Những ngôi đền đẹp mê hồn trên đảo Bali
Không chỉ có biển xanh như ngọc và những bãi tắm đẹp như mơ, đảo Bali (Indonesia) còn hấp dẫn du khách nhờ lịch sử lâu đời và nền văn hóa đặc sắc.
Đến Bali, du khách sẽ bất ngờ thú vị khi được tham dự những lễ hội tôn giáo độc đáo, viếng những đền chùa uy nghi, linh thiêng.
Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng lượng khách du lịch đến Bali hàng năm chiếm tới hơn 80% là khách nước ngoài, và nhiều người trong số đó thậm chí còn chọn Bali là điểm đến duy nhất trong số hơn 17.000 hòn đảo của quốc đảo này. Là một đảo nhỏ, nhưng Bali nhập tràn màu xanh cây lá và lẩn khuất đâu đó là những ngôi đền. Đền giữa núi, đền giữa biển và đền giữa vườn…
Đến với Bali, địa điểm đầu tiên mà du khách đặt chân đến là những ngôi đền tuyệt đẹp. Một trong ngôi đền đó là Tanah Lot. Dù đã nhìn thấy qua ảnh trước chuyến đi nhưng bạn sẽ ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của ngôi đền nằm giữa biển khơi này. Đền Tanah Lot được các tu sĩ Bà La Môn xây dựng vào thế kỷ XVI để bày tỏ lòng kính trọng của con người đối với sự che chở của biển cả.
Mỗi khi thủy triều lên che lấp hoàn toàn lối đi, ngôi đền này giống như một hòn đảo nằm chơi vơi giữa làn nước trong xanh của Ấn Độ Dương. Khung cảnh thơ mộng nơi đây khiến những du khách ngoại đạo sẽ cảm thấy chút ghen tỵ với các tín đồ Hindu, mơ ước được một lần đặt chân lên đền, lắng nghe tiếng gió hòa với sóng biển rì rào.
Video đang HOT
Trái ngược với Tanah Lot, ngôi đền Tama Ayun là một không gian yên bình và tĩnh lặng, đúng như tên gọi “ngôi đền của những khu vườn đẹp”. Đền Tama Ayun được vua Gusti Agung Anom, vương triều Mengwi, xây dựng vào năm 1634. Sân trước của đền là thảm cỏ xanh mướt mát nằm dưới bóng các cội sứ già nở bung những chùm hoa trắng thơm ngào ngạt.
Mặc dù khách ngoại đạo không được đi vào sân thờ chính của đền, nhưng vẫn có thể chiêm ngưỡng rất nhiều kiến trúc lạ mắt bên trong. Hơn 90% người dân Bali theo đạo Hindu, nhưng những đền thờ ở đây lại không hoàn toàn giống với các đền thờ Hindu chính thống ở Ấn Độ.
Đền thờ ở Bali khá đơn giản với kiến trúc nhẹ nhàng, thanh nhã, các chi tiết trang trí tinh xảo nhưng không rườm rà. Nổi bật nhất là những tháp bale nhiều tầng được lợp rất kỳ công bằng những sợi lá cọ đen nhánh, tượng trưng cho núi thần Meru kiêu hãnh vươn cao trên nền trời xanh ngắt.
Được xây dựng cùng thời với Tama Ayun là ngôi đền nước Ulun Danu, khung cảnh của hai ngôi đền này khác hẳn nhau. Ulun Danu nổi bồng bềnh trên mặt hồ thiêng Bratan vốn là miệng của núi lửa Catur đã ngừng hoạt động, ở độ cao 1.300m so với mực nước biển, đền Ulun Danu mang không khí se lạnh của vùng núi với những loài cây hoa ôn đới đặc trưng. Trong làn sương mờ giăng phủ mặt hồ, những tháp bale màu đen sậm càng toát lên vẻ đẹp trầm mặc thanh thoát.
Ngôi đền này thờ phụng nữ thần Dewi Danu, chúa tể hồ Bratan để cầu mong nữ thần cung cấp nước nôi đầy đủ cho những cánh đồng trong vùng. Vì hồ Bratan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho cả cao nguyên miền trung Bali. Điều làm ngôi đền này trở nên đặc biệt đó chính là sự giao thoa tôn giáo giữa đạo Hindu và đạo Phật, điểm lạ nữa là ngôi đền này nằm tách biệt trên hai hòn đảo nhỏ, rất nhỏ, chỉ vừa vặn để xây đền và cách bờ vài mét. Do vậy, dù rất gần bờ, ngôi đền chỉ được viếng thăm vào những dịp đặc biệt.
Theo 24h
Ngôi đền khổng lồ có nhiều tượng nhất quả đất
Mỗi năm, đền Meenakshi Amman ở TP Madurai, Tamil Nadu (Ấn Độ) thu hút hàng triệu du khách và tín đồ Hindu giáo đến thăm.
Khác với những ngôi đền Hindu lớn thường thờ nam thần, ngôi đền nàyđược xây dựng để thờ cúng Parvati - vợ của thần Shiva tối cao trong Hindu giáo.
Khu đền khổng lồ được bảo vệ bởi 12 ngọn tháp. Trong đó, ngọn cao nhất (51,8m) nằm ở phía Nam được xây vào năm 1559 và ngọn cổ nhất ở phía Tây được xây năm 1216.
Mỗi ngọn tháp nhiều tầng rực rỡ đều được bao phủ bởi hàng trăm hàng ngàn các bức tượng đá. Chúng đại diện cho những con thú, quỷ dữ và các vị thần đạo Hindu.
Bên trong tòa tháp là những tác phẩm điêu khắc đá quý, những dãy hành lang dài, các cột trụ, trần nhà đều được chạm trổ tượng đá tinh xảo...
Ngôi đền có tuổi thọ gần 600 tuổi này là biểu tượng quan trọng của người dân Tamil.
Mặc dù nó được nhắc đến trong văn học Tamil vào thế kỉ thứ XII nhưng nhiều người cho rằng, công trình tôn giáo phức tạp này đã xuất hiện ít nhất từ hàng trăm năm trước đó.
uy nhiên, công trình ban đầu hầu như bị xóa sổ khi người Hồi giáo - Malik Kafur xâm lược vào năm 1310.Phải đến thế kỉ XVI, nhà vua Viswanatha Naya mới cho xây dựng lại ngôi đền với cấu trúc khổng lồ như ngày nay.
Theo Tinngan
Ngôi đền 117 tuổi thờ búp bê Barbie Những người cầu khấn tin rằng, búp bê Barbie ở đền có sức mạnh siêu nhiên, mang lại may mắn và sức khỏe. Được biết, con búp bê đặt tại án thờ của ngôi đền Cô gái Đức (đảo Pulau Ubin, Singapore) khoảng 7 năm trước sau khi một người dân địa phương gặp giấc mơ kỳ lạ. Theo Shin Min, trong 3...