Những ngôi chùa trong phố cổ
Đi thăm gần chục ngôi chùa trong phố cổ chỉ trong vài tiếng đồng hồ là trải nghiệm thú vị về một khoảng không gian tâm linh của Hà Nội.
Với nhiều người, khu vực phố cổ đất chật người đông luôn là nơi ồn ào, tấp nập bậc nhất Hà Nội. Như để cân bằng với khía cạnh vật chất ấy, đây cũng là khu vực tập trung các công trình tâm linh ở mức độ dày đặc nhất của Hà thành. Và các ngôi chùa chiếm vị trí nổi bật trong các công trình này.
Kể sơ sơ, trong bán kính vài trăm mét của phố cổ tập trung đến gần chục ngôi chùa: Bà Đá, Lý Thiều Quốc Sư, Kim Cổ, Thái Cam, Pháp Bảo Tạng, Vĩnh Trù, Huyền Thiên, Cầu Đông…
Do nằm trong khu vực “tấc đất tấc vàng” nên đặc trưng của các chùa phố cổ là diện tiện tích khiêm tốn, quy mô xây dựng không hoành tráng, nhiều chùa còn bị các hộ dân lấn chiếm nghiêm trọng. Tọa lạc ngay trên các phố buôn bán nên bên ngoài cổng chùa thường là cảnh hàng hóa nhộn nhịp, người xe ồn ào, huyên náo.
Nhưng đằng sau cái vẻ ngoài xô bồ ấy, bên trong chùa luôn là khoảng không gian tâm linh trang nghiêm, chỉnh tề, đem lại cảm giác bình an cho các Phật tử và khách thập phương mỗi khi tới ghé thăm chùa…
Nằm rất gần nhau trong một phạm vi hẹp của phố cổ nên chỉ cần đi bộ trong một buổi là cũng có thể thăm được hết tất cả các ngôi chùa kể trên. Và đây là trải nghiệm thú vị về một khoảng không gian tâm linh ấm cúng của Hà Nội.
Một số ghi nhận về các ngôi chùa trong phố cổ:
Phía sau cánh cổng khiêm tốn ở số 3 phố Nhà Thờ là một ngôi chùa đã có gần 1.000 năm tuổi: chùa Bá Đá. Theo tương truyền, chùa Bà Đá còn có tên Linh Quang tự hay Sùng Khánh tự được thành lập từ năm Bính Thân (1056). Ngày nay chùa bà Đá là ngôi chùa cổ nhất trong khu vực phố cổ đồng thời cũng nằm gần hồ Hoàn Kiếm nhất. Trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội được đặt tại chùa.
Trong chùa Bà Đá còn có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Hằng năm, các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội được tổ chức tại đây. Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, phật tử. Trong cuộc gặp, Bác đã nói “Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt”.
Cách chùa Bà Đá khoảng 100m là chùa Lý Triều Quốc Sư, tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư. Chùa được lập vào năm 1131 theo lệnh của Vua Lý Thần Tông và mang tên Lý Triều Quốc, Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066-1141) người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông năm 1138.
Video đang HOT
Qua nhiều năm tháng đầy biến động của Thăng Long – Hà Nội, chùa Lý triều Quốc sư vẫn bảo tồn được di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật, tiêu biểu là cột trụ đá trước sân, trên đỉnh nóc an trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm có niên đại thời hậu Lê.
Từ phố Lý Quốc Sư rẽ sang phố Hàng Bông và đi tiếp đến đầu phố Đường Thành, tại nhà số 73 là một ngôi chùa mà sự tồn tại của nó không nhiều người Hà Nội biết đến: chùa Kim Cổ. Chùa là nơi thờ thờ bà chúa Tấm – tên gọi thân thiết mà người dân dành gọi cho bà Nguyên phi Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn. Chùa Kim Cổ cũng là một trong Thăng Long tứ quán của kinh thành xưa.
Chùa Kim Cổ vốn là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn, nhưng sau nhiều biến động lịch sử cùng sự xâm lấn của các hộ dân cư, diện tích chùa ngày nay chỉ còn gói gọn trong vài chục m2. Tuy vậy, bước vào trong chùa khách thập phương vẫn có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm trước những ban thờ chỉnh tề nghi ngút khói hương.
