Những ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục Việt Nam nhất
Chùa Dâu – Bắc Ninh giữ kỷ lục là ngôi chùa xưa nhất, chùa Một Cột (Hà Nội) giữ kỷ lục về kiến trúc độc đáo nhất, chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) giữ kỷ lục có chân đèn lớn nhất Việt Nam.
1. Chùa Dâu
Chùa Dâu (chùa Pháp Vân) – Bắc Ninh giữ ba kỷ lục Việt Nam: chùa có bảo tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất; Ngôi chùa xưa nhất; ngôi chùa phát xuất dòng Thiền đầu tiên của Việt Nam. Ảnh vietlinktour
Nằm ở xã Thanh Khương huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách Hà Nội khoảng 30km, chùa Dâu được xem là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam dù các dấu tích vật chất không còn, chùa đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ Kinh Bắc xưa nay và là một di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Ảnh blog lichsuhuyenbivietnam
2. Chùa Bái Đính- Ninh Bình
Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Chùa có tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất và ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất. Cả hai kỷ lục này đều đạt kỷ lục châu Á tháng 5/2012. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Ảnh dulichvietnam365
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Trong ảnh là có tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất . Ảnh dulichhapro
3. Chùa Hương – Hà Nội
Chùa có hai kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm tọa sơn bằng đá xưa nhất Việt Nam và lễ hội Phật giáo hàng năm có thời gian dài nhất Việt Nam. Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ở đây có nhiều chùa, động nổi tiếng như: chùa Thiên Trù, Tiên Sơn, Thanh Sơn, động Hương Tích, động Long Vân, động Đại Binh …Trong ảnh là lễ hội chùa Hương. Ảnh dulichtour
Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích bằng đá xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn, nổi tiếng linh thiêng. Ảnh mytour
4. Chùa Ba Vàng (Bảo Quang tự)- Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng đang giữ hai kỷ lục gồm ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất và ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất. Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí. Ảnh vtv
Video đang HOT
Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàng đã liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Vào năm 1988, chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời. Ảnh giadinh.net
5. Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ giữ hai kỷ lục Việt Nam, là ngôi chùa có tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất; Tháp bát giác cổ cao nhất. Ảnh dulichhue
6. Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn- TP.HCM)
Chùa Hoằng Pháp có lễ hội hoa đăng kỷ niệm đức Phật A Di Đà lớn nhất; chùa có chân đèn lớn nhất Việt Nam và ngôi chùa có tổ chức nhiều khóa tu Phật thất với số lượng Phật tử tham gia đông nhất. Ảnh vncgarden
Ngôi chùa có tổ chức nhiều khóa tu Phật thất với số lượng Phật tử tham gia đông nhất. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và là nơi thu hút các tín đồ phật giáo ở TP.HCM và các vùng lân cận. Ảnh chuahoangphap
Theo Zing
10 điểm du lịch tâm linh hút khách nhất VN
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 10 điểm du lịch tâm linh, theo đó, chùa Một Cột là nơi được du khách trong và ngoài nước tham quan nhiều nhất.
1. Chùa Một Cột
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại và được nhà sư khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Chùa Một Cột được chọn là một trong những biểu tượng của Hà Nội
Hằng năm cứ đến ngày 8/4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Tại quận Thủ Đức - TP.HCM cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Matxcova của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung Tâm Văn Hóa - Thương Mại và Khách Sạn "Hà Nội - Matxcova", là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.
2 Danh thắng chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội và nằm ven bờ sông Đáy.
Du khách đi thuyền trên suối Yến vào khu quần thể chùa Hương Sơn. Ảnh dulichvietnam
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988. Hằng năm, bắt đầu từ mồng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội chùa Hương.
3. Yên tử (Quảng Ninh)
Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử..Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử
Hoàng hôn trên đỉnh Yên Tử. Ảnh: Hà Nội Mới
Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Du lịch Yên Tử diễn ra quanh năm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách. Điều này giúp bạn có nhiều thời gian để thưởng lãm phong cảnh đẹp tuyệt vời của núi non mây trời Yên Tử. Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy biển Hạ Long.
4. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính thuộc tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á...
Danh thắng Tràng An nhìn từ camera bay
Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
5. Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ. Ảnh dulichhue
Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của Huế. Chùa Thiên Mụ được xây dựng trên đồi Hà Khê thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây.
Sự tích của danh lam này mang tính chất huyền thoại: Truyền rằng có một bà tiên đã hiện ra trên đồi Hà Khê báo cho dân trong vùng biết sẽ có một vị chân chúa đến dựng chùa thờ Phật ở đây tụ linh khí cho bền long mạch. Từ đó ngọn đồi này được gọi là núi Thiên Mụ. Nhiều đời chúa và vua Nguyễn đã trùng tu, sửa sang, tôn tạo thêm vẻ nguy nga, đồ sộ của Thiên Mụ.
6. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Quần thể kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm
Cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
7. Tượng chúa Jesus Vũng Tàu
Tượng chúa Jesu ở Vũng Tàu
Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh núi nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng.
Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil. So với tượng của Brazil, thì tượng này ở Vũng Tàu cao hơn 2 m. Tuy nhiên, tượng Chúa ở Brasil đứng trên núi cao hơn 700 m, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m.
8. Khu du lịch tâm linh núi Bà Đen (Tây Ninh)
Khu du lịch tâm linh núi Bà Đen. Ảnh dulichvinatravel
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất (986m) Nam Bộ thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc, cách TP.HCM 110km.
Quần thể di tích Núi Bà Đen do 3 ngọn núi tạo thành là Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Đến đây ngoài việc chiêm ngưỡng một vùng núi non hùng vĩ, thu vào tầm mắt một góc của tỉnh Tây Ninh yên bình, du khách còn có dịp chiêm bái hệ thống chùa Điện Bà gồm các chùa Hạ, Trung, Thượng và chùa Hang uy nghi lộng lẫy; khám phá vẻ đẹp cùng vẻ thần bí của các động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... cũng như nghe kể về truyền thuyết về Lý Thị Thiên Hương của người con gái có làn da bánh mật (bà đen) xinh đẹp, tuyết hạnh.
9. Tòa thánh Cao Đài (Tây Ninh)
Tòa thánh Cao Đài.
Tòa thánh Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông, được khởi công xây dựng năm 1936. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng và là trung tâm hành đạo chính của đạo Cao Đài ở Tây Ninh, tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích khoảng 1km, có tường rào bao bọc xung quanh.
Trong khu thánh thất Cao Đài có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, theo kiến trúc của nhà thờ Công giáo có chiều dài 100m với hai tháp cao. Phía trước đền Thánh, trên cao là hình Thiên Nhãn, biểu tượng của đạo Cao Đài. Kiến trúc tòa thánh từ ngoài vào trong thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây với những hàng cột rồng rực rỡ kiểu cung điện, các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo.
10. Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc- An Giang)
Miếu Bà Chúa Sứ ở núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
Bà Chúa Xứlà nhân vật truyền thuyết được thờ tự ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Hàng năm, di tích này thu hút gần hai triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung... tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ núi Sam có công đức giúp bà con sống an bình. Vì thế hàng trăm năm nay người An Giang đã lập miếu Bà Chúa Xứ, thờ tự Bà như thần. Mỗi năm vào ngày vía bà (từ tháng 4 âm lịch kéo dài cho đến đầu tháng 6), rất đông khách hành hương từ các nơi về cúng bái, cầu may, xin phúc, vay tiền làm ăn.
Theo Zing
Bình yên tiếng chuông chùa phố Hiến Chùa Chuông phố Hiến là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi tới Hưng Yên. Được xây dựng vào thời Lê (khoảng thế kỷ 15 - 17), ngôi chùa cổ kính này được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh lam". Chùa Chuông hay còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường...