Những ngôi chùa nên đến một lần trong đời ở Hà Nội ngày đầu năm
Vào ngày đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa cầu an. Dưới đây là những ngôi chùa nên đến một lần trong đời ở Hà Nội, đặc biệt là trong ngày đầu năm.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc
Với lịch sử hơn 1500 năm tuổi, là ngôi chùa lâu đời tại kinh thành Hà Nội, chùa Trấn Quốc vẫn luôn được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Hà Thành. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Người dân Hà Nội thường ghé lại chùa Trấn Quốc vào những hôm rằm, mồng một, ngày lễ Tết để cầu bình an, chúc hạnh phúc và tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn sau những ngày làm việc bộn bề, mệt mỏi.
Chùa được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Nguyên công chúa Từ Hoa, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã đem cung nữ tới khu vực này trồng dâu, nuôi tằm, mở ra trại Tàm Tang (tằm dâu). Trại này sau đổi tên là phường Nghi Tàm.
Chùa Kim Liên
Chùa có từ thế kỷ XVII. Theo tấm bia hiện còn trong chùa soạn ra có nêu: chùa vốn có tên là Đại Bi dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.
Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Chùa Hà được lập nên để Tư Thành (tên tự của vua Lê Thánh Tông) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần: Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… đã cưu mang mình và phế bỏ thái tử Nghi Dân (anh trai Tư Thành – một kẻ phản vương, phản quốc) để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460, lấy hiệu là Lê Thánh Tông. Chùa đã được trùng tu quy mô lớn vào đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa (1680-1705).
Trong những ngày đầu xuân, lượng du khách và phật tử ghé đến chùa Hà cầu an, cầu may, cầu tình duyên lúc nào cũng đông nghẹt, nhất là những người trẻ đến cầu tình duyên. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Video đang HOT
Chùa Quán Sứ
Nhắc đến những ngôi chùa luôn tấp nập khách vào đầu năm ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Quán Sứ. Đây là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sư để đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân và gia đình.
Chùa Quán Sứ
Với nhiều người dân, chùa Quán Sứ là nơi không thể không ghé thăm thắp hương vào dịp đầu năm.
Chùa Một Cột
Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội, ở bên phải Lng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chùa Diên Hựu – Một Cột không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của kinh đô – thủ đô Thăng Long – Hà Nội mà còn là một biểu tượng tâm linh của ngàn năm Thăng Long.
Chùa Một Cột
Trong những ngày đầu năm, nhiều người dân Hà Nội cũng tới đây để cầu mong may mắn và bình an trong năm mới. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách không thể không đến 1 lần nếu bạn từng tới thăm Hà Nội.
Theo BĐT Gia Đình VN
Những đền, chùa được thăm viếng nhiều nhất ngày rằm
Tứ trấn Thăng Long hay chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc... đều là những ngôi đền, chùa được nhiều tăng ni phật tử và các du khách viếng thăm trong dịp đầu năm.
Tứ trấn Thăng Long - 4 ngôi đền thờ 4 vị thần trấn giữ tứ hướng để bảo vệ cho kinh thành Thăng Long - chính là những nơi linh thiêng mà người dân kinh kỳ thường tìm đến trong dịp đầu năm. Trấn phía đông là đền Bạch Mã nằm ở 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.
Đền Bạch Mã có hơn một nghìn năm lịch sử, là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1986 và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Lễ hội hàng năm tại đền diễn ra vào tháng hai âm lịch (13/2 âm lịch) . Trước đây người ta còn tổ chức đánh trâu rước xuân vào đúng hội... Nằm ngay giữa phố Hàng Buồm, giữa những lô xô mái ngói rêu phong phố cổ, đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn bức tranh phố cổ Hà Nội. Ảnh: Asiaexploers.
Trấn giữ phía tây của thành Thăng Long là đền Voi Phục, hiện nay nằm ở bên hồ Thủ Lệ, phường Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Wikipedia.