Toạ lạc ở số nhà 44 phố Hàng Vải, chùa chùa Thái Cam nằm cách chùa Kim Cổ khoảng 5 phút đi bộ. Theo văn bia, chùa Thái Cam được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Tên gốc của chùa là Tân Khai linh tự, song đã từ lâu nhân dân ở đây gọi là chùa Thái Cam vì trong chùa ngày trước có một cái giếng cổ nước rất thơm ngọt, gọi là giếng Thái Cam.
Nằm cùng trục phố với chùa Thái Cam là chùa Pháp Bảo Tạng (số 44 Hàng Cót). Đây là một trong những ngôi chùa “trẻ” nhất của Hà Nội, được xây dựng trong những năm Pháp tạm chiếm (1948-1954) để bảo vệ những bản mộc in Kinh Phật.
Từ Hàng Cót, đâm thẳng Hàng Chai ra Hàng Lược sẽ đến chùa Vĩnh Trù, nằm ở số 59 phố Hàng Lược. Chùa ra đời từ khoảng thế kỷ 19, nằm ngay giữa chợ hoa Hàng Lược nên mỗi ngày xuân đến trước cổng chùa lại tái hiện cảnh trên trăm hoa khoe sắc, người mua kẻ bán nhộn nhịp…
Từ thời Pháp thuộc, nhiều hộ dân lấn chiếm diện tích, sinh sống ngay trong khuôn viên chùa. Tình trạng này kéo dài đến ngày nay nên không có gì ngạc nhiên trước cảnh chung đụng giữa các hộ dân với nhà chùa.
Từ Hàng Lược rẽ sang phía chợ Đông Xuân một đoạn sẽ đến chùa Huyền Thiên ở số 54 phố Hàng Khoai. Chùa được khởi dựng vào thời Lý, cùng với chùa Kim Cổ là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm đối diện với chợ Đồng Xuân, một khu buôn bán lớn bậc nhất Hà Nội.
Nhìn từ phía ngoài, chùa Huyền Thiên như bị chìm lấp bởi cảnh chợ búa tấp nập, huyên náo. Nhưng bước vào bên trong chùa, khách thập phương có thể sẽ ngạc nhiên trước một khoảng không gian hoàn toàn trái ngược, mang vẻ đẹp thanh tịnh của một ngôi chùa cổ kính.
Rời chùa Huyền Thiên, đi dọc trục chính của phố cổ, cổng chùa Cầu Đông hiện ra ở số nhà 38 phố Hàng Đường. Chùa được xây dựng trước thế kỷ 15, mang tên Cầu Đông vì thời xưa chùa xây gần cầu Đông, cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, chảy từ sông Hồng vào khu vực phố thị.
Cũng như chùa Huyền Thiên, đối lập vởi cánh buôn bán nhộn nhịp bên ngoài, không gian bên trong chùa Cầu Đông rất thoáng đãng, thanh tịnh. Bước qua cổng chùa khách thập phương có cảm giác như đã bước sang một thế giới hoàn toàn khác…
Theo Dân Việt
"Bom tấn" Hàn đầy tính tâm linh quy tụ dàn sao "khủng"
Sau khi các "đối thủ" MBC và KBS lần lượt công bố những cảnh quay đầu tiên của các drama mới The Thorn Tree Bird (đài KBS) và Royal Family (đài MBC) thì đến hôm 31/01 vừa qua đại diện của SBS đã lên tiếng về việc sản xuất bộ phim tâm linh - lãng mạn tập hợp một dàn sao "khủng" có tên 49 Days.
49 Days là bộ phim lấy cảm hứng về cuộc sống của một linh hồn sau khi rời khỏi thể xác. Trong tín ngưỡng của người Hàn Quốc nói riêng và người châu Á nói chung, linh hồn của một người chỉ thực sự tan biến và hoàn toàn cắt đứt mối liên hệ với trần tục sau khi qua đời được 49 ngày. 49 ngày quan trọng đó được xem như giai đoạn chuyển tiếp giữa sự sống và cái chết, lúc mà người chết thực hiện những điều còn bận lòng khi sống. Nghiệp duyên và hậu kiếp của một người ra sao được quyết định chủ yếu trong 49 ngày này.
