nhà miễn phí nghe có vẻ giống lừa đảo nhưng lại hoàn toàn bình thường ở Nhật Bản, quốc gia đang đối mặt với vấn đề bất thường: số lượng nhà ở nhiều hơn số hộ gia đình.
4 năm trước, Naoko và Takayuki Ida đã được tặng miễn phí một ngôi nhà hai tầng ở thị trấn nhỏ Okutama.
Căn nhà rộng rãi nằm nép mình giữa con đường rợp bóng cây của vùng ngoại ô. Trước khi chuyển đến đây, cặp vợ chồng Nhật Bản và 3 con sống cùng bố mẹ của Naoko.
“Chúng tôi đã sửa chữa ngôi nhà rất nhiều nhưng hài lòng vì từ lâu đã muốn sống ở vùng nông thôn và có một khu vườn lớn như thế này”, Naoko (45 tuổi) nói.
Một ngôi nhà miễn phí nghe có vẻ giống trò lừa đảo. Nhưng điều này lại hoàn toàn bình thường ở Nhật Bản, quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề bất thường: số lượng nhà ở nhiều hơn số hộ gia đình.
Trong năm 2013, có 61 triệu ngôi nhà trong khi chỉ có khoảng 52 triệu hộ gia đình, theo Diễn đàn chính sách Nhật Bản, và tình hình còn đang tồi tệ hơn.
Theo Viện Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia, dân số Nhật Bản dự kiến giảm từ 127 triệu xuống còn khoảng 88 triệu người vào năm 2065.
Khi những người trẻ tuổi rời quê lên phố học tập, làm việc, những ngôi nhà “ma” vắng vẻ, hoang vu thường được biết đến với tên gọi “akiya” trở nên phổ biến ở các vùng nông thôn.
Theo dự báo có tên Local Extinctions do Hiroya Masuda công bố, năm 2040, gần 900 thị trấn và làng mạc, bao gồm cả Okutama, trên khắp Nhật Bản sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì không có người sinh sống.
Những ngôi nhà bỏ hoang là cảnh tượng phổ biến trên khắp Nhật Bản khi dân số của nước nay bị thu hẹp và nhiều người trẻ tuổi chuyển đến thành thị.”Ngân hàng nhà trống”
Okutama nằm ở phía tây cách trung tâm Tokyo khoảng 2 giờ đi tàu.
Trong những năm 1960, nơi đây tự hào với dân số hơn 13.000 người và nghề buôn bán gỗ có lãi. Tuy nhiên, sau khi tự do hóa nhập khẩu và nhu cầu gỗ giảm vào những năm 1990, hầu hết người trẻ tuổi đã rời bỏ thị trấn. Ngày nay, Okutama chỉ có 5.200 cư dân.
Năm 2014, chính quyền địa phương đã thành lập một “ngân hàng akiya” (hay còn gọi là kế hoạch nhà trống) để kết nối người mua nhà tiềm năng với các chủ nhà lớn tuổi và những khu nhà hoang phế trên địa bàn.
Theo kế hoạch, những chủ sở hữu nhà akiya (những ngôi nhà sẽ không có người ở một khi chủ nhà mất) được khuyến khích ủng hộ tài sản vào “ngân hàng akiya” và nhận lấy khoản tiền gần 9.000 USD cho 100 mét vuông.
Trong khi đó, những người mua nhà akiya được chính quyền hỗ trợ tiền sửa chữa, cải tạo.
Video đang HOT
Gia đình Naoko tại căn nhà cũ ở Okutama.
Hiển nhiên, những người nhận được hỗ trợ này phải ở độ tuổi dưới 40, hoặc là cặp vợ chồng có một người dưới 50 tuổi và ít nhất một con dưới 18 tuổi. Người nộp đơn akiya cũng phải cam kết ở lại thị trấn vĩnh viễn và đầu tư nâng cấp nhà cũ.
Không chỉ Okutama, “ngân hàng akiya” hiện phổ biến trên khắp Nhật Bản và mỗi địa phương đặt ra các điều kiện riêng. Nhưng ngay cả việc cho nhà miễn phí cũng khó khăn vì người Nhật Bản chỉ thích ở nhà mới.
Nhà “second hand”
Niijima, người làm công việc hồi phục nhà akiya ở Okutama, dẫn đường phóng viên CNN đến một ngôi nhà hoang, hình hộp có mái màu xanh và những bức tường trắng được xây dựng cách đây 33 năm.
Khác với vẻ ngoài kiên cố, ngôi nhà bốc mùi bên trong gợi lên cảm giác nó đã bị bỏ hoang cả thập niên. Nhà bếp cần sửa chữa và tấm lát sàn tatami đã bạc màu.
“Nó sẽ phù hợp với người thích DIY (do it yourself, tạm dịch: tự mình sửa chữa)”, Niijima nói với nụ cười toe toét.
Có khoảng 400 ngôi nhà ở Okutama bị bỏ trống – chỉ một nửa trong số đó có thể cải tạo. Số còn lại hoặc quá dột nát hoặc được xây dựng ở những khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Trong thế kỷ 20, Nhật Bản đã trải qua hai đợt tăng dân số lớn: lần thứ nhất sau Thế chiến thứ 2 và lần thứ hai trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của thập niên 1980. Cả hai lần đều tạo ra tình trạng thiếu nhà ở dẫn đến những ngôi nhà giá rẻ được xây dựng hàng loạt và nhanh chóng.
Ga Okutama hồi tháng 10/2018 (phải). Nó có tên Hikawa (trái) trước khi đổi tên vào tháng 2/1971.
Hidetaka Yoneyama, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu, cho biết phần lớn những ngôi nhà này có chất lượng kém và kết quả là, khoảng 85% người dân chọn mua nhà mới.
Luật pháp không thể khiến tình hình khá hơn.
Vào năm 2015, chính phủ đã thông qua một đạo luật xử phạt những người bỏ hoang nhà, trong một nỗ lực để khuyến khích mọi người phá hủy hoặc tân trang lại nhà cửa. Tuy nhiên, so với để nhà hoang và đất trống, chủ sở hữu akiya lại bị đánh thuế nhiều hơn.
Chie Nozawa, giáo sư kiến trúc ở đại học Toyo, Tokyo cho rằng nước Nhật cũng yếu về quy hoạch đô thị, bởi các nhà phát triển bất động sản vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa dù nhu cầu đang thừa.
Nhà miễn phí vẫn chưa đủ
ỞOkutama, đến nay, Niijima đã tìm được chủ mới cho 9 ngôi nhà bỏ trống. Họ đến từ nhiều nơi, bao gồm cả New York và Trung Quốc vì kế hoạch akiya không giới hạn với công dân nước ngoài.
Cặp vợ chồng người Philippines gốc Nhật Rosalie và Toshiuki Imabayashi, sống ở trung tâm Tokyo cùng sáu người con, chuyển đến thị trấn vào đầu năm 2019.
“Tokyo quá chật chội và chúng tôi thích Okutama được bao quanh bởi thiên nhiên”, Rosalie nói.
Tuy nhiên, đối với hầu hết người mới đến, nhà ở miễn phí thôi là chưa đủ.
Các khu vực suy thoái như Okutama cần một kế hoạch phát triển kinh tế bền vững và các hoạt động xây dựng cộng đồng giữa người dân địa phương và người mới đến.
“Nếu mọi người tìm ra cách tham gia vào các hoạt động kinh tế, họ sẽ đến và ở lại các vùng nông thôn”, Jeffrey Hou, giáo sư kiến trúc tại Đại học Washington (Mỹ), nói.
Dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng. Các vùng quê giờ đây chỉ còn người lớn tuổi.
Kamiyama, một thị trấn ở miền nam Nhật Bản, đã có thêm nhiều người, chủ yếu là công nhân từ thành phố, tới sinh sống vào năm 2011 sau khi các công ty IT thành lập văn phòng vệ tinh ở đó. Sự có mặt của cư dân mới đã khiến thị trấn đổi sắc.
Hai vợ chồng Naoko và Takayuki Ida, làm công việc chăm sóc người già, đã mạo hiểm mua và chuyển đổi những ngôi nhà cổ trên 100 tuổi ở Okutama thành quán cà phê ven đường phục vụ dân đạp xe và leo núi vào năm 2017.
“Vẻ đẹp của nơi này nằm ở việc trang trí. Một số người thích những thứ xưa cũ nhưng ngại phải gắn bó với vùng nông thôn”, Naoko nói khi ngồi bên trong quán cà phê ấm cúng và yên tĩnh.
Nằm cùng con phố với Naoko, còn có một căn nhà trống và nhà của một người phụ nữ lớn tuổi. Trước khi gia đình Ida dọn đến, khỉ hoang liên tục phá phách vườn rau của bà cụ. Nhưng giờ đây khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn và lũ khỉ cũng bắt đầu giữ khoảng cách với con người.
Dù đã tìm được một ngôi nhà vĩnh viễn cho mình, Naoko lắc đầu khi được hỏi liệu các con của cô có sống lâu dài ở Okutama hay không.
“Con gái lớn của tôi đang rất nóng lòng rời khỏi nhà để lên thành phố thuê trọ”, cô nói.
Theo news.zing.vn
Campuchia trước 1975 qua ảnh màu tuyệt đẹp của tạp chí Life
Toàn cảnh Hoàng cung ở Phnom Penh, bên trong khu đền Angkor Wat, giờ chơi tại một ngôi trường vùng nông thôn... là loạt ảnh đặc sắc về Campuchia trước 1975 do phóng viên tạp chí Life thực hiện.
Toàn cảnh Hoàng cung ở Phnom Penh, Campuchia trước 1975 nhìn từ máy bay.
Hoàng cung Campuchia nhìn từ bên ngoài.
Một buổi biển diễn nghệ thuật truyền thống ở thủ đô Phnom Penh.
Bên trong khu đền Angkor Wat, Campuchia năm 1957.
Hai nhà sư ở Angkor Wat.
Một cánh cổng bị cây rừng che phủ ở Angkor.
Khung cảnh tại một khu chợ vùng nông thôn Campuchia.'
Giờ chơi tại một ngôi trường vùng nông thôn.
Thiếu nữ Campuchia dệt vải.
Nụ cười của một bé gái Campuchia.
Theo kienthuc.net.vn
Mạnh mẽ đưa ra quyết định bỏ phố về quê, cô gái 9x đã đem lại những ngày thảnh thơi cho cha mẹ bên khu vườn rộng 6000m Bằng tình yêu thiên nhiên của mình, cô gái trẻ sinh năm 1995 đã quyết tâm về quê làm vườn, trồng cây. Điều tuyệt vời là cô đã thuyết phục được bố mẹ giúp họ có thể sống hạnh phúc bên con gái trong không gian trong lành, xanh mát thiên nhiên. Cô gái trẻ từng là người thích tụ tập, vui chơi...