Tương truyền, ngôi đền này xưa kia có tên là đền Linh Lang, thờ Linh Lang Đại Vương - con thứ 4 của vua Lý Thánh Tông. Khi có giặc xâm lược, Linh Lang lúc đó còn rất nhỏ bỗng nhiên vụt lớn nhanh như thổi, xin cha cho đi trừ giặc. Hoàng Lang đã thắng trận, và hóa rắn bò về phía Hồ Tây nên được nhân dân lập đền thờ. Cửa đền có đắp 2 vị voi quỳ, sau này nhân dân gọi là đền Voi Phục. Lễ hội đền Voi Phục tổ chức vào ngày mùng 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm. Ảnh: VOV.
Đền Kim Liên - hay còn được gọi là đền Cao Sơn - trấn giữ ở phía nam của kinh thành Thăng Long. Được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990, đây là một trong hệ thống những di tích quan trọng và nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh: VOV.
Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành. Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị. Ảnh: Cinet.
Trấn giữ phía bắc là đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Năm 1962, đền đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương. Nơi đây tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Ảnh: Việt Báo.
Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương". Ảnh: VOV.
Bên cạnh Tứ Trấn Thăng Long, những ngôi chùa cổ kính như chùa Trấn Quốc cũng nơi người dân kinh kỳ và các du khách tìm đến mỗi dịp xuân về. Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo nhỏ phía đông bắc Hồ Tây, được xem là chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ.
Nhờ địa thế đẹp nên đến đây, người Hà Nội ngoài việc thành tâm lễ Phật thì còn được tận hưởng chút cảm giác ngao du với cảnh sắc của một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia giữa phố phường hiện đại. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Ảnh: Wikipedia.
Nhắc đến những ngôi chùa trứ danh ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Quán Sứ nằm ở 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm. Đây là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Ảnh: Tinhtam.vn.
Chùa thường xuyên đón tiếp lãnh đạo Phật giáo trong nước và nước ngoài, tăng ni, Phật tử và du khách đến thăm viếng, lễ bái, tu học. Với nhiều người dân, chùa Quán Sứ là nơi không thể không ghé thăm thắp hương vào dịp đầu năm. Ảnh: Vnphoto.
Nếu với các ngôi chùa khác, người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì tại một ngôi chùa nằm ẩn mình trên phố nhỏ ở quận Cầu Giấy , đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú. Đó chính là chùa Hà - ngôi chùa cầu duyên nức tiếng giữa lòng Hà Nội.
Rất nhiều cô gái, chàng trai đến chùa Hà thắp hương đều mang một niềm tin sâu sắc rằng, nhờ thành tâm chốn cửa Phật, họ sẽ tìm thấy một nửa của đời mình. Điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người Hà Nội càng thêm huyền bí, linh thiêng.
Cầu an, giải hạn đầu năm cũng là một trong những nét truyền thống văn hóa lâu đời của người Hà Nội. Chùa Phúc Khánh nằm trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa thu hut hang trăm nghìn tin đô Phật giao vê câu an, giai han môi năm. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1988. Ảnh: Tinhtam.vn.
Hàng năm, vào ngày nhà chùa làm lễ dâng sao giải hạn, hàng chục nghìn người đổ đến, ngồi tràn ra cả lòng đường vỉa hè chỉ để tìm một chỗ đứng, để được chắp tay thành tâm khấn vái. Ngay khi tiếng chuông vang lên, không ai bảo ai, tất cả đều hướng ánh mắt vào tổ đình Phúc Khánh vái vọng, tạo nên quang cảnh mang đậm nét tâm linh. Ảnh: Chí Toàn.
Theo Zing
Vẻ cổ kính của các chùa quanh Hồ Tây Quanh hồ có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng chứa đựng giá trị văn hóa, kiến trúc đặc sắc như chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, Phổ Linh, Tảo Sách, Vạn Niên... Đi chùa đầu năm là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam. Chùa không chỉ...