Trong 49 Days, Shin Ji Hyeon (Nam Gyu Ri) - một người phụ nữ giàu có với một cuộc sống hoàn hảo bất ngờ bị tai nạn xe hơi chỉ 1 tuần trước đám cưới. Cô rơi vào trạng thái hôn mê sâu và gần như đã đi tới ngưỡng cửa của cái chết. Linh hồn của Ji Hyeon đã rời khỏi thân xác và tưởng như không có cách nào có thể khiến cho cô tỉnh lại.
Tuy nhiên, linh hồn của cô gặp được một chàng trai có nhiệm vụ dẫn dắt các linh hồn sang thế giới bên kia tên Song Ee Soo (Jung Il Woo). Động lòng trước tình cảnh éo le của Ji Hyeon, Ee Soo mách cho cô một cách có thể sống lại, đó là phải kiếm được những giọt nước mắt chân thành của ba người (trừ người thân trong gia đình) khóc thương cho cô. Vậy là linh hồn Ji Hyeon trở lại nhân gian, nhập vào thân xác một người phụ nữ khác có tên Song Ee Kyeong (Lee Yo Won) để thực hiện kế hoạch của mình....
49 Days tập hợp một dàn diễn viên rất được hâm mộ tại Hàn Quốc. Hai nữ diễn viên chính của phim là Lee Yo Won và Nam Gyu Ri đều là những nữ diễn viên ăn khách trên màn ảnh nhỏ. Lee Yo Won từng góp mặt trong các phim như Fashion 70"s (2005), Surgeon Bong Dal Hee (2007) hay Queen Seondeok (2009). Nam Gyu Ri thì từng là thành viên chủ chốt của nhóm nhạc nữ Seeya. Cô nổi bật vì tài năng trong cả 2 lĩnh vực ca hát và diễn xuất.
Bến cạnh các nữ diễn viên xinh đẹp thì dàn diễn viên nam trong phim cũng rất đáng chú ý. Nam diễn viên Jung Il Woo thì đã quen mặt với khán giả qua các bộ phim như Ijimae Returns hay My Fair Lady và để lại ấn tượng tốt đẹp về một chàng trai lịch lãm với đôi mắt cười. Trong phim còn có sự góp mặt của nam diễn viên Jo Hyeon Jae. Đây là bộ phim đầu tiên của anh sau khi xuất ngũ. Trong phim anh vào vai người đàn ông bị vướng vào tình cảm của cả 2 người phụ nữ - Ji Hyeon và Ee Kyeong.
Nam diễn viên Jung Il Woo phát biểu: "Nhân vật lần này của tôi là một dạng Thần Chết song lại có một hình ảnh rất tươi sáng. Ee Soo là một nhân vật có tính cách bốc đồng, thẳng thắn và rất tò mò về cuộc sống nhân gian. Khi đọc kịch bản phim tôi đã có một cảm giác rất tốt. Tôi tin rằng bộ phim sẽ là liều thuốc giúp chúng ta nhìn nhận lại những giá trị thực trong cuộc sống.
Ngoài dàn diễn viên chính "sáng chói" như trên thì các diễn viên khác trong phim cũng nổi bật không kém: Bae Soo Bin, Seo Ji Hye, Kang Seong Min,... Kịch bản của phim được sáng tác bởi biên kịch nổi tiếng So Hyeo Kyeong (Shining Inheritance, Prosecutor Princess) và sẽ được đạo diễn trẻ Jo Gwang Yeong thực hiện. Phim đã được khởi quay từ tuần trước.
49 Days sẽ được ra mắt khán giả vào ngày 12/03/2011 sau khi bộ phim Sign (Park Shin Yang, Kim Ah Joong) kết thúc.
Theo PLTP
Nhà sư viên tịch, gần 140 nghìn đô ai hưởng? Chủ trì một ngôi chùa ở quận Tân Phú (TP HCM) viên tịch, để lại sổ tiết kiệm trị giá 140 ngàn USD. Đã xảy ra những bất cập về quyền thừa kế số tài sản trên... Rắc rối tiền chùa mang... gửi tiết kiệm Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông...